Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Sử dụng và bảo vệ hợp lý tài nguyên môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Tổng quan các công trình nghiên cứu, các hướng nghiên cứu về cảnh quan, nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Thu thập, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu hiện có về các hợp phần tự nhiên của khu vực nghiên cứu. Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, xây dựng bản đồ cảnh quan phục vụ cho công tác nghiên cứu. Phân tích, đánh giá cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu phục vụ mục đích phát triển các ngành sản xuất đã lựa chọn. Đối sánh hiện trạng phát triển nông - lâm nghiệp, du lịch với các kết quả đánh giá, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm định hướng tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững ngành nông - lâm nghiệp, du lịch tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết..........................................................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................................................2
4. Những kết quả đạt được của đề tài.....................................................................................................3
5. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................................................................3
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu...........................................................................................4
7. Cấu trúc luận văn...................................................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG HUYỆN
SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................................11
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan............................................................................11
1.1.1. Trên thế giới.................................................................................................11
1.1.2. Ở Việt Nam...................................................................................................12
1.1.3. Huyện Sóc Sơn .............................................................................................15
1.2. Lý luận chung về nghiên cứu cảnh quan..............................................................................................16
1.2.1. Khái niệm cảnh quan ...................................................................................16
1.2.2. Cấu trúc, chức năng cảnh quan..................................................................19
1.3. Nguyên tắc thành lập bản đồ cảnh quan và phương pháp đánh giá cảnh quan.............................24
1.3.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ cảnh quan .....................................................24
1.3.2. Phương pháp đánh giá cảnh quan...............................................................25
1.4. Những vấn đề lý luận chung về phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch bền vững ...........28
1.4.1. Phát triển nông - lâm nghiệp bền vững .......................................................28
1.4.2. Phát triển du lịch bền vững .........................................................................30 CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH
QUAN Ở HUYỆN SÓC SƠN .....................................................................................................35
2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan ...........................................................................35
2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................35
2.1.2. Địa chất và khoáng sản ...............................................................................35
2.1.3. Địa hình .......................................................................................................36
2.1.4. Khí hậu.........................................................................................................38
2.1.5. Thủy văn.......................................................................................................39
2.1.6. Thổ nhưỡng..................................................................................................40
2.1.7. Sinh vật ........................................................................................................42
2.1.8. Dân cư và hoạt động kinh tế........................................................................43
2.2. Đặc điểm cảnh quan huyện Sóc Sơn....................................................................................................48
2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Sóc Sơn ............................................48
2.2.2. Một số đặc điểm cấu trúc - chức năng của cảnh quan huyện Sóc Sơn .......59
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN SÓC SƠN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH PHÁT
TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG..........................................................72
3.1. Cơ sở lý luận đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp
và du lịch bền vững...........................................................................................................................................72
3.2. Đánh giá cảnh quan Sóc Sơn phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ..........73
3.2.1. Đặc trưng sinh thái của các loại cây lựa chọn............................................73
3.2.2. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu ..............................................................79
3.2.3. Đánh giá riêng các chỉ tiêu sinh thái ..........................................................80
3.2.4. Đánh giá và phân hạng mức độ thuận lợi của các dạng cảnh quan
đối với cây nông – lâm nghiệp...............................................................................81
3.3. Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch...........................................................................................92
3.4. Định hướng giải pháp phát triển bền vững nông – lâm nghiệp và du lịch
khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.................................................................................................96 3.4.1. Định hướng giải pháp phát triển bền vững nông – lâm nghiệp ..................96
3.4.2. Định hướng, giải pháp phát triển bền vững du lịch ....................................97
KẾT LUẬN ................................................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................102 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Ở nước ta, cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tài nguyên thiên
nhiên được sử dụng ngày càng đa dạng với quy mô ngày càng lớn. Một trong những
nguyên tắc để tránh làm suy thoái và cạn kiệt tài nguyên đó là việc khai thác, sử
dụng nguồn tài nguyên luôn phải đảm bảo dựa trên sự phù hợp với quy luật địa sinh
thái lãnh thổ, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu tới xu thế phát triển kinh tế xã hội và
trực tiếp chi phối đến đời sống cộng đồng.
Để duy trì sự phát triển, việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên
hiện là một trong những yếu tố hết sức cần thiết. Nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra
từ các địa phương trong cả nước cho thấy nếu khai thác tài nguyên không hợp lý, không
chú ý tới các quy luật tự nhiên thì sẽ không những làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
mà còn gây ảnh hưởng tới môi trường và có những hậu quả xấu cho chính bản thân con
người, đi ngược lại với mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích,
đánh giá cảnh quan của một khu vực nhằm mục đích phát triển các ngành kinh tế là
nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa to lớn.
Huyện Sóc Sơn nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội, có diện tích 306,5 km2
gồm 1 thị trấn (Sóc Sơn - huyện lị) và 25 xã. Huyện Sóc Sơn nổi tiếng với khu di
tích đền Sóc (đền Sóc Sơn, chùa Non Nước,…) có ý nghĩa văn hóa, lịch sử to lớn.
Trong những năm qua, Huyện đã đạt một số thành tựu như kinh tế tăng trưởng với
tốc độ cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tăng dần tỷ trọng
của ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tỷ lệ hộ đói
cùng kiệt giảm một cách đáng kể, góp phần ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Sóc Sơn hiện nay vẫn là một huyện
cùng kiệt của thủ đô Hà Nội. Những thế mạnh của Huyện như tài nguyên, vị trí, lao
động… chưa được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và mong muốn góp phần củng cố, bổ sung, nâng
cao kiến thức, vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học làm sáng tỏ lí luận qua thực
tế, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển
bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được bản đồ cảnh quan và phân hạng thích nghi các đơn vị cảnh quan
cho mục đích phát triển hai loại hình sản xuất là nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển
du lịch.
- Đưa ra đề xuất, kiến nghị có cơ sở khoa học nhằm mục đích phát triển bền
vững ngành nông - lâm nghiệp và du lịch dựa trên những nghiên cứu về sự phân hóa
lãnh thổ và đánh giá cảnh quan huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục tiêu đề ra, nhiệm vụ chính của luận văn như sau:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu, các hướng nghiên cứu về cảnh quan,
nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Thu thập, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu hiện có về các hợp
phần tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
- Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, xây dựng bản đồ cảnh quan phục
vụ cho công tác nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu phục vụ mục đích phát
triển các ngành sản xuất đã lựa chọn.
- Đối sánh hiện trạng phát triển nông - lâm nghiệp, du lịch với các kết quả
đánh giá, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm định hướng tổ chức khai thác,
sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững ngành
nông - lâm nghiệp, du lịch tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi không gian:
Được giới hạn trong lãnh thổ huyện Sóc Sơn (bao gồm 1 thị trấn và 25 xã),
thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi khoa học
-Tập trung nghiên cứu, phân tích các đơn vị cảnh quan huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. - Các ngành nghề sản xuất: tập trung vào các ngành nghề sản xuất là nông -
lâm nghiệp và du lịch.
- Xác định mức độ thích hợp của các đơn vị cảnh quan với mục đích phát triển bền
vững các ngành sản xuất đã lựa chọn tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc khách quan, nguyên tắc
tổng hợp và nguyên tắc thích nghi tương đối. Trên cơ sở đó đề xuất các phương pháp sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong không gian nghiên cứu.
4. Những kết quả đạt được của đề tài
+ Hệ thống và vận dụng cơ sở lý luận phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan
và cơ sở lý luận đánh giá cảnh quan cho việc nghiên cứu.
+ Phân tích khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.
+ Xây dựng được hệ thống phân loại cảnh quan, bản đồ cảnh quan và bản đồ đánh giá
cảnh quan cho phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch, tỉ lệ 1/50.000 cho khu vực nghiên cứu.
+ Đưa ra được định hướng sử dụng không gian lãnh thổ cho mục đích phát
triển nông - lâm nghiệp khu vực nghiên cứu.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.
1. Ý nghĩa khoa học
- Hướng tiếp cận địa lí tự nhiên tổng hợp là sát thực trong việc đánh giá điều kiện
tự nhiên cho việc giải quyết vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Đánh giá cảnh quan nhằm làm rõ tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, cũng như sự phân hoá lãnh thổ đối với phát triển nông lâm nghiệp và du lịch
của vùng nghiên cứu.
5.
2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra định hướng phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch phù hợp với
thực tế địa phương, ngay trên địa bàn nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu đạt được sẽ góp phần giúp các nhà quản lí, hoạch định
chiến lược địa phương có thêm cơ sở khoa học cho việc đề ra định hướng phát triển,
quy hoạch và tổ chức lãnh thổ không gian sản xuất, phương hướng khai thác, sử
dụng hợp lí tài nguyên nhằm phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch kết hợp với
bảo vệ môi trường, ổn định đời sống nhân dân. 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm nghiên cứu
6.1.1. Quan điểm hệ thống
Bec-tơ-lan-phi nhận xét: “Hệ thống là tổng thể các thành phần, nằm trong sự
tác động tương hỗ, mỗi đối tượng và hiện tượng địa lí đều có nhiều thành phần và
các bộ phận có mối quan hệ biện chứng tạo thành một chỉnh thể, tạo thành hệ
thống, mỗi hệ thống đều có thể phân chia thành các cấp thấp hơn, đồng thời mỗi hệ
thống có thể là một thành phần của hệ thống cấp cao hơn”.
Quan điểm hệ thống là một quan điểm khoa học chung, một trong những
quan điểm đặc trưng của Địa lý học và là quan điểm cơ bản quyết định phương
pháp tư duy, tiếp cận mọi vấn đề.
Cơ sở của quan điểm này là các yếu tố tự nhiên trên một lãnh thổ luôn có tác
động qua lại và liên hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống động lực mở, tự điều
chỉnh và có trạng thái cân bằng động.
Quan điểm này được vận dụng khi nghiên cứu, đánh giá cảnh quan huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội. Khu vực huyện Sóc Sơn được coi là một hệ thống tự nhiên,
tạo thành từ nhiều yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh
vật…), bao gồm nhiều bộ phận nhỏ, chính là các đơn vị cảnh quan, đồng thời lại là bộ
phận của hệ thống lớn hơn: thành phố Hà Nội và đồng bằng sông Hồng. Ở đó có sự
tương tác giữa các hợp phần tự nhiên cũng như giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống
kinh tế - xã hội. Bởi vậy, khi nghiên cứu cần đặt nó trong hệ thống và mối quan
hệ qua lại mật thiết giữa các yếu tố thành tạo cảnh quan, giữa các cảnh quan với nhau
và với các lãnh thổ xung quanh. Trong nghiên cứu, đánh giá cảnh quan huyện Sóc
Sơn, việc vận dụng quan điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì mỗi một đơn vị cảnh
quan đều có cấu trúc, chức năng hoạt động riêng, đều là một bộ phận của đơn vị cấp
lớn hơn và nó lại bao gồm nhiều đơn vị cấp thấp hơn. Quan điểm hệ thống giúp
chúng ta có cái nhìn toàn diện, xác định được vị trí của đối tượng trong tổng thể, đánh
giá đầy đủ các thành phần và các mối quan hệ của lãnh thổ nghiên cứu.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp Đây là quan điểm đặc thù trong nghiên cứu địa lý, đặc biệt trong đánh giá
cảnh quan tự nhiên một khu vực.
Mỗi hệ thống tự nhiên là một tập hợp gồm nhiều thành phần, các thành phần
trong hệ thống và giữa các hệ thống khác nhau luôn có mối quan hệ, tác động qua
lại trong phạm vi lãnh thổ nhất định, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể theo những
quy luật phát triển riêng. Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận
tự nhiên nào đó có thể kéo theo sự thay đổi của hàng loạt các yếu tố khác mà nhiều
khi hậu quả của nó không dừng lại ở phạm vi khu vực tác động đó xảy ra. Vận dụng
quan điểm tổng hợp trong việc đánh giá cảnh quan một lãnh thổ, cho thấy sự cần
thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện, tổng hợp tất cả các yếu tố cũng như các
mối quan hệ tương tác giữa các hợp phần trong tổng thể đó, phân tích tổng hợp các
nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hoá
cảnh quan cũng như tác động tổng hợp của tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế - xã hội, môi trường. Đây là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá quy
hoạch lãnh thổ, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
6.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại và phát triển trong một không gian nhất
định. Các sự vật hiện tượng địa lý cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên này. Ở
đó có sự phân hóa và thống nhất nội tại nhưng đồng thời lại có mối quan hệ lãnh thổ
với các vùng xung quanh cả về đặc điểm địa lí tự nhiên và kinh tế -xã hội.
Trong nghiên cứu địa lý, bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng đều phải gắn
với một không gian lãnh thổ nhất định. Mỗi cảnh quan đều được phát sinh, hình
thành, phát triển trên một vùng cụ thể. Trong nghiên cứu, phân tích không gian và mô
hình hoá không gian được nhấn mạnh, vì rằng sự phân hoá cảnh quan khu vực nghiên
cứu được thể hiện qua bản đồ cảnh quan. Trên cơ sở phân tích bản đồ, đưa ra ý kiến
đánh giá, kiến nghị việc khai thác sử dụng hợp lý đối với từng loại cảnh quan cho các
mục đích cụ thể của từng vùng và trên toàn lãnh thổ.
6.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Đây là quan điểm chỉ đạo trong nghiên cứu bảo vệ môi trường. Địa lý học đã
vận dụng quan điểm này vào việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các nhân tố điều
kiện địa lí tự nhiên và kinh tế- xã hội Ngày nay, việc đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho mọi
hoạt động phát triển kinh tế đều phải tuân thủ theo nguyên tắc phát triển bền vững. Sử
dụng hợp lý tài nguyên không phải chỉ khai thác, tận dụng triệt để các nguồn tài
nguyên trên lãnh thổ phục vụ phát triển kinh tế mà còn phải đảm bảo sự cân bằng về
sinh thái và bền vững về môi trường. Nếu tác động con người dưới mức cho phép thì
đó là động lực tạo cơ sở cho sự phát triển của hệ địa sinh thái theo chiều hướng ổn
định trong trạng thái cân bằng và phát triển của toàn hệ thống. Nhưng nếu tác động
quá mức cho phép sẽ làm cho hệ địa sinh thái bị đảo lộn và phát triển theo chiều
hướng xấu, gây mất cân bằng sinh thái và gây ra nhiều hậu quả. Sự suy giảm diện tích
rừng gây xói mòn đất, hạ thấp mực nước ngầm, làm biến đổi khí hậu; biện pháp canh
tác không đúng kĩ thuật làm đất đai bị bạc màu, diện tích đất hoang hoá gia tăng...
Cân bằng sinh thái và phát triển bền vững là mục tiêu của việc khai thác sử
dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Vận dụng quan điểm
này cho phép xác định mức độ ảnh hưởng, là yếu tố cơ bản để đánh giá, phát hiện,
đề xuất các giải pháp cho việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Quan điểm này chi phối định hướng đánh giá và kiến nghị sử dụng các loại
cảnh quan trong khu vực nghiên cứu của đề tài. Phát triển bền vững được coi là tiêu
chí ưu tiên hàng đầu trong hoạt động đánh giá cảnh quan cho các mục đích cụ thể.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Các bước nghiên cứu thực hiện luận văn: Từ những cơ sở lí luận và thực
tiễn trên, để hoàn thành luận văn, tác giả thực hiện theo các bước sau:


WP3URh9O87qHJ88

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status