Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải của Công ty VIFON bằng mô hình keo tụ, tạo bông và mô hình lắng (+ Bản vẽ) - pdf 23

Chia sẻ cho anh em Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải của Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam - VIFON bằng mô hình keo tụ, tạo bông và mô hình lắng


2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (MÌ ĂN LIỀN).
Từ cuối thế kỉ 18, người châu Aâu đã bắt đầu sản xuất và sử dụng sản phẩm mì sợi. Và nó trở thành thực phẩm truyền thống của các nước châu Aâu, đặc biệt là ở Ý và Pháp. Sau đó, sản phẩm du nhập vào châu Á. Và sau đó, để tiết kiệm thời gian chế biến, người châu Á ( đầu tiên là Nhật ) đã đưa ra công nghệ sản xuất mì chuẩn bị bữa ăn nhanh gọi là mì ăn liền. Từ đó đến nay, mì ăn liền đã không ngừng được cải tiến và phát triển về sản lượng và chất lượng. Công nghệ sản xuất mì ăn liền luôn được nâng cao.
Hiện nay, tại Việt Nam các sản phẩm mì ăn liền được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân vì tính tiện dụng và giá trị dinh dưỡng của chúng . Có thể nói sản phẩm mì ăn liền ngày nay đã phần nào đi vào đời sống của người dân, trở thành một sản phẩm được ưa thích rộng rãi .
Trước nhu cầu to lớn của thị trường, ngành công nghiệp mì ăn liền đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khi nền kinh tế nước nhà chuyển sang cơ chế thị trường. Các công ty quốc doanh như MILIKET, COLUSA, … cũng như các liên doanh như VIFON ACECOOK, A-ONE , … đã không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại và mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện nay, trên thị trường có hơn mười nhãn hiệu mì ăn liền như MILIKET, COLUSA, VIFON, A-ONE ,…
Đứng về khía cạnh dinh dưỡng, đây là loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao do được chế biến từ bột mì ( là nguồn tinh bột tốt ) và phụ gia có chứa các chất dinh dưỡng như protein, lipit, vitamin, khoáng. Như vậy, về cơ bản sản phẩm
mì ăn liền có chứa tương đối đầy đủ chất dinh dưỡng cơ bản. Trung bình 100 gr mì cung cấp 359 calo .

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TYCỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM VIỆT NAM - VIFON
 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM VIỆT NAM - VIFON
 Tên tiếng Anh:VIET NAM FOOD INDUSTRIES JIONT STOCK COMPANY
 Tên viết tắt: VIFON.
 Địa chỉ: 6/1B Trường Chinh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp HCM.
 Điện thoại: 8153947 – 8153933, Fax: 8153059.
 Email: [email protected] Wedsite: WWW.vifon-vn.com.
3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VIFON
Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam - VIFON trước đây là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc quản lý của Bộ Công Nghiệp, chuyên kinh doanh về thực phẩm chế biến mì ăn liền như: mì ăn liền, bún phở ăn liền, bột canh, tương ớt… Ngoài ra, công ty còn liên doanh sản xuất bột ngọt, bột mì, mì ăn liền, với các công ty nước ngoài. Với trên 30 năm kinh nghiệm trong ngành chế biến thực phẩm, sản phẩm của công ty ngày càng thoả mãn nhu cầu thị trường.
Ngày 27/03/1963 công ty được thành lập do 14 nhà đầu tư người Việt gốc Hoa góp vốn gồm 35.000 cổ phần. Cuối năm 1964 số cổ phần tăng lên trên 70.000 và năm 1967 công ty đi vào hoạt động với tên gọi là VIFONCO. Sản phẩm chính lúc này là mì ăn liền với 3 dây chuyền sản xuất có công xuất 3.000 gói /ca, bột ngọt với 3 dây chuyền có công xuất 2.000 tấn/ca.
Ngoài ra còn có bột hồ, bột bánh kẹo, miến, tàu vị yểu, cá hộp, thịt hộp… với một đội ngũ kỹ sư lành nghề đào tạo chủ yếu từ Đài Loan và Nhật Bản. Các máy móc thiết bị của công ty thuộc vào loại hiện đại thứ hai Đông Nam Á vào lúc đó.
Từ năm 1980 – 1985, công ty ngừng sản xuất mì ăn liền và chuyển sang sản xuất các mặt hàng: bánh phồng tôm, bột ngọt, cồn, mạch nha.
 Giai đoạn 1975 – 1985, đây là giai đoạn củng cố và ổn định sản xuất. Năm 1975 Nhà nước ta tiếp tục quản lý công ty, lúc này có 925 công nhân. Đến tháng 03 năm 1977 công ty chuyển thành xí nghiệp quốc doanh với tên gọi là nhà máy bột ngọt Tân Bình trực thuộc liên hiệp xí nghiệp bột ngọt mì ăn liền và thực hiện hoạch toán hoá sổ.
Lúc này công suất thiết kế của liên hiệp xí nghiệp bột ngọt mì ăn liền là 5.200 tấn bột ngọt/năm và 3.500 tấn mì /năm. Như vậy là sản phẩm chính chiếm tỷ trọng lớn nhất các loại sản phẩm của liên hiệp xí nghiệp bột ngọt mì ăn liền nói chung và các công ty thành viên nói riêng.
 Giai đoạn 1986 đến nay: giai đoạn vương lên hoàn thiện và phát triển.
- Tháng 7/1986 nhà máy được chuyển giao hoạch toán độc lập, được chủ động trong sản xuất kinh doanh và tìm kiếm thị trường mục tiêu với cơ chế “ Tự cân đói, tự sản, tự tiêu”. Là doanh nghiệp nhà nước với vốn đầu tư eo hẹp không có nguồn ngoại tệ đầu tư, phát triển máy móc thiết bị, nhà máy bột ngọt Tân Bình đã có bước đột phá lớn đầu tiên và liên kết với của hàng lương thực trung tâm quận 5 để sản xuất nhãn hiệu mì ăn liền Miliket ( trên cơ sở liên kết kỹ thuật, quy trình sản xuất của nhà máy và nguồn ngoại tệ của cửa hàng lương thực trung tâm quận 5).
- Năm 1988 liên doanh với VIECO Vũng Tàu mua thêm một dây chuyền sản xuất mì nuôi.
- Năm 1989 nhà máy tự chế tạo và lắp đặt thêm hai dây chuyền sản xuất thùng carton và dây chuyền tráng PE để chủ động trong việc cung ứng cho mì ăn liền và gia vị. Cũng trong thàng 03/1992 do sức hút mạnh của thị trường miền Bắc nên công ty đã lắp đặt thêm hai dây chuyền sản xuất mì ăn liền, hai lò hơi và một hệ thống sản phẩm bột soup.
Từ năm 1992 công ty đã được phép xuất khẩu trực tiếp là lợi thế mạnh lúc này.
- Tháng 9/1992 xí nghiệp liên hiệp bột ngọt mì ăn liền giải thể, nhà máy bột ngọt Tân Bình được chuyển thành công ty Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam với tên gọi quốc tế là Việt Nam Food Industries Jiont Stock Company ( gọi tắt là VIFON). Theo quyết định số 336/CNN TCLĐ của Bộ trưởng Công nghiệp nhẹ bao gồm các thành viên :
 Công ty VIFON ( công ty chính)
 Nhà máy thực phẩm Thiên Hương
 Nhà máy mì Tân Bình
 Nhà Máy thực phẩm Việt Trì
 Công ty liên doanh VIFON – Hà Nội
 Công ty liên doanh VIFON – Vinh
 Công ty liên doanh VIFON – Đà Nẵng
 Công ty liên doanh Orsan ( Pháp) Việt nam
- Năm 1994 các đơn vị thành viên theo nghị định số 338 đã trở thành các công ty độc lập như nhà máy mì Thiên Hương. Ngày 29/04/1993 theo Quyết định số 409/CT do Bộ công nghiệp ký, Công Ty Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam đã trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập với chức năng quản lý rộng rãi và tự chủ hơn, trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ.
- Năm 1995 thành lập phân xưởng mì xuất khẩu liên doanh với Nhật Bản Vifon Acecook ( với tổng số vốn đầu tư trên 4 triệu USD trong đó VIFON đóng góp 40%)
- Đến tháng 12/2003 công ty chuyển thành công ty cổ phần với 51% vốn nhà nước, 49% vốn tư nhân.
- Đầu năm 2004 công ty VIFON đã tiến hành cổ phần hoá và chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đến tháng 6/2005 công ty chuyển thành công ty cổ phần với 100% vốn tư nhân với tên gọi mới: Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam ( VIFON).
3.3 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam ( VIFON) được xây dựng trên trên khu vực có diện tích gần 8 ha, nằm tại: 6/1B đường Trường Chinh, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh. Khu đất được giới hạn bởi:
- Phía Đông là kênh Tham Lương.
- Phía Tây tiếp giáp với đường Trường Chinh ( đây là một tuyến đường lớn giao thông huyết mạch).
- Phía Bắc giáp với cầu Tham Lương.
- Phía Nam tiếp giáp với công ty dệt Thành Công.



vFQtZC7QQkG4Wuy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status