Nâng cao khả năng cạnh tranh ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Nâng cao khả năng cạnh tranh ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I: Hội nhập AFTA và vấn đề tăng cường năng lực cạnh tranh của mặt hàng dệt may của Việt Nam 3
I) Một số vấn đề về AFTA 3
1) Giới thiệu chung về AFTA 3
2) Các mục tiêu của AFTA 4
II) Sự cần thiết phải nâng cao vấn đề cạnh tranh MặT HàNG dệt may TRONG thị trường AFTA 5
1) Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh 5
1.1) Thực chất của cạnh tranh 5
1.2) Lợi thế cạnh tranh 6
1.3) Tiêu chí của cạnh tranh 8
2) Cơ hội và những thách thức khi dệt may tham gia khu vực tự do AFTA 8
2.1) Những cơ hội trong quá trình hội nhập 8
2.2) Những thách thức trong tiến trình hội nhập 10
Phần II: đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt may (96 – 02) 13
I) Tổng quan về tình hình xuất khẩu của ngành dệt may trong thời gian qua 13
1) quy mô xuất khẩu của hàng dệt may 13
2) Về thị trường xuất khẩu dệt may 15
II) Thực trạng về khả năng cạnh tranh của ngành dệt may 16
1 ) Về thị trường 16
2) Đánh giá sự cạnh tranh về chi phí, giá cả 19
2.1) Về chi phí 19
2.2) Về giá cả 20
3) Đánh giá khả năng cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, trình độ khoa học công nghệ 22
3.1) Về khoa học công nghệ 22
3.2) Về chất lượng, mẫu mã 22
4) Về đội ngũ cán bộ quản lý 23
5) Đánh giá chung 24
Phần iii: Phương hướng và các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam 25
I) phương hướng phát triển ngành dệt may trong thời gian tới 25
1) Các mục tiêu đặt ra 25
2) Phương hướng phát triển 27
II) Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may sang thị trường AFTA 28
1) Giải pháp về giá cả, giá thành sản phẩm 28
2) Giải pháp về công nghệ, chất lượng mẫu mã 29
2.1) Giải pháp về công nghệ 29
2.2) Về nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các loại sản phẩm 31
3) Giải pháp về môi trường kinh doanh 32
4) Giải pháp về lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 33
III) Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may 34
1) Kiến nghị đối với doanh nghiệp 34
2) Kiến nghị đối với Nhà nước 35
Kết luận 36
Tài liệu tham khảo 37
PHẦN I: HỘI NHẬP AFTA VÀ VẤN ĐỀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

I) MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ AFTA
1) Giới thiệu chung về AFTA
Vào đầu những năm 1990, môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã có những biến đổi quan trọng do chiến tranh lạnh đã kết thúc. Ở kỷ nguyên hậu chiến tranh, vị trí của ASEAN trong chiến lược khu vực và quốc tế của các cường quốc đã bị hạ thấp, mặt khác kinh tế của các nước ASEAN đứng trước các thách thức lớn khiến cho các nước ASEAN không dễ dàng vượt qua nếu không có sự cố gắng chung của toàn hiệp hội. Đó là sự xuất hiện các tổ chức hợp tác khu vực như EU, NAFTA… mà ASEAN e ngại trở thành khu vực khép kín, do đó sẽ làm cho hàng hoá ASEAN vấp phải những trở ngại hơn nữa khi thâm nhập vào các thị trường trên. Mặc dù trong thập niên trước đó, kinh tế ASEAN với tốc độ tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế các nước ASEAN vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản và các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) ở Đông Bắc Á. Tình hình đã thay đổi khi ASEAN bước vào những năm 1990. Với chính sách mở cửa ưu đãi rộng rãi dành cho các nhà đầ tư ngoại quốc, với lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, Trung Quốc ở Châu Á, Nga và các nước Đông Âu ở Châu Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn nếu so sánh với ASEAN.
Nhằm đối phó với những thách thức trên, các nước ASEAN đã quyết định đưa hợp tác kinh tế của ASEAN lên một tầm mức mới. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapo năm 1992 đã quyết định thành lập một khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) theo sáng kiến của Thái Lan. Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 là kết quả chính sách đối ngoại đúng đắn “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” và chủ trương đa phương hoá quan hệ đối ngoại, hội nhập khu vực và thế giới. Trên lĩnh vực kinh tế, tham gia ASEAN thực hiện các Hiệp định về hợp tác kinh tế, trong đó quan trọng nhất là “Hiệp định thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA)” mở ra cho Việt Nam cơ hội đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN, góp phần thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hơn nữa đây còn là bước chuẩn bị tích cực để Việt Nam tham gia hội nhập nhanh hơn vào tiến trình khu vực hoá và quốc tế hoá kinh tế và thương mại (APEC, WTO).

5PEfI6W8V8dp4hx
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status