Một số giải pháp tăng cường hiệu lực thanh tra của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các Ngân hàng thương mại - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp tăng cường hiệu lực thanh tra của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các Ngân hàng thương mại



MỤC LỤC
 Trang
Lời nói đầu 1
Phần I: Lý luận chung về thanh tra, giám sát của ngân hàng Trung ương đối với các ngân hàng thương mại. 2
1. Tầm quan trọng của hoạt động thanh tra đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh: 2
2. Vai trò hoạt động thanh tra của NHTƯ đối với NHTM: 3
3. cách thanh tra của NHTƯ đối với NHTM: 4
a/. cách giám sát từ xa: 4
Phần II: Thực trạng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt nam trong thời gian qua. 7
1. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của thanh tra NHNN đối với các NHTM quốc doanh: 7
2. Một số mặt đã đạt được trong việc thanh tra của NHTW đối với các NHTM. 8
3. Những hạn chế trong công tác thanh tra của NHNN đối với các NHTM quốc doanh: 9
a) Hạn chế trong công tác giám sát từ xa: 9
b) Hạn chế trong công tác thanh tra tại chỗ: 10
4. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thanh tra của NHNN đối với các NHTM: 10
Phần III: Một số giải pháp tăng cường hiệu lực thanh tra của NHNN Việt nam đối với các NHTM: 12
I. Một số giải pháp chung mang tính xuyên suốt toàn bộ hoạt động của hệ thống Thanh tra Ngân hàng: 12
II. Đổi mới nội dung và phương pháp thanh tra của NHNN đối với các NHTM quốc doanh: 14
1. Đổi mới và hoàn thiện cách giám sát từ xa: 14
a- Thiết lập những chỉ tiêu xác định và đánh giá rủi ro tín dụng: 14
b- Xác định chỉ tiêu đảm bảo khả năng thanh toán.Phân nhóm tài sản có trích lập và xử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro. 14
c- Những chỉ tiêu thực hiện dự trữ bắt buộc: 15
2. Đổi mới và hoàn thiện cách thanh tra tại chỗ: 16
a- Đổi mới cách thanh tra tại chỗ: 16
b- Hoàn thiện nội dung thanh tra tại chỗ: 16
Kết luận 21
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ự trữ của các NHTM.
- Phân tích tình hình thu chi tài chính đảm bảo sự thay đổi lãi suất và khối lượng tín dụng tạo ra tổng mức cầu của xã hội về đầu tư và phát triển kinh tế.
- Thông báo những vấn đề cần lưu ý với đối tượng giám sát, kiến nghị những biện pháp khắc phục.
- Báo cáo kết quả cho ban lãnh đạo, gửi cho bộ phận thanh tra tại chỗ để khai thác.
b/. cách thanh tra tại chỗ:
Khái niệm: Thanh tra tại chỗ là cách thanh tra trực tiếp tại các tổ chức tín dụng nhằm xác định hiện trạng các hoạt động cụ thể của đối tượng thanh tra như đánh giá sự tuân thủ các qui chế, đảm bảo chất lượng tài sản, an toàn vốn, chiều sâu của công tác quản lí, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời.
Phương pháp thanh tra tại chỗ thường được tổ chức thành đoàn thanh tra cho mỗi cuộc thanh tra tại một đơn vị trong một thời gian nhất định. Đoàn thanh tra thường được tổ chức từ 3 đến 5 người gồm 1 đoàn trưởng, 1 hay 2 phó đoàn…tham gia vào đoàn thanh tra. Đoàn thanh tra được sử dụng cộng tác viên trong giới hạn qui định.
Thanh tra tại chỗ có thể được tiến hành định kỳ hay đột xuất.
Nội dung của thanh tra tại chỗ gồm:
- Thanh tra quản trị điều hành.
- Thanh tra nguồn vốn.
- Thanh tra chất lượng tín dụng.
- Thanh tra nghiệp vụ bảo lãnh.
- Thanh tra hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
- Thanh tra góp vốn liên doanh.
- Thanh tra nghiệp vụ tài chính kế toán…
tuỳ từng trường hợp vào việc tổ chức của mỗi lần thanh tra và yêu cầu quản lý mà thanh tra Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh tra toàn diện hay thanh tra theo chuyên đề về hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Phần II
Thực trạng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt nam trong thời gian qua.
1. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của thanh tra NHNN đối với các NHTM quốc doanh:
Hệ thống thanh tra ngân hàng được xây dựng ngay sau khi thành lập Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Mô hình tổ chức bộ máy của NHNN từ Trung ương đến các chi nhánh tỉnh, thành phố đều có tổ chức thanh tra trực thuộc, gọi chung là Ban thanh tra ngân hàng. Thời kỳ này Thanh tra Ngân hàng là thanh tra của thủ trưởng đơn vị, không nằm trong hệ thống Thanh tra Nhà nước . Hoạt động của Thanh tra Ngân hàng chủ yếu là giải quyết và xem xét các đơn thư tố cáo, khiếu nại, cán bộ làm công tác thanh tra không đủ trình độ về chuyên môn ; do vậy công tác tổ chức hoạt động thanh tra mang nặng tính hành chính, theo mệnh lệnh và yêu cầu của thủ trưởng, hiệu lực pháp lý không được xác định, hoạt động kém hiệu quả.
Do đặc điểm như vậy, hoạt động thanh tra của NHNN tất yếu sẽ gặp những hậu quả khó tránh khỏi;hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng bị đổ vỡ, nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại gia tăng với tốc độ lớn, nhiều cán bộ bị kỷ luật và bị xử lý theo pháp luật.
Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên là do nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ chuyển sang cơ chế thị trường, chúng ta chưa nhận thức được đầy đủ về nó, kiến thức quản lý còn nhiều yếu kém, chưa đủ kinh nghiệm trong quá trình khai thác các công cụ quản lý vĩ mô, chưa biết sử dụng vai trò của Nhà nước và công cụ thanh tra của NHNN trong công tác quản lý, kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Từ năm 1989-1990 trở lại đây, sau khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội công bố pháp lệnh NHNN, pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính…, bắt đầu thời kì đổi mới căn bản hệ thống ngân hàng: từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp. NHNN Việt nam gồm cơ quan NHTƯ và các chi nhánh tại 61 tỉnh thành phố và hệ thống các tổ chức tín dụng gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh,ngân hàng thương mại cổ phần, hợp tác xã tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài…Cũng trong thời gian này, Hội đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh thanh tra, pháp lệnh khiếu nại,tố cáo của công dân, mở ra một thời kỳ mới của công tác thanh tra ở nước ta nói chung và công tác thanh tra ngân hàng nói riêng. Trên cơ sở các pháp lệnh nói trên, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và cách hoạt động của Thanh tra ngân hàng đã có những đổi mới mạnh mẽ.
Tính đến ngày 32/12/1999, số cán bộ thanh tra toàn hệ thống NHNN là 620 người (riêng NHTƯ có 104 người); trong đó thanh tra viên cao cấp (cấp III)có một người, chiếm tỉ lệ 0,16%; thanh tra viên cấp II có 120 người, chiếm tỉ lệ 21%; thanh tra viên cấp I có 300 người, chiếm 48% trong tổng số thanh tra, còn gần 30% chưa được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên.
Hiện tại, thanh tra Ngân hàng Trung ương có 9 phòng, gồm:
- Văn phòng thanh tra.
- Phòng thanh tra các ngân hàng quốc doanh.
- Phòng thanh tra các ngân hàng cổ phần.
- Phòng thanh tra các ngân hàng nước ngoài và liên doanh.
- Phòng thanh tra các tổ chức phi ngân hàng.
- Phòng thanh tra quỹ tín dụng nhân dân.
- Phòng giám sát và phân tích.
- Phòng chống tham nhũng.
- Phòng xét các khiếu tố.
Thực tế trong nhiều năm qua cho thấy, thanh tra ngân hàng đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo NHNN, sự phối kết hợp giữa vụ, cục trong ngành cùng với sự nỗ lực phấn đấu, hệ thống thanh tra chuyên trách ngân hàng đã thực sự đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, góp phần tích cực vào thành tích chung của ngành trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng qua các thời kì.
2. Một số mặt đã đạt được trong việc thanh tra của NHTW đối với các NHTM.
Trong việc thanh tra giám sát của NHTW cho thấy các cấp lãnh đạo cùng với sự phối hợp giữa các Vụ, Cục trong ngành, cùng với sự nỗ lực phấn đấu hệ thống thanh tra chuyên trách ngân hàng đã thực sự đổi mới nâng cao chất lượng thanh tra song không tránh khỏi thiếu sót đã dẫn đến.
- Sai phạm trong quản lý và kiểm soát các NHTM.
Qua thanh tra công tác tín dụng ở các NHTM quốc doanh cho thấy các NHTM chưa chú trọng đến quản lý và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, nhất là việc thu thập các thông tin về kinh doanh và tình hình tài chính của các khách hàng chưa chú ý đào tạo bồ dưỡng cán bộ cả nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
Do vậy đã dẫn đến các hoạt động của các NHTM quốc doanh các năm qua đã phát sinh nợ quá lớn.
Nguyên nhân khách quan thường dẫn đến dư nợ quá hạn có vấn đề và nợ khó trả chủ yếu là.
- Do khách hàng vay bị phá sản, do kinh doanh thua lỗ, do cố ý lừa đảo.
- Do thiên tai bão lũ, cùng với sự thay đổi chính sách tài chính của Nhà nước.
- Do không chấp hành quy chế của các ngân hàng.
Bên cạnh nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân khác như.
- Các văn bản hướng dẫn cụ thể hùn vốn liên doanh, mua cổ phần chưa được ban hành kịp thời hay còn nhiều thiếu sót, các khái niệm về hùn vốn liên doanh chưa được hiểu đúng do vậy việc thực hiện ở nhiều cấp ngân hàng còn sai.
3. Những hạn chế trong công tác thanh tra của NHNN đối với các NHTM quốc doanh:
a) Hạn chế trong công tác giám sát từ xa:
- Chương trình giám sát chưa chuẩn, quá trình thực hiện có bổ sung sửa đổi nhưng vẫn chưa hoàn thiện.
- Sự phối kết hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ còn ít và yếu kém. Mục tiêu của giám sát từ xa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status