Đề án Quan hệ giữa sở hữu và thành phần kinh tế - pdf 23

Download miễn phí Đề án Quan hệ giữa sở hữu và thành phần kinh tế



Mặc dù qua 10 năm đổi mới, thành phần kinh tế này có những cố gắng nhất định, trụ đứng, đổi mới và vươn lên, song vẫn còn nhiều Doanh nghiệp nhà nước chưa làm tốt vai trò chủ đạo cả trong sản xuất lẫn lưu thông. Trong thời gian tới cần tiếp tục chấn chỉnh, đổi mới và xây dựng các Doanh nghiệp nhà nước hoạt động sao cho có hiệu quả, cùng với các lực lượng khác trong khu vực kinh tế nhà nước như: tài chính, ngân hàng, kho bạc, dự trữ quốc gia , vươn lên đảm nhận vai trò chủ đạo. Vai trò này biểu hiện sự mở đường và hỗ trợ cho các thành phần khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của nền kinh tế, là công cụ có sức mạnh vật chất để nhà nước điều tiết và hướng dẫn nề kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhà nước, thông qua việc tổ chức sắp xếp lại các Doanh nghiệp nhà nước, các Nghị định 90/CP, 91/CP để tập trong nắm những ngành, những lĩnh vực, những khâu then chốt trọng yếu như: kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hệ thống tài chính ngân hàng, bảo hiểm, một số Doanh nghiệp công ích trọng yếu
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


QHSX lạc hậu mà ngay cả khi QHSX và LLSX phát triển không đồng bộ, có những yếu tố quá xa xôi với trình độ phát triển của LLSX. Trong khi nền kinh tế nước còn phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu, kinh tế hàng hoá chưa phát triển, trình độ xã hội hoá còn thấp, muốn hoàn thành quá trình cải tạo XHCN trong một thời gian ngắn, đưa nhanh QHSX lên trình độ xã hội hoá cao, bỏ qua các hình thức trung gian quá đọ là thoát li tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Chủ trương đó đã kìm hãm tiềm năng phát triển to lớn của nhân dân về vốn, sức lao động và tay nghề để phát triển LLSX. Hơn nữa, việc cải tạo QHSX chỉ chú ý tới chế độ tư hữu về TLSX . Ngay cả những đơn vị thuôc sở hữu toàn dân được trang bị kỹ thuật rất đầy đủ cũng làm ăn kém hiệu quả, cồng kềnh trong họat động.
Sở hữu và tính đâ dạng của nó trong nền kinh tế thị trường.
Sở hữu là một phạm trù kinh tế xuất phát và có bản chất kinh tế chính trị.
Nó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Phạm trù sở hữu được luật hoá thành quyền sở hữu và quyền sở hữu được thực hiện qua một cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. Chế độ sở hữu là vấn đề căn bản nhất của chế độ kinh tế xã hội. Chỉ có giải quyết đúng đắn vấn đề sở hữu mới có căn cứ để giải quyết các vấn đề động lực, lợi ích kinh tế, chính trị, pháp quyền và xã hội.
Hình thức, mức độ và phạm vi sở hữu phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Sự thay đổi các hình thức sở hữu trong lịch sử không do ý chí của con người quyết định, mà là quá trình phát triển lịch sử tự nhiên.
Các Mác khi nghiên cứu cách sản xuất TBCN, ông quan niệm: “Trong mỗi thời đại lịch sử, quyền sở hữu đã phát triển một cách khác nhau, và trong một loạt những quan hệ xã hội khác nhau, cho nên định nghĩa quyền sở hữu tư sản không phải là cái gì khác, mà là trình bày tất cả những quan hệ xã hội của cách sản xuất tư bản”.
Từ luận điểm trên, có thể hình dung phạm trù sở hữu như một tổng thể các quan hệ kinh tế và theo đó là tổng thể các quyền sử dụng, phân phối, quản lý… gắn với một xã hội nhất định. Cần xem xét phạm trù sở hữu dưới hai góc độ có mối quan hệ với nhau là: hình thức pháp lý của sở hữu và sở hữu được thực hiện về kinh tế. Bởi vậy, có thể hiểu: sở hữu là một phạm trù kinh tế, phản ánh sự thống nhất biện chứng giữa sở hữu với tư cách là hình thức pháp lý, là điều kiện cần thiết của sản xuất, với sở hữu được thức hiện về mặt kinh tế, mặt kết quả thực tế trong quá trình sản xuất và tái sản xuất.
Trong một thời gian dài chúng ta coi sở hữu là mục tiêu, cho nên đã nôn nóng xoá bỏ tư hữu để phát triển nhanh chế độ công hữu để đạt mục tiêu CNXH. Một số năm gần đây lại coi sở hữu chỉ là phương tiện. Thực tế những năm qua đã chỉ rõ việc làm đó là sai lầm. Quan điểm đúng đắn của Đảng ta hiện nay là coi sở hữu vừa là mục tiêu vừa là phương tiện. Vì “sở hữu nói riêng, quan hệ sản xuất nói chung không chỉ là phương tiện như mọi phương tiện thông thường có thể tuỳ tiện thay đổi phương tiện này bằng phương tiện khác; mà là một bộ phận cấu thành hữu cơ của hình thái kinh tế xã hội nhất định. CNXH có những đặc trưng riêng về sở hữu, những quan hệ sản xuất và phân phối này sinh từ chế độ sở hữu đó”.
Tính đa dạng của sở hữu.
Nếu như trong nền kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá giản đơn, người ta quan tâm chủ yếu đến mặt hiện vật của sở hữu (TLSX), thì trái lại trong nền kinh tế thị trường hiện đại với tính đa dạng của nó người ta không chỉ quan tâm đến mặt hiện vật mà điều quan trọng hơn là họ quan tâm đến hình thái giá trị - hình thái tiền của nó như vốn tự có, vốn cho vay, vốn cổ phần…, có đặc tính là bảo tồn vốn và sinh lợi, đó là hình thái phổ biến của kinh tế thị trường, nhất là trong thời kỳ xuất hiện và phát triển công ty cổ phần, thời ký thống trị của tư bản tài chính thay cho sự thống trị của tư bản công nghiệp.
Dưới tác động của cuộc cách mạng KHKT và công nghệ, phạm trù sở hữu không nên chỉ giới hạn trong phạm vi TLSX mặc dù đó là cơ bản, mà còn có sự phát triển và biểu hiện cao hơn, mới hơn và ngày càng có vai trò quan trọng. Chẳng hạn: sở hữu sức lao động, đất đai, KHCN, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, sở hữu vô hình, uy tín của Doanh nghiệp … Đó là một tài sản vô giá trong nền kinh tế thị trường.
Quyền sở hữu được tách riêng
Lần theo chiều dài lịch sử cho thấy các quyền gắn liền với phạm trù sở hữu vốn, có sự biến đổi đáng kể. Thường thời kỳ đầu quyền sở hữu và quyền quản lý, sử dụng … thống nhất trong cùng người chủ sở hữu về mặt pháp lý. Sự xuất hiện tư bản cho vay đã làm cho hai quyền này tách rời nhau “ tư bản sh tách rời tư bản sử dụng”. Sự xuất hiện công ty cổ phần và lao động quản lý trở thành một nghề, thì có sự tách rời giữa quyền sở hữu với quyền quản lý. Tất nhiên, sự tách rời này chỉ có ý nghĩa tương đối vì giám đốc thực hiện chức năng quản lý dựa theo các chiến lược sản xuất kinh doanh kĩ thuật và công nghệ do hội đồng quản lý với tư cách là người thay mặt cho các chủ sở hữu đề ra, do vậy quyền sở hữu quyết định quyền quản lý và phân phối cũng không vì thế mà không còn giá trị như một số người đã ngộ nhận.
Việc tách quyến sở hữu với quyền sử dụng và quyền quản lý có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng ở nước ta hiện nay nó liên quan đến:
Chủ trương giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nông dân.
Việc xác định người chủ sở hữu trong các Doanh nghiệp nhà nước, mối quan hệ giữa nhà nước với tư cách là người chủ sở hữu với giám đốc điều hành và tập thể người lao động. ở đây cần có tổ chức nào có thể thay mặt nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện hợp đồng giữa cơ quan này với giám đốc điều hành.
Chuyển các bộ, sở từ chỗ là hai nhiệm vụ (chủ quản và chức năng) sang làm một nhiệm vụ- gắn với chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước về chuyên ngành đó đối với các thành phần kinh tế trong cả nước.
Mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền lực
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền lực, một số nhà nghiên cứu đã phân tích rất đúng là trên thực tế toàn bộ chủ thể xã hội của không ít các quốc gia trong lịch sử đã và đang có hiện tượng chuyển dịch từ trục sở hữu sang trục quyền lực và ngược lại. Từ trục quyền lực chuyển hoá thành trục sở hữu mà các nhóm xã hội được qui định không phải ở chỗ có hay không có sở hữu, mà là ở vị trí nào trong hệ thống quyền lực. Trong thực tế kẻ có quyền sở hữu có thể không trực tiếp nắm quyền lực, nhưng có thể gián tiếp nắm quyền lực, dùng quyền lức đso phục vụ, bảo vệ quyền sở hữu của họ. Tất nhiên người có quyền lực cũng làm giàu khi làm nhệm vụ đó. Đi đôi với hệ thống quyền lực là hệ thống phân phối lại sản phẩm xã hội. Người nào có vị trí trong hệ thống q...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status