Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 3
1.1. Tài sản trong doanh nghiệp 3
1.1.1. Hoạt động quản lý tài chính trong doanh nghiệp 3
1.1.2. Tài sản lưu động trong doanh nghiệp 7
1.2. Quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp 13
1.2.1. Sự cần thiết quản lý tài sản lưu động trong doanh nghiệp 13
1.2.2. Nội dung quản lý tài sản lưu động 14
1.3. Vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 21
1.3.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 21
1.3.2. Các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 23
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 34
Chương II: Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 39
2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 39
2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 39
2.1.2. Thực trạng hoạt động của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà trong 5 năm qua (2001- 2005) 45
2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 47
2.2.1. Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 47
2.2.2. Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 49
2.2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 66
Chương III: Một số biện pháp nhắm khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng sông đà 70
3.1. Định hướng của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà trong 5 năm tới 70
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 74
3.2.1. Tăng hiệu quả sử dụng tiền, các khoản phải thu, tồn kho 74
3.2.2. Đào tạo nhằm nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên 78
3.2.3. Một số chính sách, biện pháp khác nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 79
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà 79
3.3.1. Kiến nghị với Tổng công ty xây dựng Sông Đà 80
3.3.2. Kiến nghị với các tổ chức tín dụng 81
3.3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý chức năng của Nhà Nước 82
Kết luận 85
Danh mục tài liệu tham khảo 86
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ài sản lưu động với tài sản cố định sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp đồng thời nó cũng có tác động lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Nếu trong doanh nghiệp lượng tài sản lưu động quá nhiều so với nhu cầu của doanh nghiệp, trong khi đó tài sản cố định thì không đủ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách bình thường, điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, dễ gây ứ đọng tài sản lưu động tốn kém chi phí lưu kho, nhưng cũng không đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh khi không có đủ tài sản lưu động cho hoạt động kinh doanh.
Nếu tài sản lưu động quá ít không đủ cho hoạt động kinh doanh, tài sản cố định quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa tài sản cố định, như vậy doanh nghiệp sẽ gây ra lãng phí nguồn vốn khi đầu tư vào tài sản cố định làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp.
Nói tóm lại, một sự đầu tư không hợp lý vào cả tài sản lưu động hay tài sản cố định cũng có thể gây ra tình trạng ứ đọng hay thiếu hụt cho doanh nghiệp, cả hai trường hợp đều không tốt vì không đảm bảo hoạt động cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách đầu tư một cách hợp lý nhất để tiết kiệm được tiền nhưng cũng phải đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách bình thường và liên tục.
Các nhân tố thuộc về trình độ quản lý của doanh nghiệp
Việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động là hết sức cần thiết đòi hỏi trình độ cán bộ phải hiểu biết và có chuyên môn cao trong lĩnh vực quản lý. Quản lý và sử dụng tài sản lưu động phải được lập kế hoạch và thực hiện một cách đồng bộ và khoa học, kế hoạch quản lý và sử dụng tài sản lưu động phải được lập một cách tỉ mỉ và phải phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng tài sản lưu động cần quản lý sao cho không bị lệch kế hoạch cũng như phù hợp với tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy trình độ quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
Các yếu tố thuộc về trình độ nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng chính trong bất cứ doanh nghiệp nào. Đó là một trong những nhân tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ của nguồn nhân lực được đo bằng trình độ lành nghề, học vấn, kinh nghiệm, hiểu biết… trình độ nguồn nhân lực vì thế cũng là một nhân tố hết sức quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Bởi vì, những cán bộ công nhân trong doanh nghiệp là những người trực tiếp quản lý và sử dụng tài sản lưu động, nếu nguồn nhân lực không có trình độ hay trình độ kém, tay nghề kém sẽ dẫn đến việc sử dụng tài sản lưu động không đúng hay gây lãng phí làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm. Vì vậy doanh nghiệp cần có chính sách nhằm đài tạo và phát triển hơn nữa trình độ của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, không chỉ vì mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động mà còn vì mục đích phát triển doanh nghiệp.
Trình độ công nghệ và khoa học kỹ thuật
Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trên thế giới đã buộc doanh nghiệp phải thay đổi cả về máy móc, thiết bị, trình độ quản lý cũng như nguồn nhân lực nhằm bắt kịp với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới.
Do vậy, trình độ quản lý và sử dụng tài sản lưu động trong các doanh nghiệp cũng thường xuyên phải thay đổi nhằm cho phù hợp với sự phát triển của khoa học. Các doanh nghiệp cần đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, các công nghệ hữu ích nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của doanh nghiệp nói chung và để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp nói riêng. Đây là một đòi hỏi hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
ảnh hưởng của ngành nghề kinh doanh đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng hết sức sâu sắc tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Nhìn chung có thể chia các doanh nghiệp ra thành các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp nặng, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp nhẹ và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau thì sẽ có nhu cầu về tài sản lưu động là khác nhau, do đó hoạt động quản lý và sử dụng tài sản lưu động cũng là khác nhau. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp nặng thì nhu cầu về tài sản lưu động của họ không cao, chỉ chiếm khoảng 20- 30% trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Còn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp nhẹ thì nhu cầu về tài sản lưu động của họ là trung bình khoảng 50% tổng tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ là có nhu cầu về tài sản lưu động là nhiều nhất, chiểm khoảng 70- 80% tổng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau cần có một chế độ sử dụng và quản lý tài sản lưu động cho phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp mình có như vậy mới có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong các doanh nghiệp.
Nhóm các nhân tố khách quan
Là các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp tác động vào làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Các yếu tố đó bao gồm:
Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế
Nền kinh tế khi vận hành luôn mang trong nó sự biến đổi và rất nhiều những rủi ro tiềm ẩn. Sự thay đổi thường xuyên của các biến số kinh tế này luôn đặt doanh nghiệp trước nguy cơ phá sản nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời. Các biến số chủ yếu trong nền kinh tế thay đổi đó là:
- Lạm phát: khi nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát tức là hiện tượng mất giá của đồng tiền, làm cho giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu tăng nhanh và biến động không ngừng, khi đó doanh nghiệp cần có những chính sách đối với quản lý tài sản lưu động sao cho việc các biến số kinh tế thay đổi không làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các biến động về cung cầu hàng hoá trên thị trường: các biến động này làm cho giá cả các mặt hàng thay đổi, các nhà quản trị doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý sao cho giá cả của sản phẩm sản xuất ra đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường mà không làm cho giảm chất lượng của sản phẩm.
- Sự thay đổi về chính sách kinh tế của Nhà nước: để điều hành nền kinh tế, Nhà nước có rất nhiều các chính sách nhằm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi đó các doanh nghiệp cần có những chính sách nhằm bắt kịp với sự thay đổi đó nhằm đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp.
- Sự thay đổi của l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status