Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế " một cửa " tại ủy ban nhân dân các quận của thành phố Hà Nội - pdf 26

Link tải miễn phí Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế " một cửa " tại ủy ban nhân dân các quận của thành phố Hà Nội


Giới thiệu khái quát một số vấn đề lý luận về thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính "một cửa"; Khái quát những công việc các UBND quận đã tiến hành để triển khai cơ chế "một cửa", đặc biệt quy trình giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế này trên cơ sở so sánh với các quy trình giải quyết hồ sơ hành chính trước đây, đề ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" của UBND các quận trong thời gian tới
PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH “MỘT CỬA”
10
1.1. Quan niệm, đặc điểm và phân loại thủ tục hành chính 10
1.1.1. Quan niệm về thủ tục hành chính 10
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính 12
1.1.3. Phân loại thủ tục hành chính 13
1.2. Một số vấn đề chung về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” 14
1.2.1. Về cải cách thủ tục hành chính 14
1.2.2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” 19
CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND CÁC QUẬN CỦA
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
24
2.1. Tình hình thực hiện thủ tục hành chính tại UBND các quận trƣớc
khi áp dụng cơ chế “một cửa”
24
2.1.1. Quy trình giải quyết hồ sơ và những hạn chế 24
2.1.2. Thí điểm các mô hình theo hình thức “một cửa” ở một số UBND quận
thuộc thành phố Hà Nội
27
2.2. Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa” tại UBND các quận
33
2.2.1.Sự chỉ đạo của thành phố và UBND các quận 33
2.2.2. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại
UBND các quận
38
2.2.2.1. Tổ chức công tác tuyên truyền 38
2.2.2.2. Thành lập và ban hành Quy chế về tổ chức hoạt động của Bộ phận
tiếp nhận và trả kết qủa giải quyết
39
2.2.2.3. Bố trí địa điểm làm việc và chuẩn bị cơ sở vật chất - kỹ thuật 41
2.2.2.4. Bố trí và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận
tiếp nhận hồ sơ và trả kết qủa
44
2.2.2.5. Quy định về phí và lệ phí 47
2.2.2.6. Giải quyết hồ sơ của công dân, tổ chức theo cơ chế “một cửa” 49
2.3. Nhận xét về tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa” tại UBND các quận của thành phố Hà Nội
58
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA CẢI
CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”
68
3.1. Nâng cao nhận thức và sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền 68
3.2. Hoàn thiện thể chế 69
3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, ngành chức năng 72
3.4. Bố trí nơi làm việc khoa học và hiện đại hóa cơ sở vật chất 75
3.5. Điều chỉnh nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức
78
3.6. Cải tiến quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” 87
3.7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 90
3.8. áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2000
92
3.9. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền và đẩy mạnh hoạt động
kiểm tra, giám sát
95
3.10. Nâng cao vai trò của công tác văn thư, lưu trữ 96
Chẳng hạn ở bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết qủa giải quyết thủ tục hồ
sơ hành chính của UBND quận Thanh Xuân niêm yết khá đầy đủ, bao gồm cả
danh sách các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận.
Điều này giúp cho công dân, tổ chức chủ động trong việc chuẩn bị hồ sơ, xác
định cơ quan có thẩm quyền giải quyết, giám sát được quy trình và thời gian giải
quyết và biết được trách nhiệm tài chính mà mình phải thực hiện khi thủ tục
được giải quyết.
Cách niêm yết của quận Thanh Xuân, quận Đống Đa, quận Tây Hồ là sử
dụng các bảng phooc-mi-ca cắt dán chữ vi tính với khổ lớn, treo trên tường ở
những vị trí mà người dân có thể dễ dàng quan sát. Tuy nhiên, do diện tích bảng
và tường có hạn nên không thể niêm yết chi tiết, cụ thể tất cả các nội dung do đó
chỉ giới thiệu được những nội dung cơ bản, mang tính định hướng cho công dân,
tổ chức khi đến làm thủ tục còn các nội dung chi tiết, cụ thể phải qua sự hướng
dẫn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ mới có thể thực hiện được.
Với cách niêm yết dưới dạng cặp tài liệu hướng dẫn từng lĩnh vực gắn cố
định như ở UBND quận Ba Đình hay các file gắn trên giá xoay ở UBND quận
Cầu Giấy tuy có thể giới thiệu đầy đủ, chi tiết hơn về thủ tục hồ sơ, quy trình giải
quyết…người dân có thể căn cứ vào đó để tự chuẩn bị hồ sơ nhưng qua sử dụng
chúng tui nhận thấy cách niêm yết này rất bất tiện trong khi tra cứu, vì mỗi lĩnh
vực chỉ có một quyển, lại gắn cố định nên chỉ một người có thể tra cứu, sử dụng
chứ không thể nhiều người cùng tra cứu, sử dụng một lúc. Mặt khác, việc đọc và
đặc biệt để có thể ghi chép lại các nội dung hướng dẫn trong các cặp, file như
trên là một việc làm tương đối khó khăn, bất cập.
- Thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ của các quận quy định cũng không thống nhất,
phần lớn là theo giờ hành chính, riêng ở UBND quận Cầu Giấy giờ làm việc
buổi chiều chỉ đến 16 giờ. Các ngày trong tuần tiếp nhận và trả loại hồ sơ thủ
tục nào do từng quận quy định khác nhau.
- Về vấn đề nhân sự tuy đã được UBND các quận quan tâm song vẫn còn nhiều
hạn chế.65
Hạn chế thứ nhất là cán bộ phụ trách bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết
qủa của một số quận như quận Tây Hồ không phải là thành viên Ban chỉ đạo cải
cách hành chính của quận. Đây là một bất cập vì khi là người phụ trách bộ phận
“một cửa” thì cán bộ phụ trách phải nắm được các chủ trương, sự chỉ đạo của các
cơ quan cấp trên mà trước hết là từ phía Quận uỷ, HĐND và UBND quận. Mặt
khác là người trực tiếp phụ trách bộ phận “một cửa” qúa trình quản lý, theo dõi,
điều hành, cán bộ phụ trách có điều kiện nắm bắt tình hình triển khai các chủ
trương, định hướng của UBND quận, biết được những thuận lợi, khó khăn,
những tồn tại hạn chế để kịp thời phản ánh và đề xuất các kiến nghị để UBND
quận có sự điều chỉnh kịp thời cũng như có cơ sở thực tiễn để vạch ra những
định hướng mới cho công tác cải cách hành chính nói chung, trong đó có cải
cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” của quận.
Hạn chế thứ hai là hầu hết các quận hiện nay đều áp dụng hình thức điều
động, biệt phái cán bộ của các phòng, ban chuyên môn đến làm việc tại bộ phận
tiếp nhận hồ sơ và trả kết qủa. Kết qủa là cán bộ làm việc kiêm nhiệm nên kém
nhiệt tình, cá biệt một số trường hợp cán bộ không đảm bảo thời gian làm việc,
không hoàn thành trách nhiệm song do cơ chế quản lý lỏng lẻo và không có chế
tài cụ thể nên không xử lý được. Về vấn đề này, trong Đề án 32/ĐA-TU ngày
21/4/2004 của Thành uỷ về một số nhiệm vụ trọng tâm về cải cách hành chính
hai năm 2004-2005 có nêu rõ: “Chấm dứt việc điều động biệt phái từ các phòng
chuyên môn. Chấm dứt tình trạng phòng chuyên môn vừa trực tiếp nhận vừa trả
kết qủa giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính” tuy nhiên do nhiều nguyên nhân,
chủ yếu là do biên chế có hạn nên đến nay hầu hết các quận vẫn tiếp tục sử dụng,
điều hành cán bộ theo cách thức này.
Trong qúa trình khảo sát, một tồn tại khác mà chúng tui nhận thấy trong
công tác nhân sự tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục
hành chính là trình độ của một số cán bộ, công chức còn nhiều bất cập. Hiểu biết
về thủ tục, kỹ năng hành chính cũng như cách tiếp cận để giải quyết công việc



BQ9710213grFQ95
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status