Đồ án Môn học Điều khiển Logic cân băng định lượng - pdf 16

Download miễn phí Đồ án Môn học Điều khiển Logic cân băng định lượng
Bạn nào có đồ án tổng hợp hệ điện cơ đề tài xe bus chạy điện không trao đổi với mình nhé.thanks
Liên hệ với mình qua yahoo : nobita_77777
mail : [email protected]
Chọn các rơ le trung gian loại SMITT RELAYS G-SERIES là loại roley thông dụng với tiếp điểm và chân đế đa năng,có nút kiểm tra tiếp điểm bằng tay,vạch chì màu chỉ thị khi tiếp điểm hoạt động và LED chỉ thị khi relay tác động.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

THIẾT KẾ MÔN HỌC: ĐIỀU KHIỂN LOGIC
I. Nhiệm vụ: thiết kế hệ thống điều khiển cho công nghệ ở hình vẽ dưới đây:
II. Nội dung:
1. Thiết kế sơ đồ nguyên lí
2. Tính chọn thiết bị điều khiển
3. Thiết kế sơ đồ lắp ráp
III. Thuyết minh và bản vẽ
1. Một quyển thuyết minh
2. Hai bản vẽ A2 cho sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp
TT
Họ tên sinh viên
Phương pháp thiết kế
Phương án mạch lực, điều khiển
1
Nguyễn Công Hoàng
Grapcet
Điện-Điện
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay có càng nhiều các nhà máy xí nghiệp nổi lên với các thiết bị hiện đại, các quá trình tự động hóa, các dây chuyền với độ chính xác theo yêu cầu. Từ đó thì nhiệm vụ của nhà thiết kế trong đó có các kỹ sư tự động hóa là ngày càng cần thiết.
Đối với các quy trình công nghệ đã nói ở trên thì vai trò của các cảm biến là rất quan trọng. Dựa trên sự tác động của các cảm biến và việc đóng mở các van là một trong những đặc điểm nổi bật của điều khiển logic. Cũng từ đó mà có thể thấy điều khiển logic xuất hiện trong rất nhiều các quy trình công nghệ, có mặt ở mọi nơi trong nhà máy. Nhiệm vụ thiết kế dựa trên kiến thức điều khiển logic là việc làm không thể thiếu.
Trong nhiều nhà máy lớn hiện nay, ví dụ như nhà máy xi măng thì các khâu sử dụng cân định lượng ngày càng được yêu cầu cao hơn. Trong đồ án này em xin trình bày về thiết kế cân định lượng trong các nhà máy.
Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên đây là lần đầu tiên em làm đồ án điều khiển logic do đó khó tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy góp ý để đồ án này ngày càng hoàn thiện hơn
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ của thầy: Phan Cung đã giúp em hoàn thành đồ án này.
Sinh Viên
Nguyễn Công Hoàng
Chương 1:
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ
Các van A, B, C là các van đóng mở cho nguyên liệu từ buồng trên trút xuống buồng dưới. Buồng phía dưới nhận nhiên liệu trong một giới hạn cho phép nhờ cảm biến khối lượng d1. Khi nhiên liệu đã đủ ở các buồng D, E, F thì các van D, E, F sẽ được điều khiển mở ra, nhiên liệu trút xuống buồng trộn và được trộn đều nhờ động cơ quay M. Động cơ M quay sau một thời gian sẽ dừng lại. Cuối cùng cửa xả G được điều khiển mở ra để trút nhiên liệu đã trộn đi tới quá trình tiếp theo. Và khi nhiên liệu đã hết, cửa xả G đóng lại, khi đó cửa A mở ra quay lại chu trình ban đầu.
Trong quy trình công nghệ này thì vật liệu trên các thùng chứa A, B, C và các thùng chứa phía dưới D, E, Fcó khối lượng tương đối lớn. Còn ở thùng chứa dưới cùng thì bằng tổng các thùng chứa phía trên nên phải chịu trọng tải rất lớn. Do vậy thì công suất của động cơ điều khiển mở đóng cửa G là lớn hơn cả. Bên cạnh đó thì công suất của động cơ M trộn vật liệu là lớn nhất và không yêu cầu phải thay đổi tốc độ và cũng không yêu cầu đảo chiều tốc độ.
Các động cơ đóng mở A, B, C được gắn vào các công tắc hành trình a, b, c để điều khiển. Đây là các động cơ một chiều có đảo chiều. Trong chu trình hoạt động thì động cơ khi đi hết hành trình sẽ có công tắc tự ngắt hoạt động của động cơ và ta không cần quan tâm khi nào động cơ này hết hoạt động chỉ quan tâm thời điểm bắt đầu hoạt động và quan tâm đến chiều hoạt động của nó mà thôi.
Các cảm biến khối lượng được gắn trên các thùng chứa D, E, F. Cảm biến này hoạt động khi khối lượng vật liệu trong bình đủ giá trị đã định trước và nó về giá trị không khi mà vật liệu đã trút hoàn toàn xuống bình G. Cũng giống như động cơ A thì các động cơ đóng mở D, E, Fcũng là hoạt động hai chiều và ta chỉ quan tâm tới thời điểm động cơ bắt đầu hoạt động và chiều của động cơ.
Công tắc hành trình g gắn với động cơ G bằng 0 khi cửa G đã đóng hoàn toàn, và bằng 1 khi cửa đó mở ra. Ta cũng không quan tâm tới thời điểm nào động cơ G đi hết hành trình, chỉ quan tâm thời điểm bắt đầu quay và chiều quay của nó. Ta quy ước là chiều thuận là chiều làm mở cửa G còn chiều nghịch là chiều làm đóng cửa G. Thời điểm quay nghịch được đặt trong role thời gian do người điều hành quy định. Cửa G mở ra khi mà động cơ M đã hoàn thành công việc trộn của mình.
Chương 2 :
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ
Có rất nhiều phương pháp thiết kế khác nhau để tổng hợp bài toán logic đó là phương pháp ma trận trạng thái, phương pháp Grafcet, phương pháp hàm tác động và phương pháp phân tầng.
Phương pháp thiết kế được lựa chọn ở đây là phương pháp Grafcet.
2.1 .Nội dung phương pháp Grafcet
Grafcet là một đồ hình chức năng cho phép mô tả các trạng thái làm việc của hệ thống và biểu diễn quá trình điều khiển với các trạng thái chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác,đó là một Grafcet định hướng và được xác định bởi các phần tử sau:
G :={E,T,A,M}
Với:
E := {E1, E2 ,E3 …Em} :tập hữu hạn các trạng thái (giai đoạn) của hệ thống,được biểu diễn bằng các hình vuông.
T := { T1, T2 ,T3 …Ti } :tập hữu hạn các chuyển trạng thái,được biểu diễn bằng các dấu gạch ngang “-“
A := { a1 ,a2 ,a3 ….an} :tập các cung định hướng nối giữa một trạng thái với một chuyển hay giữa một chuyển với một trạng thái.
M := {m1 ,m2 ,m3 ….mm} :tập các giá trị (0,1).Nếu mi=1 thì trạng thái thứ i là hoạt động,nếu mi=0 thì trạng thái thứ i không hoạt động.
Grafcet của một quá trình luôn là một đồ hình khép kín từ trạng thái đầu đến trạng thái cuối và từ trạng thái cuối đến trạng thái đầu.Mỗi một trạng thái không tự xuất hiện và cũng không tự mất đi nếu không có tác nhân kích thích.
Trong quá trình sản xuất công nghiệp,các thiết bị máy móc thường được hoạt động theo một trình tự logic chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn cho người sử dụng và thiết bị.Và Grafcet là một công cụ rất hữu ích để thiết kế và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của hệ tự động hóa các quá trình công nghệ kể trên.
2.2 .Xác định các trạng thái vào,ra
Tín hiệu vào :các cảm biến vị trí a,b,c,d1,e1,f1,d2,e2,f2,g
Tín hiệu ra :
0 :trạng thái ban đầu
1: trạng thái mở cửa bình Aà S1
2: trạng thái mở của bình B àS2
3: trạng thái mở của bình Cà S3
4: trạng thái đóng cửa bìnhA àS4
5:trạng thái đóng cửa bình Bà S5
6: trạng thái đóng cửa bìnhCàS6
7: trạng thái đóng cửa bìnhDàS7
8:trạng thái đóng cửa bình EàS8
9:trạng thái đóng cửa bình FàS9
10 : trạng thái đóng cửa 3 bình D,E,F và động cơ M quay trộn liệu
11 : trạng thái động cơ M dừng quay sau thời gian t1 và thùng G mở cửa xả liệu sau
12 : trạng thái thùng G đóng cửa sau thời gian t2 xả liệu xong
2.3 .Thành lập Grafcet
Grafcet 1 :Mô tả các trạng thái trong quá trình cân băng.
Grafcet 2 :Sử dụng các biến vào,ra,trạng thái để biểu diễn lại theo Grafcet 1.
2.4.Tổng hợp hàm điều khiển
S0 = (g + h + S0).(S1+S2+S3)
S1 = (S0.m + S1).S4
S2 = (S0.m + S2).S5
S3 = (S0.m + S3).S6
S4 = (S1.d1 + S4).S7
S5 = (S2.e1 + S5).S8
S6 = (S3.f1 + S6).S9
S7 = (S4.a + S7).S10
S8 = (S5.b + S8).S10
S9 = (S6.c + S9).S10
S10 = (d2.S7.e2.S8.f2.S9 + S10).S11
S11 = (S10.t1 + S11).S12
S12 = (S11.t2 + S12).S0
2.5.Sơ đồ rơ le tiếp điểm
Chương 3:
SƠ ĐỒ NGUY...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status