Khóa luận Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử - pdf 14

Download miễn phí Khóa luận Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử



Ngôn ngữ của người Việt Nam khá đa dạng và phong phú về hình thức cũng như nội dung. Trong ngôn ngữ văn chương, các tác giả cũng thường đi sâu vào khai thác các khía cạnh ý nghĩa của từ, trong đó từ láy miêu tả trạng thái tâm lý, tình cảm của con người cũng được các tác giả đề cập đến và Hàn Mặc Tử đã sử dụng lớp từ này vào trong sáng tác thi ca của mình.
Nói đến mùa xuân, ai cũng hiểu đó là những phút rạo rực nhất của cuộc đời, của cuộc sống. Mùa xuân được các thi nhân cảm thụ mỗi người mỗi cách khác nhau, muôn hình muôn vẻ, Thanh Hải xem mùa xuân là “mùa xuân nho nhỏ”, Nguyễn Bính cảm nhận đó là “mùa xuân xanh” với Hàn Mặc Tử là “mùa xuân chín”, cách cảm nhận này nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa có một sức sống dồn nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn của thi nhân:

“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý nhị và thơ ngây”

Đây là những danh từ chỉ động vật, hay cây cỏ chúng mang hình thức ngữ âm phù hợp với quy tắc láy nhưng lại không có ý nghĩa do cơ chế láy tạo ra.
Những từ biểu thị thuộc tính, trạng thái, quá trình.
Ví dụ : Mênh mông, la cà, lăm dăm, vằng vặc...
Bèo giạt mây trôi hàng lối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
(Tràng Giang- Huy Cận)
Các từ láy này chủ yếu biểu thị thuộc tính, trạng thái nên ý nghĩa của chúng có giá trị biểu trưng hóa của sự hòa phối ngữ âm. Do cấu tạo giữa hai tiếng của từ láy không xác định được tiếng gốc cho nên cơ cấu nghĩa của chúng khó nắm bắt và việc giải thích nghĩa gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc giải thích nghĩa chủ yếu dựa vào sự hiểu biết tri nhận của người bản ngữ.
1.3.2. Vai trò của từ láy
Trong hệ thống từ tiếng Việt từ láy có vai trò hết sức quan trọng. Nó làm cho ngôn ngữ dân tộc trở nên đa dạng, phong phú và mang nhiều sắc thái khác nhau. Do từ láy được cấu tạo theo cách hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa (Câu tối nghĩa). Đó là những nét biểu trưng vừa mang tính chất gợi tả, vừa mang tính chất biểu cảm cao, cho nên từ láy không những có vai trò quan trọng trong đời sống giao tiếp hàng ngày mà còn là phương tiện không thể thiếu trong văn chương. Đặc biệt là trong thơ ca.
Thơ đòi hỏi phải có nhạc điệu và sự bộc lộ cảm xúc tinh tế, cho nên sử dụng từ láy một cách hợp lý, đúng cách, góp phần làm cho sự diễn đạt không chỉ giàu tính nhạc mà còn thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá chủ quan của tác giả.
Theo Đỗ Hữu Châu : “Láy là một cách cấu tạo từ đặc sắc của tiếng Việt. Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh, chứa đựng trong một “Bức tranh” cụ thể của giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, và kèm theo những ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan của những cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng, đủ sức thông qua các giác quan hướng ngoại và hướng nội của người nghe, người đọc mà tác động mạnh mẽ đến họ. Cho nên các từ láy là những công cụ tạo hình rất đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là của thơ ca” [4;45]
Chương 2
TỪ LÁY THƯỜNG DÙNG TRONG SÁNG TÁC
CỦA HÀN MẶC TỬ
2.1. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA HÀN MẶC TỬ
2.1.1. Cuộc đời
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xã, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình). Bút danh Lệ Thanh của Hàn Mặc Tử là do ghép hai chữ đầu của địa danh Lệ Mĩ và Thanh Tâm (nơi nội tổ của nhà thơ an cư).
Hàn Mặc Tử học tiểu học ở Quảng Ngãi. Năm 1928, nhà thơ ra Huế học tại trường Pellerin.
Ngay từ những năm 1926-1927, nhà thơ đã bắt đầu xướng họa thơ với anh mình và lấy bút hiệu là Minh Duệ Thị.
Năm 1931, Hàn Mặc Tử đã có thơ (Đường luật) đăng trên báo với bút danh Phong Trần. Do có quan hệ với Phan Bội Châu nên nhà thơ đã bị mật thám Pháp gạch tên khỏi danh sách du học do hội Như Tây bảo trợ. Từ 1932, Hàn Mặc Tử làm ở sở Đạc điền Quy Nhơn, công việc này của Hàn Mặc Tử không bận lắm. Cho nên, ông có đủ thì giờ để đọc sách và làm thơ. Năm 1933, lúc 21 tuổi nhà thơ đã được mời làm ban giám khảo cuộc thi thơ ở Quy Nhơn.
Từ tháng 7 năm 1934, Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo với những bút danh là Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử rồi Hàn Mặc Tử (ngoài ra còn một số bút danh khác như Mộng Cầm, Trật Rèn…)
Từ giữa năm 1936, sau khi biết mình mắc bệnh phong Hàn Mặc Tử về Quy Nhơn chữa bệnh. Thời gian này, nhà thơ kết thân với nhiều bạn thơ và sáng tác lập ra “Trường thơ Loạn” với các thành viên nổi tiếng như: Chế Lan Viên, Yến Lan…Đây cũng là thời kì thơ của Hàn Mặc Tử chuyển sang một phong cách mới.
Cuối tháng 9 năm 1940, Hàn Mặc Tử mất tại Quy Hòa.
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Tác phẩm của Hàn Mặc Tử gồm có: Lệ Thanh thi tập (tập thơ Đường luật) từ năm 1930-1935; Gái quê (tập thơ), 1936; Đau thương (tức tập thơ điên), 1938; Xuân như ý (tập thơ), 1939; Thượng thanh khí (tập thơ), 1939; Cẩm châu duyên (tập thơ),1939; Duyên kì ngộ (kịch thơ), 1939; Quần tiên hội (kịch thơ-chưa viết xomg), 1940; Chơi giữa mùa trăng (tập thơ văn xuôi) từ 1935 -1940.
Trong số các tác phẩm của Hàn Mặc Tử, chỉ có tập Gái quê được xuất bản lúc nhà thơ còn sống. Sau khi ông mất, tập thơ Hàn Mặc Tử được xuất bản năm 1944. Các tác phẩm của Hàn Mặc Tử được xuất bản và tái bản nhiều lần từ trước đến nay. Thơ của ông còn được đưa vào chương trình phổ thông.
Hàn Mặc Tử đã đem đến cho thơ mới một phong cách thơ độc đáo, sáng tạo. Tư duy thơ của Hàn Mặc Tử đã thoát khỏi giới hạn của thơ ca lãng mạn và mang nhiều yếu tố tượng trưng, siêu thực. Trong thơ ông có những bài đầy cảm hứng lạ, rất tài năng, nằm trong số những bài thơ hay nhất của phong trào Thơ Mới. (theo tổng tập văn học Việt Nam, tập 25)
2.2. TỪ LÁY THƯỜNG DÙNG TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ
2.2.1. Nhận xét chung về vấn đề sử dụng từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử
Từ láy là lớp từ độc đáo của ngôn ngữ dân tộc có cấu tạo đặc biệt, được hình thành do sự hòa phối ngữ âm. Từ láy với đặc điểm nổi bật là giàu nhạc tính và với sự mềm mại, uyển chuyển của ngôn từ, đã góp phần làm cho từ láy mang nhiều giá trị gợi hình, gợi cảm rất cao. Cho nên từ láy không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống giao tiếp hằng ngày mà còn là phương tiện không thể thiếu trong các tác phẩm văn chương. Hơn nữa, từ láy còn góp phần quan trọng vào việc làm cho hệ thống từ tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng, làm cho ngôn ngữ dân tộc đa sắc, đa diện cũng một phần là vì thế.
Từ láy được cấu tạo theo nguyên tắc hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa. Mỗi một từ đều ẩn chứa trong nó là sự thể hiện sinh động, về sự cảm thụ thế giới khách quan và cảm xúc chủ quan của chính chủ thể khi cảm nhận. Vì thế, từ láy là phương tiện đắc lực của văn học nghệ thuật và các nhà văn, nhà thơ, khi họ sử dụng từ láy để bộc lộ cảm xúc, bộc lộ tâm tư tình cảm của chính mình.
Cách sử dụng từ láy của Hàn Mặc Tử khá đa dạng và linh hoạt. Điều này được thể hiện ở cả mặt hình thức ngữ âm lẫn nội dung ngữ nghĩa như: về kiểu láy, các nhóm từ láy, từ loại cũng như vị trí, số lượng của từ láy trong câu thơ. Mỗi sự lựa chọn và sắp xếp của nhà thơ đều là sự lựa chọn công phu trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chính sự thể hiện khá rõ hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa của từ láy, Hàn Mặc Tử đã phát huy tối đa hiệu quả của lớp từ này trong thơ của mình.
2.2.1.1. Kiểu láy
Về mặt hình thức ngữ âm, từ láy có rất nhiều kiểu láy khác nhau. Tùy thuộc vào từng kiểu láy mà nhà thơ sử dụng với những mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, việc dựa vào ngữ cảnh để xác định ý nghĩa của các kiểu láy cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích. Lựa chọn kiểu láy cho phù hợp cũng là khâu rất quan trọng của nhà thơ trong quá trình sáng tác. Kiểu láy thích hợp sẽ làm cho hiệu quả diễn đạt và giá trị nghệ thuật của tác ph...


http://download.doko.vn/thesis/224907/e ... Mac-Tu.doc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status