Nhận xét kết quả bước đầu ứng dụng cai thở máy sớm bằng phương pháp hỗ trợ áp lực tự động ở bệnh nhân đợt cấp COPD - pdf 21

Link download miễn phí cho anh em Ket-noi: NHậN XéT KếT QUả BƯớC ĐầU ứNG DụNG CAI THở MáY SớM BằNG PHƯƠNG PHáP Hỗ TRợ áP LựC Tự ĐộNG ở BệNH NHÂN ĐợT CấP COPD
ĐẶT VẤN ĐỀ

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD ) là bệnh lý hay gặp ở các khoa hồi sức cấp cứu, với tỉ lệ phải đặt ống nội khí quản và thở máy ( MV ) khá cao đặc biệt là trong các trường hợp nặng. Các yếu tố mất bù làm khởi phát đợt cấp COPD bao gồm: Mệt cơ hô hấp, nhiễm khuẩn hô hấp, suy tim, tràn khí màng phổi, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng. Điều trị đợt cấp COPD thường kéo dài, chi phí tốn kém, tỉ lệ tử vong cao hay gặp ở các bệnh nhân phải MV dài ngày.

Vấn đề cai thở máy ( WMV ) trong đợt cấp COPD được MV xâm nhập gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, thiếu trang thiết bị, bệnh lý nền quá nặng, chưa đánh giá đầy đủ các yếu tố đoán kết quả WMV và chậm trễ WMV. WMV sớm sẽ tránh được các nguy cơ: Viêm phổi liên quan đến thở máy, nhiễm khuẩn bệnh viện, shock nhiễm trùng, chấn thương áp lực, rối loạn chức năng cơ hoành...

Trước đây có nhiều quan điểm và phương pháp WMV gồm: Ống chữ T ( T-piece ), áp lực đường thở dương liên tục ( CPAP ), áp lực đường thở dương liên tục có hỗ trợ áp lực ( CPAP + PS ), thông khí hỗ trợ áp lực ( PSV ), thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng thì ( SIMV ), thử nghiệm thở tự nhiên ( SBT ). Mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng, hiện nay WMV với phương pháp hỗ trợ áp lực tự động bằng cách SmartCaređ/PS của máy thở EvitaXL là phương pháp được nhiều tác giả ủng hộ vì có ưu điểm: An toàn trong quá trình WMV, giảm gánh nặng cho nhân viên y tế, giảm thời gian WMV, giảm tổng thời gian thở máy, giảm tổng thời gian điều trị, tỷ lệ WMV thành công cao và hạn chế các biến chứng trong quá trình WMV [13].
Qua các nghiên cứu trước đây, có nhiều chỉ số đoán kết quả WMV và rút ống nội khí quản. Tuy nhiên trong quá trình WMV ở bệnh nhân đợt cấp COPD có MV xâm nhập thì một số chỉ số có ý nghĩa đoán kết quả WMV với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị đoán dương tính và giá trị đoán âm tính cao như: Áp lực bít đường thở 0,1 giây ( P0.1 ), áp lực hít vào tối đa ( MIP ), chỉ số thở nhanh nông ( RSBI = f/Vt ) [11], [18], [33], [42], [54].

Trên thực tế hiện nay, phần lớn các bệnh nhân đợt cấp COPD có mệt cơ và kiệt sức hô hấp cần MV xâm nhập, nhận biết các dấu hiệu và tiến hành WMV sớm còn chưa được tích cực. Trong quá trình WMV trước đây đã tốn nhiều công sức và thời gian của bác sĩ và điều dưỡng, mặt khác dễ dẫn tới chậm trễ hay WMV đến kiệt sức. Qua các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã cho thấy WMV theo phương pháp hỗ trợ áp lực tự động bằng cách SmartCaređ/PS tỏ ra an toàn và hiệu quả cao [39], [45], [53].

Vì vậy chúng tui thực hiện nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau:

1. Nhận xét kết quả bước đầu ứng dụng cai thở máy sớm theo phương pháp hỗ trợ áp lực tự động, bằng cách SmartCaređ/PS ở bệnh nhân đợt cấp COPD có thông khí nhân tạo xâm nhập.

2. Bước đầu nhận xét ý nghĩa của một số chỉ số đoán kết quả cai thở máy theo phương pháp hỗ trợ áp lực tự động, bằng cách SmartCaređ/PS ở bệnh nhân đợt cấp COPD có thông khí nhân tạo xâm nhập.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Đại cương về đợt cấp COPD
COPD là một trong những nguyên nhân chính gây tàn phế và tử vong trên toàn thế giới, tần suất COPD đang tăng nhanh, nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4. đoán của Tổ chức y tế thế giới, tới năm 2020 COPD sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3, về gánh nặng toàn cầu sẽ lên hàng thứ 3 ( năm 1999 đứng hàng thứ 6 ). Theo thống kê, tần suất mắc COPD trung bình tại các nước Châu Á-Thái Bình Dương là 6,3% và Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ mắc COPD cao nhất: 6,7% [35].

1.1.1. Chẩn đoán COPD
Chẩn đoán COPD: Theo chương trình khởi động toàn cầu về COPD ( GOLD) phiên bản 2008 [35]. Các dấu hiệu gợi ý chính cho chẩn đoán COPD là: Ho mạn tính, khạc đờm kéo dài, khó thở ( dai dẳng liên tục, tiến triển ngày càng nặng hơn ), có các đợt viêm phế quản cấp lặp đi lặp lại, tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ ( hút thuốc lá, bụi, hoá chất, môi trường nghề nghiệp..). Chẩn đoán nên được xác định dựa vào đo chức năng hô hấp bằng phế dung kế ( FVC: dung tích sống gắng sức, FEV1: thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên ) và chia thành các giai đoạn:
+ Giai đoạn I ( nhẹ ): FEV1 / FVC < 70%; FEV1 ≥ 80% đoán
+ Giai đoạn II ( vừa ): FEV1 / FVC < 70%; 50% ≤ FEV1 < 80% dự đoán
+Giai đoạn III (nặng): FEV1 / FVC < 70%; 30% ≤ FEV1 < 50% dự đoán
+ Giai đoạn IV ( rất nặng ): FEV1 / FVC < 70%; FEV1 < 30% dự đoán


1.1.2. Các yếu tố gây khởi phát đợt cấp COPD
* Tình trạng mệt cơ hô hấp:
Trong đợt cấp COPD, có nhiều lý do dẫn đến tình trạng tăng công hô hấp trong cả thì thở ra và thì thở vào. Trong thì thở vào, công hít vào tăng do bệnh nhân phải gắng sức để thắng sức cản của đường dẫn khí. Thì thở ra bình thường thụ động, nhưng trong đợt cấp COPD, các cơ hô hấp phải gắng sức thở ra để thắng sức cản của đường dẫn khí và độ đàn hồi của phổi giảm [35], [50].
PEEP nội sinh ( auto-PEEP ) góp phần quan trọng gây tăng công thở ra, tình trạng căng phổi quá mức làm cho cơ hoành bẹt ra, vùng chêm ( khu vực tiếp xúc giữa cơ hoành và thành ngực ở cuối thì thở ra ) giảm xuống làm chức năng hoạt động của cơ hoành kém hiệu quả. Kèm theo các cơ hô hấp phụ của thì thở vào ( các cơ liên sườn, cơ thang, cơ ức đòn chũm, cơ ngực ) trở thành nhóm cơ hoạt động chính dẫn đến năng lượng của cơ bị hạn chế, sự mệt mỏi cơ cũng tăng lên rõ rệt. Hiện tượng căng phổi quá mức cũng làm thay đổi đường cong thể tích-áp lực nên cũng làm tăng công hô hấp [24], [49].

[hr:5fwygrg4][/hr:5fwygrg4]Dành riêng cho anh em Ket-noi

w5gxS7Aam7nf375
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí


Nghiên cứu áp dụng cách thở NAVA
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status