Đóng góp của Tự Lực Văn Đoàn qua hai tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của Nhất Linh và Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Đóng góp của Tự Lực Văn Đoàn qua hai tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của Nhất Linh và Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng



MỤC LỤC
Trang
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề . 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .10
3.1. Đối tượng .10
3.2. Phạm vi nghiên cứu.11
4. Phương pháp nghiên cứu .11
5. Đóng góp của luận văn .11
6. Cấu trúc luận văn .12
NỘI DUNG . 13
Chương 1: ĐÓNG GÓP CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM. . 13
1.1. Cơ sở lịch sử - văn hóa - xã hội cho sự ra đời của Tự lực văn đoàn .13
1.1.1. Những cơ sở lịch sử - văn hóa- xã hội của công cuộc hiện
đại hóa nền văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX. .13
1.1.2. Sự ra đời của Tự lực văn đoàn .17
1.2. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn .20
1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết, tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết luận
đề của Tự lực văn đoàn.20
1.2.2. Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng .24
1.3. Vai trò của Tự lực văn đoàn đối với quá trình hiện đại hóa văn
học dân tộc .30
1.3.1. Cổ vũ cho phong trào thơ mới.32
1.3.2. Hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết .33
Chương 2: BƯỚC CHUYỂN TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NHẤT LINH VÀ KHÁI HƯNG . 36
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn .36
2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong nghiên cứu văn học.36
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn .39
2.2. Con người theo mô hình đạo đức lễ giáo phong kiến.42
2.2.1. Mâu thuẫn giữa con người cá nhân với đại gia đình phong
kiến .42
2.2.2. Nhân vật thay mặt cho nền luân lý phong kiến cũ .46
2.3. Con người theo mô hình phương Tây hiện đại .53
2. 3.1. Nhân vật trí thức Tây học.53
2.3.2. Nhân vật phụ nữ đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân .60
Chương 3: NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG ĐOẠN TUYỆT
VÀ NỬA CHỪNG XUÂN . 72
3.1. Hiện đại hóa trong cốt truyện và kết cấu .72
3.1.1. Hiện đại hóa trong cốt truyện: .73
3.1.2. Hiện đại hóa trong kết cấu .78
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật .84
3.2.1. Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại .86
 
3.2.2. Miêu tả tâm lý qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm: .92
3.3. Hiện đại hóa trong ngôn ngữ và giọng điệu .96
3.3.1. Hiện đại hóa trong ngôn ngữ .96
3.3.2. Hiện đại hóa trong giọng điệu .102
KẾT LUẬN . 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 113
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

i hiểu rồi, cô chẳng yêu con tui đâu. Chẳng qua cô chỉ muốn làm bà lớn đấy thôi. Phải, bà tham ít nữa lại bà huyện… To lắm!” [25, 133]. Tiến công từ cả hai phía, bà Án tìm cách gieo vào lòng con trai sự nghi ngờ vì bà biết rằng Lộc là người rất đa nghi. Tất cả hành động của bà Án đều nhằm chia rẽ hạnh phúc của đôi uyên ương nhưng được bao biện bởi lí do vì con, vì lễ giáo gia phong. Thực chất những việc làm của bà ta đều xuất phát từ bản chất ích kỉ, tàn nhẫn biểu thị cho những quan niệm luân lý cũ đã không còn hợp thời. Nhân vật này cũng có đôi lúc đáng thương, có đôi lúc bà ta cũng cảm giác ăn năn về những việc mình đã làm. Nhưng vì quá mang nặng quan niệm lạc hậu về tình yêu và hôn nhân nên những việc bà ta làm đã mất đi tính “nhân” của đạo làm người. Chính vì lẽ đó mà Lộc – một người con rất mực tôn kính mẹ đã vô cùng đau đớn với nỗi dằn vặt về sự cay nghiệt của mẹ mình: “Chàng tưởng tượng mẹ chàng là một người đàn bà cay nghiệt, cứng cỏi trong khuôn phép lễ nghi, không bao giờ cảm động trong khi đứng trước những sự thương tâm như ở ngoài vòng luân lý cổ” [25, 207 – 208]. Mặc dù đáng trách, nhưng bà Án cũng là một người đàn bà đáng thương, bởi bà đã quá mang nặng tư tưởng bảo thủ của chế độ đại gia đình phong kiến, tất cả những việc bà làm cũng chỉ vì quá suy tôn cổ tục, quá thiên trọng tập quán.
Xuất hiện không nhiều trong tác phẩm, nhưng nhân vật Hàn Thanh cũng để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Là thay mặt cho lớp trọc phú ở nông thôn Việt Nam xưa, lão ta chuyên cậy tiền của để ức hiếp, bóc lột người dân quê ngây thơ, thật thà. Chỉ qua một đoạn miêu tả rất ngắn, Khái Hưng đã lột tả một cách đầy đủ và sinh động dáng một tên trọc phú nông thôn giàu có, hợm của: “Vả ông thành thực hoàn toàn là một cụ Hàn, vì rằng các cụ Hàn thường đẫy đà mà ông thì phì nộn phương phi lắm, mặc dầu ông ta có nghiện thuốc phiện. Ông ta cũng nghiện chơi nghiện bời cho vui
ngày tháng đó mà thôi… một lẽ nữa khiến ông ta ham chơi thú á phiện, là ông ta giàu, giàu lắm, giàu nhất trong hàng huyện và thứ nhì thứ ba hàng tỉnh; nên ông ta phải hút để tiện thức mà coi lấy của” [25, 60 -61]. Hàn Thanh có tới ba bà vợ, dẫu vậy ông vẫn muốn kén thêm một cô vợ xinh đẹp nữa để hưởng thú vui nhàn: “Ông Hàn lại cũng không phải là người không biết thưởng thức cái đẹp, nên tuy đã có ba vợ rồi mà còn muốn kén một bực tiểu tinh diễm lệ để vui thú cảnh nhàn, vì ông Hàn vẫn tự phụ là người hào hoa phong nhã” [25,
61]. Trong gia đình, ông Hàn như một vị quan toàn quyền quyết định cuộc sống của các bà vợ. Mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, nên khi bà ba sinh hạ được cậu quý tử nối dõi cho ông thì được ông yêu chiều cung phụng như một cô tiểu thiếp nhà quan. Trong gia đình phong kiến, người phụ nữ hầu như không có quyền hành gì, thân phận bé nhỏ của họ phụ thuộc hoàn toàn vào những người đàn ông, vì thế hai bà vợ cả và bà hai của ông Hàn: “tuy cũng có ghen, nhưng không dám hé môi vì ông Hàn oai nghiêm lắm, khắp trong hàng tổng còn sợ ép một bề nữa là các bà vợ” [25, 61]. Lão tìm mọi cách để có thể chiếm đoạt được những thứ mà mình muốn. Bộ mặt trơ trẽn cùng những hành động đểu giả vô liêm xỉ của hắn đã phần nào nói lên tính chất bảo thủ, xấu xa của chế độ đại gia đình phong kiến. Chỉ vì lấy tranh nhau một cô vợ bé mà Hàn Thanh đã sai đầy tớ đốt nhà ông ấm cả. Đến khi gặp Mai, thấy cô xinh đẹp thì tìm mọi cách chiếm đoạt. Dụ dỗ ngon ngọt không được thì quay sang dọa nạt, ép buộc: “Thế cô ngẫm nghĩ đi nhé. Chớ đổi ý kiến mà rầy rà đấy. Nhà cô mà tui đã không mua thì tui đố đứa nào ở vùng này dám mua nổi. Không những thế còn khốn khổ cực nhục với tui nữa kia” [25, 73].
Chế độ đại gia đình với nền luân lý cũ đã sản sinh ra những con người bỉ ổi như Hàn Thanh và những kẻ vô học chỉ thích cạnh khóe, bới móc tật xấu của người khác: “Hễ có dịp gặp nhau là họ nói cạnh nói khóe nhau, đem
những chuyện riêng tư nói cho hả dạ. Ngoài những công việc ấy ra, họ cũng không còn việc gì khác nữa” [41, 137]. Các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã khắc họa rất chân thực và sinh động dáng những nhân vật thay mặt cho sự lạc hậu, cổ hủ của xã hội phong kiến. Qua đó lên tiếng tố cáo và phủ nhận nền luân lý với những tư tưởng bảo thủ của chế độ đại gia đình đã không còn hợp thời và cần phá bỏ để tiến tới những quan niệm sống mới tốt đẹp hơn.
2.3. Con người theo mô hình phương Tây hiện đại
2. 3.1. Nhân vật trí thức Tây học
Đầu thế kỉ XX, nền văn hóa phương Tây hiện đại đã tràn vào nước ta, tác động mạnh mẽ và làm chuyển biến một cách sâu sắc trong tinh thần của người dân Việt Nam. Từ đây trong xã hội đã xuất hiện những lối sống mới và những mẫu người mới. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong đời sống của lớp thanh niên trí thức thành thị. Xã hội ngày càng trở nên phức tạp, cuộc sống trở nên gấp rút hơn, nhộn nhịp hơn, đòi hỏi con người phải có những “chuyển động” để bắt kịp với cuộc sống mới.
Trong xã hội lúc bấy giờ xuất hiện những quan niệm sống khác nhau, những mẫu người khác nhau, thậm chí đối lập nhau một cách gay gắt. Hệ thống đạo lý cứng nhắc của xã hội phong kiến giờ đây không còn phù hợp với lớp thanh niên trí thức tiến bộ. Họ nhận thấy nhiều quan niệm cũ không còn phù hợp với thời đại mình. Vì thế họ mong muốn thoát ly khỏi đại gia đình phong kiến, đòi quyền tự do cá nhân, tự do kết hôn, giải phóng phụ nữ, đòi quyền làm chủ cuộc sống của mình.
Đối lập với những quan niệm thủ cựu, lạc hậu của nền giáo lý phong kiến là những quan niệm sống mới mẻ, hiện đại của lớp thanh niên trẻ tuổi được các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nhiệt tình ủng hộ. Được học hành,
được tiếp xúc với đời sống văn minh đô thị, được “tắm” mình trong bầu không khí dân chủ phương Tây hiện đại, họ thường là những sinh viên đại học, cao đẳng, những ông đốc tờ, ông tham, ông huyện… sinh ra trong những gia đình giàu có, quyền chức, có học vấn cao, có tiền tài danh vọng và được thừa hưởng những điều kiện vật chất đầy đủ. Nhưng chính những con người này lại không bao giờ cảm giác thoải mái với cuộc sống hiện có của mình. Sống trong gia đình phong kiến với những đạo lý cứng nhắc khiến người trí thức cảm giác tù túng, ngột ngạt. Không bao giờ nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ một cách dễ dàng, họ tìm mọi cách thoát ly khỏi sự kìm kẹp của gia đình. Văn hóa phương Tây đã thấm nhuần trong suy nghĩ và hành động của lớp trí thức Tây học. Sống trong chế độ đại gia đình, những con người này luôn khao khát được sống cuộc đời tự do. Vì vậy họ đã đấu tranh quyết liệt đòi quyền tự do cá nhân cho bản thân và cho sự tiến bộ của xã hội.
Lễ giáo phong kiến với những quy tắc khắt khe đã giam hãm biết bao ước mơ, khát vọng của tuổi trẻ. Đặc biệt là đối với tầng lớp thanh niên trí t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status