Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Trình bày cơ sở lí thuyết phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài. Tìm hiểu một số khái niệm tác động đến việc phân định trình độ ngôn ngữ như: Giao tiếp ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ, thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, các kĩ năng ngôn ngữ, các phương pháp tiếp cận…Ngoài ra, giới thiệu một số quan niệm trong nước và trên thế giới về việc phân định trình độ ngôn ngữ và xác định hướng phân định. Khảo sát thực tế phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài trong các giáo trình từ 1980 đến nay dựa theo 3 trình độ là cơ sở (A), trung cấp (B) và cao cấp (C) về các phương diện: ngữ âm, hệ thống ngữ pháp, từ vựng và các chủ đề, phần luyện tập và các bài tập. Từ đó đưa ra nhận xét và so sánh về các ưu nhược điểm của cả hai giáo trình. Đề xuất về sự phân định trình độ ngôn ngữ tổng thể và phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài dựa trên cơ sở lí thuyết đã trình bày ở chương 1. Cụ thể, đó là hệ thống miêu tả về các yêu cầu đối với các kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết cho các ngôn ngữ nói chung và với tiếng Việt nói riêng
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 5
1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 5
2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
3.Mục đích và ý nghĩa của luận văn ............................................................ 8
4.Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 9
5.Bố cục của luận văn..................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................12
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT PHÂN ĐỊNH TRÌNH ĐỘ TIẾNG VIỆT
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI......................................................................12
1.1 Tình hình dạy và học tiếng Việt đối với người nước ngoài ở nước ta
hiện nay ........................................................................................................12
1.2 Một số cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài .........................................15
1.2.1 Giao tiếp ngôn ngữ..............................................................................15
1.2.2 Năng lực ngôn ngữ .............................................................................17
1.2.3 Thụ đắc ngôn ngữ thứ hai..................................................................18
1.2.4 Các kĩ năng ngôn ngữ.........................................................................21
1.2.5 Các phương pháp dạy tiếng................................................................23
1.3 Các quan niệm về sự phân chia trình độ cho một ngôn ngữ ............25
1.3.1 Phân định trình độ ngôn ngữ của một số giáo trình tiếng Anh………25
1.3.2 Vấn đề phân định trình độ ngôn ngữ của một số giáo trình tiếng Việt
.......................................................................................................................25
1.3.3 Vấn đề phân định trình độ ngôn ngữ của cộng đồng châu Âu hiện
26Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ PHÂN ĐỊNH TRÌNH ĐỘ TIẾNG VIỆT
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG
VIỆT TỪ 1980 ĐẾN NAY ...........................................................................31
2.1Trình độ A...............................................................................................32
2.1.1 Giáo trình: Tiếng Việt cơ sở của Vũ Văn Thi, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2008.................................................................................................32
2.1.1.1 Vấn đề ngữ âm ................................................................................32
2.1.1.2 Vấn đề ngữ pháp ...............................................................................36
2.1.1.3 Vấn đề từ vựng ..................................................................................41
2.1.1.4 Phần luyện tập và bài tập................................................................42
2.1.2 Giáo trình: Thực hành tiếng Việt: Dùng cho người nước ngoài, của
Nguyễn Việt Hương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006......................43
2.1.2.1 Về ngữ âm.........................................................................................43
2.1.2.2 Về các hiện tượng ngữ pháp .............................................................44
2.1.2.3 Vấn đề từ vựng ..................................................................................49
2.1.2.4 Phần luyện tập và các bài tập .........................................................50
2.1.3 Nhận xét và so sánh ...........................................................................51
2.2Trình độ B...............................................................................................53
2.2.1 Giáo trình: Thực hành tiếng Việt - Trình độ B. NXB Thế giới. 2005.
Đoàn Thiện Thuật chủ biên. (TL3).............................................................53
2.2.1.1 Về các hiện tượng ngữ pháp .............................................................53
2.2.1.2 Về từ vựng và các chủ đề của bài học...............................................56
2.2.1.3 Các bài luyện và bài tập ...................................................................57
2.2.2 Giáo trình : Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài quyển 1) -
Intermediate Vietnamese (for non - native speakers), NXB Giáo dục , 1998.
Tác giả: Nguyễn Thiện Nam (TL4).............................................................58
2.2.2.1. Các hiện tượng ngữ pháp.................................................................58
2.2.2.2 Về vấn đề từ vựng và các chủ đề.......................................................60
2.2.2.3 Về các bài đọc và bài tập..................................................................61
2.2.3 Nhận xét và so sánh hai giáo trình thuộc trình độ B........................62
2.3Trình độ C...............................................................................................64
2.3.1 Giáo trình : Thực hành tiếng Việt - Trình độ C. NXB Thế giới. 2005.
Đoàn Thiện Thuật (chủ biên)......................................................................64
2.3.1.1 Các hiện tượng ngữ pháp..................................................................64
2.3.1.2 Vấn đề từ vựng và các chủ đề ...........................................................67
2.3.1.3 Các bài luyện và bài tập ...................................................................67
2.3.2 Giáo trình: Tiếng Việt Nâng cao - Dành cho người nước ngoài
(Vietnamese for foreigners - Advanced level) - 2004 - NXB Khoa học Xã hội
- Vũ Thị Thanh Hương (chủ biên)..............................................................68
2.3.2.1. Các hiện tượng ngữ pháp.................................................................68
2.3.2.2. Vấn đề từ vựng .................................................................................72
2.3.2.3. Vấn đề bài luyện và bài tập..............................................................73
2.3.3. Nhận xét và so sánh ...........................................................................74
2.4. Tiểu kết..................................................................................................75
2.4.1. Vấn đề từ vựng ...................................................................................75
2.4.2. Hệ thống các hiện tượng ngữ pháp...................................................76
2.4.3. Về phần bài đọc..................................................................................78
2.4.4. Về phần bài luyện và bài tập..............................................................79
Chương 3: ĐỀ XUẤT PHÂN ĐỊNH TRÌNH ĐỘ TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI
NƯỚC NGOÀI .............................................................................................81
3.1. Phương pháp tiếp cận ..........................................................................81
3.2. Những đặc điểm mang tính đặc thù của tiếng Việt...........................82
3.2.1.Sự lựa chọn từ vựng ...........................................................................82
3.2.2.Hệ thống ngữ pháp và các đặc điểm riêng của tiếng Việt ................83
3.3 .Vấn đề phân định trình độ cho một ngôn ngữ ..................................86
3.4.Phân định trình độ ngôn ngữ nói chung .............................................89
3.4.1. Phân định tổng thể các trình độ ngôn ngữ.......................................89
3.4.2 .Phân định trình độ ngôn ngữ theo kĩ năng ......................................91
3.5.Phân định trình độ tiếng Việt...............................................................95
3.5.1. Trình độ A1.........................................................................................96
3.5.2. Trình độ A2.........................................................................................97
3.5.3. Trình độ B1.........................................................................................98
3.5.4 .Trình độ B2.........................................................................................99
3.5.5 Trình độ C1........................................................................................100
3.5.6.Trình độ C2........................................................................................101
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................103
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng tăng
lên. Đó là một hệ quả tất yếu của sự hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa.
Nước ta đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên toàn thế giới với một
nền kinh tế tăng trưởng mạnh và là một thị trường đầu tư hấp dẫn. Do đó,
hàng năm lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc ở nước ta ngày
càng tăng. Phần lớn họ đều có nhu cầu học tiếng Việt. Những người nước
ngoài đến đây, dù với mục đích gì, nếu có khả năng sử dụng tiếng Việt thì sẽ
là một ưu thế giúp họ thành công trong cuộc sống và công việc. Họ có thể phá
vỡ rào cản ngôn ngữ để giao tiếp và hiểu rõ hơn về con người, văn hóa Việt
Nam. Đáp ứng nhu cầu đó, hoạt động dạy tiếng Việt cũng ngày càng đa dạng
hơn. Đã có rất nhiều trung tâm dạy tiếng ra đời trong và ngoài các trường đại
học.
Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài đã có khá nhiều, nhưng ban đầu những nghiên cứu đó tập
trung chủ yếu vào phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Gần
đây, đã có rất nhiều cuộc hội thảo khoa học cùng với các bài viết nghiên cứu
về nhiều vấn đề trong hoạt động này nhằm giúp cho việc dạy và học tiếng
Việt đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các giáo trình dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài, thực ra còn chưa nhiều. Mặc dù các giáo
trình này hiện nay khá đa dạng và phong phú ở cả trong và ngoài nước. Trong
việc dạy và học tiếng thì giáo trình đóng một vai trò hết sức quan trọng, là
kim chỉ nam cho cả giáo viên và các học viên nước ngoài. Trước đây, số
lượng giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài còn khá hạn chế, nhưng
hiện nay đã có tương đối nhiều, giúp người dạy và người học có nhiều khả
năng lựa chọn cho phù hợp với mục đích của mình. Tuy nhiên, đi đôi với yêu
cầu cải tiến, hoàn thiện các giáo trình và phương pháp dạy là việc phân định
trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài. Vấn đề này chưa có sự thống nhất
cao và cũng chưa có một quy định rõ ràng nào. Các giáo trình hiện có do
nhiều tác giả khác nhau biên soạn và dựa trên những cơ sở phân định trình độ
theo kinh nghiệm của từng người viết. Do đó, việc xác định trình độ của các
giáo trình tiếng Việt hiện nay còn nhiều bất cập và không có một hệ thống
phân định thống nhất nào. Một số giáo trình không xác định về trình độ, một
số khác thì xác định trình độ chưa hợp lí. Điều này cũng có thể là do chưa có
một cơ sở lý thuyết chung nào về vấn đề phân định trình độ tiếng Việt cho
người nước ngoài được đưa ra. Trên thế giới, đặc biệt là với các ngôn ngữ
Châu Âu, đã có một số nghiên cứu về việc phân chia trình độ ngôn ngữ và kết
quả là đã có một số hệ thống phân chia về trình độ thành thạo ngôn ngữ thứ 2.
Ví dụ: hệ thống phân chia chứng chỉ trình độ của trung tâm Châu Âu 1993,
Hệ thống phân chia 9 cấp độ về mức độ thành thạo ngôn ngữ của Phần Lan
1993, Phân loại sự thành thạo ngôn ngữ thứ 2 của Australia 1982, của hội
đồng nghiên cứu khoa học quốc gia Thuỵ Sỹ, nghiên cứu của Wilkins năm
1978 có tên: Formulaic proficiency…Còn ở nước ta, trong thời gian qua, về
các giáo trình dạy tiếng Việt thì mới chỉ có một số nghiên cứu miêu tả và
khảo sát các mặt từ vựng và ngữ pháp. Ví dụ: Khảo sát các cấu trúc cú pháp
cơ bản trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở bậc cơ
sở [21], Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài [23], Một số vấn đề về việc đưa và xử lí ngữ liệu - ngữ pháp trong giáo
trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bậc cơ sở [16]…
Vì lí do đó, luận văn này muốn khảo sát, tìm hiểu thực tế phân định
trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài qua các giáo trình dạy tiếng Việt từ


IB5ZLMexO1tGHU0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status