Báo cáo Xử lí và tận dụng phế liệu từ tôm - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN 1:MỞ ĐẦU 2
1.1.Ảnh hưởng của phế liệu ngành chế biến thủy sản đến môi trường 2
1.2.Tình hình ô nhiễm do phế liệu của ngành chế biến thủy sản: 3
1.3.Tận dụng phế liệu trong chế biến tôm: 5
PHẦN 2: XỬ LÝ PHẾ LIỆU TÔM 6
2.1.Nguyên liệu 6
2.2.Enzym 6
2.2.1 Enzyme Neutrase 6
2.2.2.Enzym papain 7
2.2.3.Enzym bromelin 7
2.2.4.Nghiên cứu ảnh hưởng cùa các enzyme đến quá trình thủy phân 8
2.2.4.1. Enzym neutrase 8
2.2.4.2.Enzym papain 8
2.2.4.3.Enzym bromelin 8
2.2.4.4.Enzym nội tại 8
2.2.5. So sánh hiệu quả sử dụng giữa các Enzym 9
2.2.6.Kết luận 9
2.3.Quy trình xử lý 9
2.4.Giải thích quy trình 10
2.4.1.Xay nghiền 10
2.4.2.Thủy phân 10
2.4.3.Lọc 11
2.5.Thức ăn gia súc 13
2.5.1.Quy trình 13
2.5.2.Giải thích quy trình 13
2.5.2.1.Cô đặc 13
2.5.2.2.Sấy 15
2.6.Sản xuất chitosan 16
2.6.1.Quy trình 16
2.6.2.Sản phẩm 17
2.6.2.1. Chitin-Chitosan 17
2.6.2.2. Ứng dụng của chitosan 18
2.6.2.3.Cách tạo màng bọc chitosan 19
2.6.2.4. Ứng dụng 19
2.6.2.5.Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm 20
PHẦN 3:HƯỚNG PHÁT TRIỂN 21
3.1.Tách Astaxanthin từ phế liệu tôm 21
3.1.1.Astaxanthin 21
3.1.2.Thu nhận 21
3.1.2.1.Phương pháp hóa học 22
3.1.2.2.Phương pháp vi sinh 22
3.1.3.Tinh sạch 22
3.1.4.Ứng dụng của Astaxanthin 22
3.2. Ủ chua phế liệu đầu tôm chế biến thức ăn gia súc 23
3.3. Sản xuất chitin có bổ sung Bacillus subtilis 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
PHẦN 1:MỞ ĐẦU
1.1.Ảnh hưởng của phế liệu ngành chế biến thủy sản đến môi trường
Trước đây, khi nói đến nghề nuôi trồng và chế biến thủy hải sản xuất khẩu, người ta thường nghĩ ngay đến con tôm, một thời đưa kim ngạch xuất khẩu lên hàng tỷ USD. Tuy nhiên, đi liền đó là các vấn nạn về ô nhiễm môi trường, nhất là tại khu vực các nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu, khi lượng đầu tôm, tép, vỏ cua, ghẹ, sam… được chất lên hàng đống theo tiến độ của các đơn đặt hàng xuất khẩu.
Lúc ấy, các chủ doanh nghiệp chỉ biết bỏ ra một số tiền theo thỏa thuận, rồi năn nỉ các nhân viên ở các công ty vệ sinh địa phương vào thu dọn, vận chuyển càng nhanh càng tốt phế liệu sinh ra từ quá trình chế biến thủy hải sản xuất khẩu ra khỏi nhà máy, vì càng để lâu, mùi bốc càng nặng, ruồi nhặng bu vào càng nhiều. Với cách thức đó, đường đi cuối cùng của phế liệu là các bãi rác và vấn đề đáng nói là nếu không được xử lý triệt để, thì chúng sẽ tiếp tục gây ô nhiễm môi trường.
Cũng như các chất thải rắn khác, các chất thải rắn chế biến thủy sản, khi có mặt nước dưới tác dụng của các vi khuẩn có trong môi trường và các enzim nội tại trong phế liệu, các hợp chất phức tạp như protit, lipit, gluxit sẽ bị phân hủy trong điều kiện hiếu khí, kị khí, thiếu khí tạo các chất khí có mùi hôi thối như axit béo không no, Mercaptan, CH4, H2S, Indol, Skatol, NH3, methylamin, các chất khí có mùi hôi thối cũng như các khoáng chất: NO2-, NO3-, PO4- .

Trong môi trường nước, phần nổi trên nước sẽ xảy ra quá trình khoáng hóa hợp chất hữu cơ thành các sản phẩm trung gian và cuối cùng là cho chất khoáng: NO2-, NO3-, PO3- . và nước. Phần chìm ngập trong nước sẽ lên men kị khí để tạo ra hợp chất trung gian và cuối cùng cho CO2, CH4, H2S, H2O.

Nếu nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản, chứa nhiều các kim loại nặng được tích lũy trong quá trình nuôi trồng hay có trong môi trường tự nhiên, nhiễm các kim loại nặng theo dây chuyền thực phẩm thì gây nên ô nhiễm kim loại.

Các chất gây ô nhiễm này sẽ hòa tan trong nước, chảy xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó còn có rất nhiều vi trùng, siêu vi trùng gây bệnh cho người và gia súc từ các chất thải này.

Quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ bao gồm các qúa trình lên men chua, lên men thối, lên men mốc vàng, mốc xanh, có mùi ôi, thiu, hôi thối. Quá trình này có thể do 2 loại vi sinh vật: loại vi sinh vật tiết ra enzim hỗn hợp sẽ phân hủy gluxit, lipit còn loại vi sinh vật tiết ra các enzim đơn lẻ, có tính chọn lọc cao chỉ phân hủy một thành phần nào đó trong chất thải mà thôi.

Quá trình phân hủy kị khí, hiếu khí và tùy tiện có thể xảy ra độc lập hay kết hợp xen kẻ nhau, để tạo ra các chất độc hại ở dạng hòa tan trong nước hay ở dạng khí phát tán trong không khí, gây ô nhiễm khí như vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, các khí có mùi nặng như CH4, H2S, Indol, Skatol, các mercaptan, các hợp chất cacbonyl, các axit cacboxilic .
Ví dụ:
Vi sinh vật kị khí

CH3 - CH(OH) - COOH + SO4(2-) ====> CH3COOH + H2O + CO2 + S

S2- + 2H+ ====> H2S có mùi hôi thối, độc hại, cho người và các sinh vật.

Nếu môi trường có Fe2+: Fe2+ + S2- ==> FeS tạo màu đen, bám vào rễ cây, đất.
vi sinh vật hiếu khí

R - CH(NH2) - COOH + O2 ========> R - CH2 - COOH + NH3 tạo mùi khai.

Vi sinh vật kị khí

R - CH(NH2) - COOH ======> CO2 + R - CH2 -NH2 tạo mùi tanh, hôi

Như vậy, trong quá trình chế biến thủy sản thì nhiều chất khí vô cơ, hữu cơ được sinh ra từ quá trình phân hủy phế liệu rắn, phân hủy nguyên liệu thủy sản, đã gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường không khí, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe của công nhân và cộng đồng trong khu vực sản xuất.
1.2.Tình hình ô nhiễm do phế liệu của ngành chế biến thủy sản:
Cá phân gồm các loại tôm cá tạp nhỏ, thuộc hàng "phế liệu", đang trong giai đoạn phân hủy và không còn giá trị sử dụng làm thực phẩm cho con người. Vì là mặt hàng thủy sản trong giai đoạn phân hủy, nên trong quá trình phơi sấy, chế biến, cá phân bốc lên mùi không dễ chịu chút nào, nhất là khi các cơ sở sản xuất phơi trên sân đất trong khu dân cư đông đúc và không che đậy, bảo quản kỹ lưỡng. Người dân quanh các lò phơi sấy mỗi mùa khổ một kiểu. Những ngày nắng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, lan theo gió, cách đó hàng trăm mét vẫn nghe mùi hôi. Còn lúc mưa, nước thải từ cá đang phân hủy lại tràn sang sân và vách nhà. Ruồi nhặng lúc nhúc và đen đặc ngày ngày đe dọa sức khỏe của người dân sống gần nơi sản xuất
Với phương pháp sản xuất thủ công là phơi trên mặt sân, không sử dụng máy sấy, nếu trời mưa liên tục vài ngày thì cá sẽ bị hư, không thể bán được và được đổ xuống sông.
Với các cơ sở theo kiểu nửa thủ công nửa công nghiệp, khi nắng, phơi trên sân và con đường trước nhà, mưa thì mới dùng máy sấy. Cá phân được phơi trải dài kín hàng trăm mét đường. Sản xuất với quy mô lớn, sân phơi lại trải dài nên mức độ ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người dân là rất lớn.



1lj92MJX9xaYS9l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status