Công tác thanh tra về an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam trong tình hình hiện nay - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn Thực trạng công tác thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động (AT – VSLĐ) tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam trong tình hình hiện nay
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG.........3
1. Những khái niệm liên quan............................................................................3
2. Vị trí và chức năng của thanh tra lao động...................................................3
3. Mục đích thanh tra lao động..........................................................................4
4. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra..............................................................4
5. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra lao động...............4
6. Hình thức thanh tra lao động.........................................................................5
7. cách thanh tra lao động....................................................................5
8. Nội dung thanh tra lao động...........................................................................6
9. Thanh tra an toàn – vệ sinh lao động............................................................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ AT – VSLĐ TẠI DOANG NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM......................................................8
1. Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.......................................................................................................................8
2. Cơ chế chính sách............................................................................................9
3. Thực trạng công tác thanh tra về AT-VSLĐ tại Doanh nghiệp FDI..........9
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH TRA VỀ AT-VSLĐ TẠI DOANH NGHIỆP FDI....................................................12
KẾT LUẬN........................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................15







LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động thanh tra mà đặc biệt là thanh tra lao động là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động ở nước ta. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt động thanh tra lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật về lao động. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài GDI đang hoạt động ở Việt Nam những năm gần đây không ngừng tăng, chúng đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh việc thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cũng phải đối mặt với việc quản lý, giám sát tình hình thực hiện những quy định pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp này. Công tác thanh tra lao động cũng như thanh tra về AT-VSLĐ hiện nay còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt số cuộc thanh tra được tiến hành ở các doanh nghiệp FDI còn ít, chưa phát hiện và xử lý hết các trường hợp vi phạm, gây ra những tổn thất về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác thanh tra AT – VSLĐ ở các doanh nghiệp hiện nay, em đã quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng công tác thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động (AT – VSLĐ) tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam trong tình hình hiện nay” để làm đề tài viết tiểu luận môn Chuyên đề Thanh tra lao động. Trong bài viết không tránh khỏi những hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn.






CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CHUNG VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1. Những khái niệm liên quan.
1.1. Khái niệm thanh tra
Thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật của các cơ quan , tổ chức, đơn vị, cá nhân, thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
1.2. Thanh tra nhà nước
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm: Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
[ Khoản 1 – Điều 3, Luật Thanh tra 2010]
1.3. Thanh tra lao động
Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về lao động, quy định chuyên môn – kĩ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực lao động.
2. Vị trí và chức năng của thanh tra lao động.
Căn cứ Khoản 1, Điều 238 của Bộ Luật Lao động (Sửa đổi bổ sung năm 2012) quy định: thanh tra Bộ Lao động – Thương binh, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động. Theo đó thanh tra Lao động là tổ chức thanh tra thuộc ngành lao động; ở Trung ương có Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thanh tra Lao động thực hiện chức năng hành chính và thanh tra chuyên ngành về lao động trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Mục đích thanh tra lao động
Mục đích của thanh tra lao động là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về lao động để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hình vi vi phạm pháp luật về lao động giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
[Theo Điều 2, Chương 1, Luật thanh tra 2010].
4. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động
- Hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
- Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt đông Thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hay do Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
[Điều 4, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội ]
5. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra lao động.
5.1. Cơ cấu tổ chức
(1) Các cơ quan thanh tra nhà nước:
- Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(2) Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
- Tổng cục dạy nghề;
- Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
[ Điều 5, Nghị định số 39/2013/ NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao đông – Thương binh và Xã hội]
5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm:
(1) Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;
(2) Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
(3) Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động. vệ sinh lao động;
(4) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
(5) Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về lao động.
[ Điều 237, Bộ Luật lao động]
Ngoài ra, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được quy định rõ trong chương 2, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.


3L20iddxNEDw41n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status