Kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của vi khuẩn E.coli và Salmonella sp phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng - pdf 23

Chia sẻ bài luận văn
MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục biểu đồ vii
1. Đặt vấn đề 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
2. Tổng quan tài liệu 3
2.1. Hệ vi sinh vật đường ruột 3
2.2. Bệnh lợn con phân trắng 9
2.3. Một số hiểu biết về kháng sinh 16
2.4. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn 18
3. Đối tượng - nội dung - phương pháp nghiên cứu 25
3.1. Đối tượng 25
3.2. Nội dung 25
3.3. Nguyên liệu 25
3.4. Phương pháp thí nghiệm 28
3.5. Phương pháp sử lý số liệu 33
4. Kết quả thảo luận 34
4.1. Xác định sự biến động về số lượng, số loại vi khuẩn hiếu khí trong phân lợn con theo mẹ ở trạng thái bình thường và bị bệnh LCPT 34
4.1.1. Kết quả kiểm tra số lượng, tỷ lệ các loại vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn con theo mẹ ở trạng thái bình thường. 35
4.1.2. Kết quả kiểm tra số lượng, tỷ lệ các loại vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT 39
4.1.3. Sự biến động về số lượng, số loại vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong phân lợn con theo mẹ bình thường và bị bệnh LCPT 42
4.2. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của các chủng E.coli và Salmonella sp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí nghiệm 47
4.2.1. Kiểm tra tính mẫn cảm của các chủng E.coli phân lập được từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí nghiệm 47
4.2.2. Kiểm tra tính mẫn cảm của các chủng Salmonella sp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thínghiệm 50
4.3. Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của các chủng E.coli và Salmonella sp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí nghiệm 52
4.3.1. Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của các chủng E.coli phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với thuốc thí nghiệm 52
4.3.2 . Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của các chủng Salmonella sp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị bệnh LCPT với các thuốc thí nghiệm. 55
4.4. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh LCPT với các thuốc Colistin - 1200, Hamcoli – S, Genta – Tylodex, Kanamycin 10% 59
5. Kết luận - Đề nghị 65
5.1. Kết luận 65
5.2. Đề nghị 66
Tài liệu tham khảo 68

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, chăn nuôi ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong nền sản xuất Nông nghiệp, chăn nuôi lợn là ngành phát triển hơn cả.
Tuy nhiên chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp cũng còn nhiều vấn đề nan giải mà nổi lên là tình hình dịch bệnh và nguyên tắc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tại các cơ sở chăn nuôi. Dịch bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu, quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi trang trại. Trong chăn nuôi lợn sinh sản, hội chứng tiêu chảy (HCTC) là hiện tượng hay gặp nhất và đáng ngại nhất. Bệnh có thể gặp ở mọi nơi, mọi lúc trên tất cả các lứa tuổi của lợn, gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho ngành chăn nuôi. Ở lợn con theo mẹ được gọi là bệnh lợn con phân trắng (LCPT).
Để phòng, trị bệnh nói chung và LCPT nói riêng rất nhiều kháng sinh và thuốc hóa học trị liệu đã được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng lan tràn có phần lạm dụng thuốc trong điều trị bệnh tại các cơ sở chăn nuôi đã gây lên hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn. Hiện tượng kháng thuốc ngày càng có chiều hướng gia tăng, nó không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh mà còn làm người chăn nuôi lúng túng trong việc chọn lựa kháng sinh phù hợp. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn thực sự là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng bởi vi có những vi khuẩn kháng thuốc của vật nuôi sẽ truyền khả năng kháng thuốc cho các vi khuẩn sang gây bệnh nguy hiểm trên người thông qua nhiều con đường khác nhau.
Như vậy vấn đề dùng thuốc gì, dùng như thế nào để giúp cho cơ sở và người chăn nuôi vừa có hiệu quả kinh tế, vừa cải thiện được tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh đang được người chăn nuôi và cả xã hội quan tâm.
Góp phần kết hợp lý thuyết với thực tiễn sản xuất để hạn chế được sự kháng thuốc của vi khuẩn, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Thị Tho chúng tui đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của vi khuẩn E.coli và Salmonella sp phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng”
1.2. Mục đích của đề tài
- Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp trại lợn Hoàng Liễn có cơ sở khoa học lựa chọn kháng sinh có tính mẫn cảm cao với hai loại vi khuẩn E.coli và Salmonella để điều trị bệnh lợn con phân trắng tại trại.
1.3. Địa điểm thực hiện đề tài
- Bộ môn Nội - Chẩn - Dược - Độc chất, Khoa Thú Y, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
- Phòng vi khuẩn học thuộc Trung tâm chẩn đoán Quốc gia
- Trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc Hoàng Liễn – Vũ Thư – Thái Bình.



2z77u8JQOsM1W39
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status