Ghép nối mạng LAN bằng giao thức TCP/IP - pdf 16

Download miễn phí Đồ án Ghép nối mạng LAN bằng giao thức TCP/IP



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .3
CHƯƠNG I. TÌM HIỂU MẠNG LAN VÀ NHU CẦU GHÉP NỐI 4
1.1. Giới thiệu về mạng máy tính. 4
1.2. Mạng cục bộ (LAN) 5
1.2.1. Chức năng của mạng LAN 5
1.2.2. Các kiểu mạng (Topology) 5
a. Mạng hình sao (Star Topology) 5
b. Mạng mạch vòng (Ring Topology) 7
c. Mạng tuyến tính (Bus Topology) 8
1.2.3. Đường truyền vật lý 9
a. Cáp đồng trục (Coaxial cable) 9
b. Cáp không có vỏ bọc chống nhiễu UTP (Unshielded TP) 10
c. Cáp có vỏ bọc chống nhiễu STP (Shielded Twisted Pair) 11
d. Cáp quang (Fiber optic cable) 11
1.2.4. Các phương pháp truy nhập đường truyền vật lý 11
a. CSMA/CD 12
b. Token 13
1.3. Các thiết bi mạng 16
1.3.1. Bộ giao tiếp mạng (NIC) 16
1.3.2. Bộ tiếp sức (Repeater) 16
1.3.3. Bộ tập chung tín hiệu (Hub) 17
1.3.4. Bộ chuyển mạch (Switch) 17
1.3.5. Bộ điều chế và giải điều chế (Modem) 18
1.3.6. Cầu nối (Bridge) 18
1.3.7. Bộ định tuyến (Router) 20
1.3.8. Cổng giao tiếp (Gateway) 20
1.4. Quản lý mạng bằng một số HĐH phổ biến. 20
a. Hệ điều hành UNIX 20
b. Hệ điều hành mạng Windows NT 21
c. Hệ điền hành mạng Windows For Workgroup 21
d. Hệ điều hành mạng Netware của Novell 21
1.5. Nhu cầu ghép nối Các mạng LAN 21
1.5.1. Mở đáu : 21
1.5.2. Giao diện nối kết 22
CHƯƠNG 2 . NGHIÊN CỨU VỀ GIAO THỨC TCP/IP 25
2.1. Mô hình tham chiếu OSI 25
2.1.1. Tầng vật lý (Physical) 26
2.1.2. Tầng liên kết dữ liệu (Data Link) 27
2.1.3. Tầng mạng (Network) 27
2.1.4. Tầng giao vận (Transport) 27
2.1.5. Tầng phiên (Session) 28
2.1.6. Tầng trình diễn (Presentation) 28
2.1.7. Tầng ứng dụng (Application) 29
2.2. Giao thức TCP/IP 30
2.2.1. So sánh mô hình OSI với TCP/IP 31
a. Lớp truy cập mạng ( Network access) 32
b. Lớp Internet ( NETWORK) 33
c. Lớp vận chuyển ( Transport ) 33
d. Lớp ứng dụng ( Application ) 33
2.2.2. Giao thức liên mạng IP 34
2.2.3. Giao thức điều khiển truyền TCP 37
2.2.4. Giao thức UDP. 39
2.2.5. Tóm tắt nguyên tắc hoạt động của TCP/IP: 43
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ư đối với phương pháp trên.
Thẻ bài là một đơn vị dữ liệu đặc biệt trong đó có một bit biểu diễn trạng thái sử dụng của nó (bận hay rỗi). Một trạm muốn truyền dữ liệu thì
phải đợi đến khi nhận được một thẻ bài "rỗi" (free). Khi đó trạm sẽ đổi bít
trạng thái của thẻ bài thành “bận" (busy) và truyền một đơn vị dữ liệu cùng
với thẻ bài đi theo chiều của vòng. Giờ đây không còn thẻ bài "rỗi" trên vòng nữa, do đó các trạm có dữ liệu cần truyền cũng phải đợi. Dữ liệu đến trạm đích sẽ được sao lại, sau đó cùng với thẻ bài đi tiếp cho đến khi quay về trạm nguồn. Trạm nguồn sẽ xoá bỏ dữ liệu đổi bít trạng thái trở về "rỗi “ và cho lưu chuyển tiếp trên vòng để các trạm khác có thể nhận được quyền truyền dữ liệu. Qủá trình mô tả ở trên được minh hoạ trong hình 1-8
free token
A
B
C
D
nguồn
Đích
busy token
A
B
C
D
nguồn
Đích
Đata
A
B
C
D
nguồn
Đích
A có dữ liệu cần chuyển đến C. Nhận được thẻ bài “rồi” , nó đổi bít trạng thái thành “bận” và truyền dữ liệu đi cùng với thẻ
Trạm đích C sao cho dữ liệu dành cho nó và chuyển tiếp dữ liệu cùng thẻ bài về hướng trạm nguồn A sau khi đã gửi thông tin báo nhận và đơn vị dữ liệu
A nhận được dữ liệu cùng thẻ bài quay về, đổi bít trạng thái của thẻ bài thành “rỗi” và chuyển tiếp trên vòng, xoá dữ liệu đã truyền.
Hình 1-8 : Hoạt động của phương pháp Token Ring.
* So sánh CSMA/CD với các phương pháp dùng thẻ bài :
+ Độ phức tạp của các phương pháp dùng thẻ bài đều lớn hơn rất nhiều so với CSMA/CD. Những công việc mà một trạm phải làm trong phương pháp CSMA/CD đơn giản hơn nhiều so với hai phương pháp dùng thẻ bài.
+ Hiệu quả của các phương pháp dùng thẻ bài không cao trong điều kiện tải nhẹ : một trạm có thể phải đợi khá lâu mới đến lượt (có thẻ bài).
+ Tuy nhiên các phương pháp dùng thẻ bài cũng có những ưu điểm quan trọng:
- Đó là khả năng điều hoà lưu thông trong mạng hay bằng cách cho
phép các trạm truyền số lượng đơn vị dữ liệu khác nhau khi nhận được thẻ
bài hay bằng cách lập chế độ ưu tiên cấp phát thẻ bài cho các trạm cho trước.
- Đặc biệt các phương pháp dùng thẻ bài có hiệu quả cao hơn CSMA/CD trong các trường hợp tải nặng.
Các thiết bi mạng
Bộ giao tiếp mạng (NIC)
Việc kết nối các máy tính với một dây cáp được dùng như một phương tiện truyền tin chung cho tất cả các máy tính. Công việc kết nối vật lý vào mạng được thực hiện bằng cách cắm một card giao tiếp mạng NIC ( Network interface Card) vào trong máy tính và nối nó với cáp mạng. Sau khi kết nối vật lý đã hoàn tất, quản lý việc truyền tin giữa các trạm trên mạng tuỳ từng trường hợp và phần mềm mạng.
Đầu nối của NIC với dây cáp có nhiều loại ( phụ thuộc vào cáp mạng), hiện nay có một số NIC có hai hay ba loại đầu nối.
Bộ tiếp sức (Repeater)
Trong mạng, khi tín hiệu di chuyển trên đường truyền, chúng sẽ bị biến dạng, không nhận diện được hay nhận diện sai. Và do đó để mở rộng mạng đáp ứng nhu cầu phát triển thì cần có thiết bị cho phép truyền tín hiệu đi xa, đó chính là bộ tiếp sức.
Repeater
Hình 1-7 : Mở rộng LAN bằng Repeater.
Bộ tiếp sức hoạt động chính ngay tại lớp Vật lý theo mô hình OSI.
Bộ tập chung tín hiệu (Hub)
Hub là bộ chia hay còn gọi là bộ tập chung tín hiệu, nó là thiết bị kết nối, bắt tay giữa những người sử dụng có nhu cầu trao đổi thông tin. Hub đưa các gói dữ liệu mà nó nhận được từ một cổng tới tất cả các cổng còn lại. Do đó Hub làm việc tại lớp Physical (Vật lý) trong mô hình OSI.
Hub là bộ chia (hay cũng được gọi là bộ tập chung : concentrators ) dùng để đấu mạng.
Bộ chuyển mạch (Switch)
Switch là một thiết bị làm việc ở lớp Data Link (liên kết dữ liệu) theo mô hình OSI.
- Switch thông minh hơn Hub và nó cung cấp nhiều giải thông hơn Hub.
- Switch có thể kết hợp nhiều đoạn mạng hay các nhóm LAN, có khả năng phân chia mạng, giúp người quản trị mạng có thể tạo mạng ảo (VLAN -Virtual LAN) nhằm cải thiện lưu lượng mạng và hạn chế lỗi.
Switch chỉ đưa gói dữ liệu tới cổng thích hợp dựa vào Header của gói đó. Để ngăn chặn việc truyền tới các cổng khác, Switch thiết lập một kết nối tạm thời giữa cổng gói truyền đến và cổng gói muốn đến và kết nối này được huỷ bỏ khi việc truyền dữ liệu kết thtíc, chính vì thế mà lưu lượng qua mạng nhiều hơn Hub.
Bộ điều chế và giải điều chế (Modem)
Modem (Modulation/Demodulation) là thiết bị có chức năng chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu tượng tự và ngược lại (digital analog) để kết nối các máy tính qua đường điện thoại.
Modem cho phép trao đổi thư điện tử, truyền tệp, truyền fax và trao đổi dữ liệu theo yêu cầu.
Lưu ý :
Modem không thể dùng để nối các mạng xa với nhau và trao đổi dữ liệu trực tiếp được. Nói cách khác, Modem không phải là một thiết bị lên mạng (intemetwork device) như là Router. Tuy nhiên Modem có thể được dùng kết hợp với một Router để nối kết các mạng qua mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN).
Modem có thể lắp ngoài hay lắp ngay trong máy, với các chuẩn khác nhau quy định về tốc độ và chức năng.
Cầu nối (Bridge)
Cầụ nối có nhiều điểm tương đồng với cả Repeater lẫn Router, Bridge hoạt động tại lớp Data Link trong mô hình OSI. Một cầu nối có một thiết bị độc lập có hai mạch giao tiếp mạng hay một máy trạm được hoàn toàn cho chức năng cầu nối.
Chức năng của Brige là liên kết hai LAN với nhau (Hình 1. 8) và thực
hiện việc chọn lọc, lựa những thông tin luân chuyển qua nó một cách thông
minh. Thiết bị này tiếp nhận những thông tin truyền tới từ một trong hai mạch giao tiếp rồi chuyển tiếp một cách có chọn lọc thông tin đó "ngang qua cầu “nối” :
- Tăng số lượng máy tính trên mạng,
- Giảm hiện tượng tắc nghẽn do số lượng máy tính nối vào mạng quá nhiều.
- Nối kết các phương tiện Vật lý khác nhau như dây xoắn đôi và cáp đồng trục.
- Nối kết các đoạn mạng khác nhau như Ethemet, Token Ring và truyền gói dữ liệu giữa chúng.
Bridge
LANB
LANA
Hình 1- 8 : Nối hai mạng cục bộ bằng một Bridge.
Bộ định tuyến (Router)
Trong môi trường gồm nhiều đoạn mạng với giao thức và kiến trúc mạng khác nhau, cầu nối có thể không đảm bảo truyền thông nhanh trong tất cả các đoạn mạng. Mạng có độ phức tạp lớn cán có một thiết bị không những biết địa chỉ của mỗi đoạn mạng mà còn phải biết quyết định tuyến đường đi tốt nhất để truyền dữ liệu và sàng lọc lượng phát rộng trên mạng cục bộ. Bộ định tuyến hoạt động tại tầng mạng (Network) trong mô hình OSI. Điều đó có nghĩa chúng có thể chuyển đổi và định tuyến gói dữ liệu qua nhiều mạng. Router đọc thông tin địa chỉ mạng trong gói và một số thông tin khác, dùng thông tin này để cải thiện việc phân phát gói dữ liệu. Các bộ định tuyến có thể chia sẻ thông tin trạng thái và thông tin định tuyến với nhau và sử dụng thông tin này bỏ qua các kết hỏng và chậm.
Cổng giao tiếp (Gateway)
Gateway cho phép truyền thông giứa các kiến trúc mạng và môi trường khác nhau. Chúng đóng gói ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status