Tiểu luận Vẻ đẹp thiện nhiên trong thơ Nguyễn Trãi - pdf 14

Download miễn phí Tiểu luận Vẻ đẹp thiện nhiên trong thơ Nguyễn Trãi



Trong những bài thơ viết về Côn Sơn của Nguyễn Trãi, “Côn Sơn ca” được xem là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất, thể hiện sự giao cảm giữa thi sĩ với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thời thế, triết lý về cuộc đời của Ức Trai.
“Côn sơn hữu tuyền, kỳ thanh linh linh nhiên, ngô dĩ vi cầm huyền.
Côn sơn hữu thạch, vũ tẩy đài phô bích, ngô dĩ vi đạm tịch.”
(Côn Sơn suối chảy rì rầm, ta nghe tiếng đàn huyền cầm.
Côn Sơn có đá sạch trong, ta ngồi nghe cõi lòng thanh đạm, yên tịnh).
Cảnh đẹp thứ nhất là suối Côn Sơn, tiếng nước chảy róc rách như tiếng đàn cầm. Cảnh đẹp thứ hai là đá, mưa sạch rêu biếc như chiếu êm. Cảnh đẹp thứ ba là rừng thông, tán lá như những chiếc lọng rủ bóng đáng yêu gắn bó với tâm hồn nhà thơ. Suối, đá, trúc, thông là nơi nương tựa, nâng đỡ tâm hồn, là đối tượng để thi nhân cùng với thiên nhiên giao hòa giao cảm, để “ta cho là đàn cầm”, để “ta cho là đệm chiếu”, để “ta nghỉ ngơi” trong rừng thông, để “ta ngân nga” bên rừng trúc. Hình ảnh thơ là âm thanh, là màu sắc gắn liền với cảm giác, với tâm hồn thi sĩ bằng những liên tưởng vô cùng thiết tha, đằm thắm:
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

I. Mở bài.
Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Tìm hiểu kho tàng thơ ca của Nguyễn Trãi để lại cho hậu thế, chúng ta có thể thấy nét đặc sắc trong những bài thơ của ông, đặc biệt là những bài thơ về thiên nhiên. Với truyền thống thi ca trung đại “cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ” (Hồ Chí Minh), những bài thơ của Nguyễn Trãi dành một số lượng khá lớn viết về thiên nhiên. Thiên nhiên gắn với cuộc đời thăng trầm đầy bi kịch của Nguyễn Trãi, thể hiện tâm tư của chính nhà thơ trong những hoàn cảnh khác nhau, là bản trường ca ngàn đời của người anh hùng, của một nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn.
“Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày
Có thuốc trường sinh càng khoẻ thay
Hổ phách phục linh nhìn mấy biết
Dành, còn để trợ dân này.”
Những câu thơ Nguyễn Trãi viết trong bài thơ “Tùng” như sự khẳng định nhân cách của chính ông, một con người cả đời canh cánh nỗi lòng “ưu quốc ái dân”. Nguyễn Trãi tìm về thiên nhiên, để lại hàng trăm bài thơ chữ Hán và chữ Nôm, hầu như bài thơ nào cũng toát lên vẻ đẹp lồng lộng thanh cao và cứng cỏi như dáng tùng vững chãi giữa tuyết sương, soi chiếu tâm tư của chính nhà thơ. Trong buổi đầu của nền thi ca trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi đã tạo dựng nên một kiểu nhà nho – nghệ sĩ đích thực, khi tâm hồn ông hoà quyện với từng vẻ đẹp đất nước, rung động trước non nước mây trời, cỏ cây hoa lá để người đời sau hình dung đầy đủ diện mạo của con người có tấm lòng sáng tựa “sao Khuê buổi sớm” ấy. Lúc làm quan giữa triều, khi về ở ẩn sống đời thanh bần giữa núi rừng, dù ở đâu thiên nhiên vẫn chiếm một địa vị quan trọng, một người bạn tâm giao để Nguyễn Trãi kí thác nỗi lòng luôn quặn thắt những ưu tư thời thế:
Non cao non thấp mây thuộc
Cây cứng cây mềm gió hay
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết
Bui một lòng người cực hiểm thay
(Mạn Thuật IV)
“Trâu chết để da, người chết để tiếng”, cái tiếng tăm lẫy lừng mà Ức Trai để lại cho hậu thế thật là đời đời khó phai. Tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi giúp ta yêu hơn quê hương đất Việt, hiểu hơn tấm lòng trung quân ái quốc cũng như sự nhạy cảm, tinh tế của thi sĩ, qua đó tự hào về nền văn hóa dân tộc.
II. Thân bài.
Thơ Nguyễn Trãi đã dành cho thiên nhiên một địa vị cao sang. Màu xanh của cỏ, tiếng rì rầm của suối, bóng thông ven núi, tiếng cuốc gọi hè, vầng trăng soi vào chén rượu, cây chuối, cành mai, hoa sen trong đầm, hoa lựu thắp đỏ ngoài hiên… đã đi vào thơ Ức Trai như một phần của tâm hồn thi sĩ. “Trại đầu xuân độ” là một bài thơ xuân đẹp như đóa hoa rực rỡ ngát hương trong “Ức Trai thi tập”.
Độ đầu xuân thảo lục như yên,
Xuân vũ thiêm lai thuỷ phách thiên.
Dã kính hoang lương hành khách thiểu,
Cô châu trấn nhật các sa miên.
Bài thơ tả cảnh một ngày mưa xuân trên bến đò đầu trại. Cảnh vật như mờ đi, chìm đi trong một không gian bao la tĩnh lặng. Ức Trai đã viết bài thơ này trong những tháng năm sống ở Côn Sơn. Bao trùm lên không gian, lên bến đò là một màu xanh thẫm như khói của cỏ xuân. Vì đã cuối xuân nên sắc cỏ xanh rì, đứng xa thấy thảm cỏ xanh như khói. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh tạo nên một hình ảnh cụ thể ca ngợi vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thôn dã nơi bến đò đầu trại: “Cỏ xanh như khói bến xuân tươi”. Câu thứ hai tả dòng sông với những con sóng “nước vỗ trời” (thuỷ phách thiên). Vì đã cuối xuân, trời mưa nhiều nặng hạt chuẩn bị cho những trận mưa rào đầu hè. Nước dòng sông dâng lên. Trời mưa, gió thổi, đứng xa ngắm cảnh thấy trên mặt sông nước bắn lên, vỗ lên ngang trời. Đó là một nét vẽ thậm xưng đặc tả con sóng trên dòng sông xuân một ngày mưa. Con sóng ấy, hình ảnh “nước vỗ trời” ấy biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của mùa xuân: “Lại có mưa xuân nước vỗ trời”. Mưa xuân là nét đặc trưng của mùa xuân Việt Nam bao trùm vạn vật, điều đó ai cũng có thể thấy được, nhưng cảm nhận “nước vỗ trời” trên dòng sông xuân, sự vận động của mùa xuân, bước đi của mùa xuân thì chỉ riêng Ức Trai mới biết đến và có một lối nói rất thơ. Hình ảnh trung tâm của “Bến đò xuân đầu trại” nằm ở câu thơ cuối: “Cô châu trấn nhật các sa miên” (Thuyền mồ côi suốt ngày gác đầu lên bãi mà ngủ). Trời mưa, không có khách qua đò. Con đò nay trở thành mồ côi, đơn độc. Con đò được nhân hóa đang nằm ngủ an nhan, ngon lành, gối đầu lên bãi cát mà ngủ. Mỗi câu thơ đầy thi vị, thơ mộng. Con thuyền, con đò là hình ảnh được nói nhiều trong thơ Nguyễn Trãi. Và hầu như lúc nào cũng làm cho người đọc liên tưởng đến tâm tình nhà thơ trong những tháng ngày dài đi ở ẩn: nhàn tản, thư thái, ung dung:
- “Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi,
Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”.
- “Hương cách gác vân thu lạnh lạnh
Thuyền kề bãi tuyết nguỵệt chênh chênh…”
- “ Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then”.
(Quốc âm thi tập)
Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt “Trại đầu xuân độ”, Nguyễn Trãi đã khắc họa cảnh vật để tạo nên bức tranh xuân hữu tình: màu xanh của cỏ, mặt sông vỗ sóng, con đường nội, con đò mồ côi nằm ngủ. Các biện pháp tu từ như so sánh, thậm xưng, nhân hóa được vận dụng tinh tế, nhằm tạo hình và gợi cảm. Khung cảnh tĩnh lặng, bình yên, thoáng một nỗi buồn cô đơn. Tâm sự của nhà thơ được giãi bày kín đáo qua những vần thơ trong sáng nhẹ nhàng, thơ mộng. Một bức tranh xuân xinh xắn, điển hình cho mùa xuân làng quê trong thế kỷ XV. Bài thơ xuân đẹp đến kì lạ, là một mùa xuân rất riêng của Ức Trai, nhưng cũng là mùa xuân chung của đất nước, làm ta yêu thêm mùa xuân quê nhà.
Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi hiện lên với nhiều cung bậc. Nếu như “Trại đầu xuân độ” thể hiện sự tinh tế, nhàn nhã của thiên nhiên trong thơ Ức Trai thì “Bạch Ðằng hải khẩu” thể hiện chí khí của người anh hùng trong Ức Trai, bao trùm toàn bài thơ là cảm hứng lịch sử, là niềm tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi đến thăm cửa biển Bạch Đằng với cánh buồm thơ lộng gió tâm hồn thi sĩ. Gió bấc thổi mạnh trên mặt biển. Hình ảnh “cánh buồm thơ nhẹ” là một nét vẽ thần tình và tài hoa:
“Sóc phong xung hải khí lăng lăng, Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Ðằng.”.
Ngắm biển trời bát ngát mênh mông, nhà thơ xúc động miêu tả cảnh núi non, bờ bãi nơi cửa biển Bạch Đằng bằng hai nét vẽ ẩn dụ hoành tráng, cái cao cái thấp, cái gần cái xa, đăng đối gợi cảm:
“Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc, Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng.”
Núi nhấp nhô từng khúc như cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ. Kình ngạc tượng trưng cho lũ giặc dữ, Nguyễn Trải chỉ ra lũ giặc phương Bắc bị quân ta tiêu diệt trên Bạch Đằng Giang. Bờ bãi lớp lớp như giáo gươm bị chìm gãy chồng chất lên, là hình ảnh ẩn dụ gợi tả sự thất trận của lũ giặc Nam Hán, giặc Tống, giặc Nguyên Mông thuở nào. Hai câu thơ có hình tượng kỳ vĩ, hàm súc giàu chất liên tưởng, mang cảm hứng l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status