Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 3
1.1 Tổng quan về công ty TNHH Deloitte Việt Nam 3
1.2 Hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty TNHH Deloitte Việt Nam 9
1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 9
1.2.2 Dịch vụ kiểm toán 10
1.2.3 Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp 11
1.2.4 Dịch vụ tư vấn thuế 11
1.2.5 Dịch vụ Đào tạo và Quản lý nguồn nhân lực 12
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 12
1.4 Tổ chức kiểm toán tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam 16
1.4.1 Tổ chức nhân sự kiểm toán 16
1.4.2 Quy trình kiểm toán 16
1.4.3 Quy trình kiểm toán AS/2 17
1.4.4. Hồ sơ kiểm toán theo AS/2 19
1.4.5. Phần mềm kiểm toán ứng dụng 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY 23
2.1 Vai trò của đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC 23
2.2 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty 25
2.3.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán BCTC 25
2.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính 42
2.3.2.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính 42
2.3.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên báo cáo tài chính 45
2.3.2.3 Đánh giá rủi ro phát hiện trên báo cáo tài chính 72
2.3.3 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 72
2.3.3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 73
2.3.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 78
2.3.3.3 Đánh giá rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 85
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 87
3.1 Nhận xét về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam 87
3.1.1. Ưu điểm 89
3.1.2. Hạn chế 90
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam 91
3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát 92
3.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát 94
3.2.3 Sử dụng tư liệu của chuyên gia 99
3.3 Kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp 101
KẾT LUẬN 105
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


m hiểu và đánh giá về hệ thống kế toán của khách hàng được KTV Deloitte Việt Nam lưu trong chỉ mục 1500 – “Tìm hiểu quy trình kế toán áp dụng”. Để tìm hiểu hệ thống kế toán công ty khách hàng, trước hết KTV phải xem xét các văn bản đăng ký hệ thống kế toán của khách hàng với Bộ tài chính bao gồm: Hình thức sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán khác. Trong quá trình tìm hiểu hệ thống kế toán, kiểm toán viên căn cứ vào đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để tập trung vào các quy trình kế toán chủ yếu.
Qua thảo luận với Ban lãnh đạo Nhà trường X và Ban Giám đốc công ty Y, KTV đã xác định được các thông tin sau:
Bảng 4: Bảng tìm hiểu hệ thống và chu trình kế toán của KTV Deloitte Việt Nam đối với khách hàng X và Y
Tiêu chuẩn
Trường Đào tạo nghề mỏ X
Công ty Y
Chế độ kế toán áp dụng
- Tuân theo Chế độ 9441 TC/CĐKT ngày 02/10/2001
- Tuân theo Quyết định số 1849/QĐ – BXD ngày 27/09/2005
Cơ sở lập báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính được lập theo hàng quý theo các biểu phù hợp với quy định của Chế độ kế toán hiện hành.
- Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với các quy định của Chế độ kế toán được ban hành theo Quyết định số 1195/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của HĐQT Tổng công ty Than Việt Nam
- Hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ.
Niên độ kế toán 1/1 đến 31/12 hàng năm
- Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc.
- Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam (VND) phù hợp với chế độ kế toán được ban hành.
-Hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ.
Niên độ kế toán 1/1 đến 31/12 hàng năm
Luật Kế toán và Chuẩn mực Kế toán
- Công ty tuân thủ Luật kế toán và các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam
- Công ty tuân thủ Luật kế toán và các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam
Ghi nhận doanh thu
- Doanh thu bán than: Thực hiện qua Công ty Cảng và kinh doanh than theo đơn giá nội bộ của Tổng Công ty giao. Khi bàn giao sản lượng có sự giám định của Công ty đo lường và giám định sản phẩm. Cuối năm TCT sẽ xuống kiểm tra và xác định lại khối lượng mỏ cho Trường để có cơ sở xác định sản lượng tồn kho, sản lượng sản xuất, sản lượng xuất bán.
- Doanh thu XDCB: ghi nhận doanh thu bằng giá vốn và phát hành hoá đơn với thuế suất là 10%.
- Thu hoạt động sự nghiệp: không hạch toán doanh thu mà hạch toán nguồn thu sự nghiệp trên TK 461.
- Doanh thu được ghi nhận trên cở sở giá gốc và được ghi nhận theo thời điểm khách hàng chấp nhận thanh toán.
Chênh lệch tỷ giá
Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụ kinh doanh than được hạch toán vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
Nhà trường thực hiện đánh giá lại ngoại tệ cuối năm tài chính.
Các giao dịch được thực hiện bằng VND, không sử dụng ngoại tệ.
Hàng tồn kho
- Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung, nếu có, để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Nhà trường được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành. Theo đó, Nhà trường được phép trích lập Dự phòng giảm giá hàng tồn kho lỗi thời, hỏng, kém phẩm chất trong trường hợp giá trị thực tế của hàng tồn kho cao hơn giá thị trường tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán.
- Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung, nếu có, để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên.
- Nhập kho theo giá thành sản phẩm sản xuất.
- Xuất kho theo giá đích danh.
Tìm hiểu việc thực hiện các thủ tục kiểm soát: Các thủ tục kiểm soát được Ban giám đốc công ty khách hàng sử dụng nhằm duy trì các hoạt động trong đơn vị một cách tối ưu. Các thủ tục kiểm soát này được thiết lập dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; và nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm: việc quy định chứng từ sổ sách phải đầy đủ, quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách và kiểm toán độc lập các hoạt động của đơn vị. Việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát sẽ giúp cho kiểm toán viên trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về mặt thiết kế và vận hành làm cơ sở cho đánh giá rủi ro kiểm soát trên Báo cáo tài chính. Deloitte đưa ra một Bảng câu hỏi về các thủ tục kiểm soát đối với từng khách hàng tập trung vào việc đảm bảo ba nguyên tắc trên. Dưới đây là Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với Nhà trường X và công ty Y
Bảng 5: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với Nhà trường X và công ty Y
Câu hỏi
Trường X
Công ty Y
1. Các chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong công ty có được phân công, phân nhiệm rõ ràng? Sự phân công, phân nhiệm có được thể hiện bằng văn bản không?


2. Có sự phân chia nhiệm vụ và công việc trong công ty một cách hợp lý không?


3. Sự phân công trách nhiệm và quyền lợi trong công ty có đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm không?


4. Quyền hạn của các cá nhân trong công ty có được phân quyền hợp lý không?


5. Có chế độ uỷ quyền hợp lý không?


6. Mọi nghiệp vụ có được phê chuẩn hợp lý không?


………………………..
Đánh giá tổng hợp thủ tục kiểm soát
Trung bình
Trung bình
KTV tìm hiểu hệ thống kiểm toán nội bộ: Quá trình đánh giá bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ trợ giúp đắc lực cho kiểm toán viên Deloitte Việt Nam thực hiện đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát.
Trường Đào tạo nghề mỏ X không có ban kiểm soát, nhưng Tập đoàn có kiểm toán nội bộ, mặt khác Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là khách hàng lâu năm của Deloitte Việt Nam và theo kinh nghiệm của KTV thì hệ thống kiểm toán nội bộ này hoạt động có hiệu quả. Nhà trường chịu sự kiểm soát và quản lý của Tập đoàn thông qua các chỉ tiêu kế hoạch. Cuối năm các Ban của Tập đoàn và Bộ tài chính sẽ xuống kiểm tra và quyết toán cho Nhà trường các chỉ tiêu về kết quả sản xuất, tiền lương, lợi nhuận, chi phí, kế hoạch thu chi sự nghiệp,…Ban Giám hiệu thực hiện kế hoạch khoán chi phí cho các phòng theo định mức: vật tư, nhiên liệu, nhân công, chi phí chung. Nếu vượt, các tổ đội sẽ bị trừ lương. Hàng tuần, Ban Giám h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status