Thế nào là giá trị hàng hóa? Vì sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất hàng hóa? - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Thế nào là giá trị hàng hóa? Vì sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất hàng hóa?



 Về kích cầu đầu tư: chính phủ đã thực hiện các chính sách thúc đẩy đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tập trung, vốn trái phiếu chính phủ, vốn tín dụng ưu đãi và vốn của doang nghiệp. Thủ rướng chính phủ cho phép hoãn thu hồi 3383,7 tỉ đồng vốn ngân sách đã được ứng năm trước. Tập trung một khối lượng trái phiếu chính phủ để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông, thủy lợi, giáo dục , y tế,.Thủ tướng chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện 7700 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ chưa thực hiện hết năm 2008. Đi đôi với việc thực hiện chính sách kích cầu đầu tư, chúng ta đang thực hiện việc rà soát các vướng mắc, khó khăn với các nhà đầu tư nước ngoài để kiến nghị cơ quan chức năng giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đề bài:
Câu 1:Thế nào là giá trị hàng hóa? Vì sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất hàng hóa?
Câu 2:Nhà nước ta đã làm gì để chống suy thoái kinh tế hiện nay? Cho biết những mặt đã đạt được và những hạn chế,cho hướng giải quyết?
Bài làm:
Câu 1: Mọi hàng hóa đều trao đổi với nhau theo một quan hệ nhất định về số lượng, một tỉ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ: 1 con gà = 5 kg thóc = 0,5m vải = ....
Các loại hàng hóa khác nhau đó có thể trao đổi được với nhau vì chúng đều có một thuộc tính chung, mà theo Các Mác nói: “nếu gạt giá trị sử dụng của hàng hóa qua một bên, thì vật thể hàng hóa chỉ còn một thuộc tính chung mà thôi, cụ thể là: chúng là sản phẩm của lao động”. Mỗi hàng hóa đều mang trong mình một tính chất chung: đó là sự hao phí lao động của con người. Các hàng hóa khác nhau trao đổi theo một tỉ lệ nhất định khác nhau vì mỗi hàng hóa cần một sự hao phí lao động khác nhau. Mà trao đổi hàng hóa là trao đổi hao phí lao động của con người được ẩn chứa trong hàng hóa. Người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn chứa trong hàng hóa ấy. Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó trở thành giá trị của hàng hóa.
Vậy giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa đó.
Nhưng hao phí lao động của con người kết tinh trong sản phẩm không phải lúc nào cũng là giá trị. Trong các xã hội mà người ta sử dụng sức lao động làm ra sản phẩm để tự tiêu dùng cho bản thân và gia đình mình thì sự hao phí đó không có hình thái giá trị. Chỉ trong những xã hội người ta làm ra sản phẩm để trao đổi thì hao phí lao động đó mới mang hình thái giá trị.
Nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội vì tất cả mọi hàng hóa đều giống nhau hoàn toàn, đều có một thực thể xã hội như nhau, đều là những vật thể kết tinh đồng nhất_đó là sức lao động của con người được tích lũy lại. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hóa. Hao phí lao động của người nuôi 1 con gà = hao phí lao động của người làm ra 5kg thóc. Vì thế mà gà với thóc trao đổi theo tỉ lệ 1:5. Những người sản xuất hàng hóa trao đổi với nhau hao phí lao động của mình cho nhau. Vì thế giá trị hàng hóa là biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa.
Câu 2: Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế cực kì tồi tệ. Việt Nam cũng không ngoài vùng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Đầu năm 2004 Việt Nam đã phải đối mặt với tình trạng lạm phát: Đồng tiền bị mất giá, Việt Nam đồng bị trượt giá so với các đồng tiền mệnh giá cao khác. Theo số liệu của tổng cục thống kê,chỉ số giá tiêu dùng năm 2004 tăng 9,5%, trong đó tăng nhanh nhất là nhóm lương thực, thực phẩm ( tăng 15,6% ); dược phẩm y tế ( tăng 9,1% ), nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng ( tăng 7,4% ). Đây là mức tăng giá cao nhất trong 9 năm qua và cũng là năm đầu tiên kể từ năm 1999 tỉ lệ lạm phát vượt ngưỡng quốc hội đề ra(5%).
Bên cạnh đó Việt Nam phải đối mặt với tình trạng mất việc làm,tỉ lệ thất nghiệp gia tăng : mất việc làm làm giảm thu nhập của người dân,trước hết là những gia đình có người trong diện này. Mặt khác doang nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động nói chung đều gặp khó khăn trong nên không thể tăng tiền lương,tiền công cho người lao động. Hàng triệu hộ kinh doanh nhỏ,hộ nông dân,làng nghề cũng khó tiêu thụ sản phẩm hơn, nguồn thu của họ teo lại. Ai cũng phải “thắt lưng buộc bụng”.
Ngoài ra, còn suy giảm sản xuất kinh doanh của một số nghành: ban đầu là các nghành xuất khẩu như dệt may, da giày, đồ gỗ, .....sau đó lan rộng ra ở một số nghành khác và trầm trọng hơn, gây nên đình trệ ở một số doanh nghiệp, một số nghành hẹp, một số địa phương. Không chỉ những doanh nghiệp nhỏ,những nghành thường được đánh giá là kém năng lực cạnh tranh lâm nguy mà cả một số nghành được coi là có năng lực cạnh tranh cũng gặp khó khăn như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày,.... Cả 11 nhóm nghành công nghiệp chế tác của Việt Nam được coi là có năng lực cạnh tranh theo tiêu chí RCA đều đang bị sụt giảm hay có nguy cơ sụt giảm xuất khẩu.
Trước tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới,chính phủ đã đưa ra và thực hiện một số biện pháp kinh tế. Nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách là phải tập trung mọi nổ lực để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội, phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009. Để thự hiện nhiệm vụ trọng tâm,cấp bách trên chính phủ đã ban hành quyết định số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 với 5 nhóm giải pháp chính là: (1)thúc đẩy sản xuất,kinh doanh và xuất khẩu; (2)thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng; (3)chính sách tài chính và tiền tệ; (4) đảm bảo an sinh xã hội; (5) tăng cường công tác điều hành,tổ chức thực hiện chính sách. Để triển khai thực hiện nhanh, đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp trên, chính phủ đã quyết định số 12/2009/QD-TTg ngày 19/1/2009 phân công công việc cụ thể cho từng nghành,địa phương triển khai thực hiện.
Về các giải pháp chống khủng hoảng, ổn định nền kinh tế vĩ mô của chính phủ,cụ thể là:
Về chính sách tài chính tiền tệ: chính phủ cho phép giảm,giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ,doanh nghiệp có hoạt động sản xuất,gia công, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử. Tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào của cac mặt hàng xuất khẩu. Giãn thời gian ân hạn nộp thuế nhập khẩu, cải cách thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và tỉ lệ phế liệu không phải chịu thuế nhập khẩu trong gia công hàng hóa xuất khẩu, nhập nguyên liệu sản xuất hàng hóa nhập khẩu.
Kích cầu phải lấy hiệu quả kinh tế_xã hội làm thước đo. Cơ chế hỗ trợ lãi suất do thủ tướng chính phủ ban hành là giải pháp kích cầu phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và được triển khai kịp thời, có tác dụng thiết thực đảm bảo sản xuất kinh doanh.
Để góp phần đảm bảo cho nguồn nguyên liệu trong nước, hạn chế xuất khẩu tài nguyên,khoáng sản chưa qua chế biến, chúng ta đã điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu của một số mặt hàng khoáng sản như cát, đá(từ 12% đến 17%); .....
Để hỗ trợ sản xuất trong nước, chúng ta đã điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với phôi thép từ 2% lên 5%, thép xây dựng từ 8% lên 12%.
điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như nguyên liệu để sản xuất thuốc kháng sinh; 8 nhóm xơ, sợi tổng hợp; một số linh kiện, phụ tùng điện tử; nguyên liệu nhựa, nguyên vật liệu xây dựng.....Đồng thời thực hiện điều chỉnh giảm thuế đối với 8...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status