Vấn đề con người và giải phóng con người trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Vấn đề con người và giải phóng con người trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam



MỤC LỤC
A- ĐẶT VẤN ĐỀ.
B- NỘI DUNG 1
I- Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin. 1
1. Nguồn gốc và bản chất của con người. 1
2. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. 6
2.1.Khái niệm cá nhân và xã hội. 6
2.2. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. 7
3. Vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử và sự nghiệp phát triển 9
3.1. Vai trò của quần chúng. 9
3.2. Vai trò của cá nhân, cá nhân ưu tú lãnh tụ. 10
II- Vấn đề con người và giải phóng con người trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 11
1. Vấn đề con người trong mục tiêu cách mạng của Đảng. 11
2. Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới. 13
3. Gắn phát triển con người hiện đại với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 15
4. Nghiên cứu con người trước thềm thế kỷ XXI. 19
C- KẾT LUẬN 22
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o bản năng, nhưng khi ý thức và ngôn ngữ đã xuất hiện và phát triển thì lao động trở thành lao động có tính chất xã hội.
ở mỗi bước tiến lên của lao động xã hội, của tiếng nói và ý thức , lại hình thành ra những con người mới của hoạt động liên hệ thần kinh trong vỏ não. Và trên cơ sở ấy thì lựa chọn tự nhiên cố định trên một cơ cấu di truyền trên vỏ não, làm cho con đường liên hệ thần kinh mới xuất hiện trong thực tiễn lao động.
Tầng trên của vỏ não người chính là ở di truyền của bản năng lao động xã hội của con người nguyên thuỷ mà c.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận định là bản năng có ý thức. Do đó, bản năng lao động xã hội với tư cách là bản năng có ý thức, chính là chức năng cơ bản của tầng trên vỏ não người.Đấy là cái vốn di truyền đã được xây dựng trong sự tiến hoá từ tổ tiên vượn lên người, thông qua nhiều bước nhảy vọt. Mỗi bước nhảy vọt này là kết quả của sự phát triển của lao động xã hội ở giai đoạn trước trong quá trình trở thành người. Dĩ nhiên kết quả đó phải có những điều kiện tự nhiên nhất định.
Lao động xã hội quyết định đời sống con người, nên bản năng sinh vật được thu hút và hội nhập vào bản năng lao động xã hội, cái bản năng xã hội đặc thù của con người.
Khi C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người, trong tính hiện thực của nó, là tổng hoà mối quan hệ xã hội thì ông không dừng lại ở bản năng sinh vật của con người. C.Mác nói đến con người là nói đến con người hiện thực, nói đến bản năng xã hội của con người trong mọi quan hệ của đời sống.
2. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Quan hệ giữa cá nhân và xã hội là vấn đề có vị trí quan trọng đặc biệt trong học thuyết của Mác. Các tác phẩm của các nhà kinh điểm Mác - Lênin đã đề cập đến vấn đề này một cách toàn diện, sâu sắc có hệ thống trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2.1.Khái niệm cá nhân và xã hội.
Khái niệm cá nhân chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định với tư cách một cá thể, một thành viên của xã hội ấy; do những đặc điểm riêng biệt của mình mà phân biệt với những thành viên khác của xã hội.
Xã hội bao giờ cũng do các cá nhân hợp thành, những cá nhân này sống và hoạt động trong những nhóm, cộng đồng, tập đoàn xã hội khác nhau do điều kiện lịch sử cụ thể quy định. Bất cứ xã hội nào cũng được cấu thành không phải bởi những con người trừu tượng mà bởi những con ngươì cụ thể, những cá nhân sống.
Mỗi cá nhân là một cái đơn nhất mang những đặc điểm riêng phân biệt với các cá nhân khác không chỉ về mặt sinh học mà chủ yếu về mặt những quan hệ xã hội, những quan hệ này vô cùng phức tạp, rất cụ thể và có tính lịch sử. Mỗi cá nhân có đời sống riêng, có những " quan hệ xã hội" của riêng mình không hoàn toàn giống quan hệ xã hội của các cá nhân khác, có kinh nghiệm riêng, có nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng riêng. Tuy nhiên, các cá nhân trong một xã hội nhất định dù khác biệt nhau đến đâu, đều mang cái chung; họ đều là thành viên của xã hội, đều mang bản chất xã hội, không thể sống ngoài xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp đều do các cá nhân - thành viên của giai cấp hợp thành. Mỗi cá nhân trong một giai cấp, vừa mang bản chất chung của con người và loài người, vừa mang bản chất một giai cấp nhất định, đồng thời có những đặc điểm riêng làm có cá nhân này không giống cá nhân khác. Cần có sự phân biệt cá nhân với cá thể người. Một con người mới lọt lòng chưa có ý thức, chưa có những quan hệ xã hội thật sự, chưa thể gọi là một cá nhân. Chỉ khi nào có người có ý thức, có thế giới nội tâm riêng, có những quan hệ xã hội riêng, con người đó mới trở thành một cá nhân đúng nghĩa khái niệm này.
2.2. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Trong bất cứ xã hội nào, cá nhân cũng không tách rời xã hội. Cá nhân là hiện tượng có tính lịch sử. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội biến đổi trong sự phát triển của lịch sử. Mối quan hệ đó trong xã hội cổ đại không giống trong xã hội trung đại,xã hội cận đại. Điều đó không chỉ liên quan tới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ văn hoá, văn minh, mà liên quan tới sự thay đổi của cách sản xuất, của hình thái kinh tế - xã hội. Chỉ khi thay đổi hình thái kinh tế - xã hội thì quan hệ cá nhân - xã hội mới có thay đổi căn bản.
* Trong xã hội nguyên thuỷ, quan hệ giữa cá nhân và xã hội không có đối kháng. Lợi ích cá nhân phụ thuộc trực tiếp vào lợi ích sống còn hàng ngày của cộng đồng. Mỗi con người của xã hội nguyên thuỷ chưa trở thành những cá nhân theo nghĩa đầy đủ của nó. Trong xã hội này không những lợi ích cá nhân mà vai trò của cá nhân cũng "tan biến" trong cộng đồng.
* Đến khi xã hội phát triển sang giai đoạn mới cao hơn, xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, xuất hiện hình thái mới trong quan hệ cá nhân - xã hội: Giữa cá nhân và xã hội vừa có thống nhất vừa có mâu thuẫn sâu sắc. Những con người thuộc giai cấp bị bóc lột như nô lệ, nông nô, vô sản thiếu những điều kiện xã hội để trở thành những cá nhân thật sự. Mỗi con người thuộc các giai cấp ấy không thể khẳng định cá nhân mình trên cơ sở làm chủ hoạt động lao động cũng như những thành quả lao động của mình. Các thành viên giai cấp thống trị, là những con người mới có đặc quyền, đặc lợi được khẳng định với tư cách cá nhân và trở thành kiểu cá nhân đặc trưng của thời đại (chẳng hạn cá nhân phong kiến, cá nhân tư sản...)
* Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản nói nhiều đến cá nhân, cá tính, tự do cá nhân..., thực chất là nói đến cá nhân tư sản. C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ, trong lao động làm thuê, người vô sản mất hết cá tính. Lợi ích của giai cấp tư sản, của xã hội tư bản đối lập với lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích cánhân người công nhân.
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển càng làm cho con người bị tha hoá. Người công nhân gánh chịu mọi hậu quả nặng nề của sự tha hoá. Kết quả hoạt động của con người, của người công nhân, ngày càng biến thành một lực lượng thoát ra khỏi con người, xa lạ với con người, thống trị lại con người, thù địch với con người, lực lượng đó là tư bản. Các điều kiện lao động của người công nhân đối lập lại người công nhân. Trong những điều kiện đó, tự do của người lao động chỉ mang tính hình thức, cá nhân con người không thể có sự phát triển hài hoà và toàn diện. Điều kiện sống và làm việc của công nhân càng tồi tệ hơn khi họ mất việc làm; khi đó người lao động càng không thể khẳng định mình với tư cách cá nhân. Chỉ khi nào các đối kháng giai cấp toàn xã hội đã bị xoá bỏ, khi người lao động thực sự làm chủ các điều kiện vật chất của lao động, họ mới thật sự trở thành người lao động tự do. Và cá nhân người lao động, với tư cách con người mới được khẳng định.
Chủ nghĩa xã hội không "thủ tiêu cá nhân" như giai cấp sản nói, trái lại tạo những điều kiện xã hội cần thiết cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, làm cho mỗi cá nhân phát huy cao độ năng lực của mình, bản sắc của mình trong cuộc s...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status