Nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của vi khuẩn lactic - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
File .rar gồm:

Luận văn
phụ lục:

Phụ lục 1: XÁC ĐỊNH VI KHUẨN LACTIC TRONG THỊT VÀ CÁC SẢN PHẨM THỊT
PHỤ LỤC 2: THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
Phụ lục 3: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ,THỜI GIAN , NGUỒN NITƠ VÔ CƠ VÀ MỘT SỐ LOẠI ĐƯỜNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP BACTERIOCIN CỦA CHỦNG L4BN

mục lục


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bacteriocin là một loại protein được tổng hợp bởi vi khuẩn. Nó có khả năng ức chế sự phát triển của những loại vi khuẩn có cấu trúc tương tự. Bacteriocin được A.Gratia tìm thấy đầu tiên năm 1925. Ông thực hiện công trình nghiên cứu tìm cách tiêu diệt vi khuẩn, kết quả của công trình này tác động mạnh đến sự phát triển của chất kháng sinh và chất kháng khuẩn được sinh ra từ vi khuẩn [45].

Bacteriocin đa dạng về cấu trúc, chức năng, sinh thái. Bacteriocin có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn khác do sự tạo thành các kênh làm thay đổi tính thấm của màng tế bào, nhiều loại bacteriocin còn có khả năng phân giải ADN, ARN và tấn công vào peptidoglycan để làm suy yếu thành tế bào. Vì vậy bacteriocin được dùng nhiều trong bảo quản thực phẩm, xử lý môi trường, chế biến thức ăn chăn nuôi [16].

Vi khuẩn lactic hiện nay được quan tâm nhiều do chúng có khả năng sinh tổng hợp nên bacteriocin. Vì thế việc nghiên cứu về vi khuẩn lactic và bacteriocin là một vấn đề hết sức thiết thực và có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống con người[40].

Vi khuẩn lactic được ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm và một số ngành chế biến khác vì chúng có khả năng sinh axit, tạo hương và kháng một số vi khuẩn nhờ khả năng sinh tổng hợp bacteriocin[3].

Trong công nghiệp thực phẩm, việc nghiên cứu tuyển chọn cũng như tạo ra những chủng vi khuẩn lactic có khả năng tổng hợp bacteriocin cao để sử dụng trong quá trình lên men lactic không chỉ nhằm mục đích bảo quản mà còn nhằm đưa ra thị trường các loại sản phẩm có tính chất và hương vị mong muốn[41]. Các hướng ứng dụng của bacteriocin chủ yếu gồm:
- Bảo quản thực phẩm
- Bảo quản các sản phẩm sữa
- Bổ sung vào thức ăn gia súc
- Muối chua rau quả

Bên cạnh đó vi khuẩn lactic còn được sử dụng để sản xuất chế phẩm Probiotic - là sản phẩm chứa một hay nhiều loại vi sinh vật sống có lợi cho hệ tiêu hoá. Chúng có khả năng cải thiện hệ thống vi sinh trong đường ruột, tác dụng tốt đến sức khoẻ con người hay động vật. Các chủng vi khuẩn được sử dụng tạo chế phẩm như Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus bulgaricus, Lactobacillus casei [47].

Trong ngành mỹ phẩm bacteriocin được sử dụng trong thành phần của một số loại mỹ phẩm chăm sóc da vì có tính diệt khuẩn và giữ ẩm[17].
Những năm gần đây những nghiên cứu trên thế giới đã xác định được bản chất của bacteriocin đồng thời xác định được một số loại bacteriocin do vi khuẩn lactic sinh ra và khả năng ứng dụng của nó. Những công trình này đã có những đóng góp tích cực , nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Đã có những nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm dến việc sử dụng bacteriocin do vi khuẩn lactic tổng hợp để bảo quản thực phẩm, thay thế các loại hoá chất bảo quản độc hại đồng thời tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Tuy nhiên để có thể thu nhận bacteriocin, cần thiết phải chọn lựa những củng vi khuẩn có khả năng tổng hợp cao tiến tới có thể tạo dựng bằng kỹ thuật sinh học những chủng mới thích hợp phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

Từ những vấn đề cấp thiết trên việc nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp bacteriocin (chất kháng khuẩn) của một số chủng vi khuẩn lactic là một trong những vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu về vi khuẩn lactic. Chính vì vậy, tui mạnh dạn chọn đề tài: ‘Nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của vi khuẩn lactic’. Vi khuẩn lactic có thể được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau như dưa chua, nem chua, sữa chua trong đó tui chọn nem chua làm nguồn để phân lập vi khuẩn lactic cho việc nghiên cứu.

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn lactic có khả năng sinh tổng hợp bacteriocin cao.
-Khảo sát một số đặc điểm sinh lý và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp bacteriocin của chủng tuyển chọn.
- Khảo sát khả năng kháng vi sinh vật gây bệnh và tìm hiểu về bản chất của bacteriocin thu nhận.

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
- Phân lập được vi khuẩn lactic có khả năng sinh tổng hợp bacteriocin.
- Xác định tính chất đối kháng của bacteriocin với một số loại vi sinh vật gây bệnh.
-Xác định được điều kiện nuôi cấy tốt nhất để vi khuẩn lactic sinh tổng hợp bacteriocin cao.
- Bước đầu tìm hiểu về bản chất của bacteriocin

4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Đẩy mạnh hướng nghiên cứu ứng dụng bacteriocin trong việc sản xuất các chất bảo quản dùng cho thực phẩm.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . .01
Chương 1- TỔNGQUAN . .05
1.1.TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN LACTIC . 05
1.1.1. Đặc điểm chung của vi khuẩn lactic 05
1.1.2. Quá trình lên men lactic .06
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi khuẩn lactic .07
1.2. TỔNG QUAN VỀ BACTERIOCIN . 09
1.2.1. Giới thiệu chung về bacteriocin . . 09
1.2.2. Tính đối kháng và phương pháp xác định tính đối kháng 10
1.2.3. Sinh tổng hợp bacteriocin 12
1.2.4. Phương pháp chiết tách bacteriocin . . 13
1.2.5. Đặc tính của bacteriocin 16
1.2.6. Phổ hoạt động của bacteriocin 18
1.2.7. cách hoạt động của bacteriocin 18
1.2.8. Ứng dụng của bacteriocin 19
1.3. CÁC LOẠI VI SINH VẬT GÂY BỆNH DÙNG THỬ NGHIỆM TÍNH ĐỐI KHÁNG VỚI BACTERIOCIN 19
1.3.1. Escherichia coli . 19
1.3.2. Salmonella typhi .21
1.3.3. Listeria monocytogens 22
1.3.4. Staphylococcus aureus 23
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG BACTERIOCIN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC . 24
1.4.1. Trên thế giới .24
1.4.2. Ở Việt Nam 27
Chương 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . .30
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 30
2.1.1. Nem chua 30
2.1.2. Các chủng vi sinh vật chỉ thị . 30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.2.1. Phương pháp vi sinh 30
2.2.2. Phương pháp hoá lí . 35
2.2.3.Phương pháp điện di 36
2.3. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM .37
2.4. HOÁ CHẤT THÍ NGHIỆM . 37
Chương 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . .39
3.1.PHÂN LẬP, TUYÊN CHỌN VI KHUẨN LACTIC . 39
3.1.1.Quy trình phân lập vi khuẩn lactic . 39
3.1.2. Đặc điểm một số vi khuẩn lactic được chọn .41
3.1.3. Tuyển chọn các chủng vi khuẩn lactic có khả năng sinh tổng hợp bacteriocin 44
3.2. KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH LÝ CỦA CHỦNG VI KHUẨN LACTIC CÓ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP BACTERIOCIN .51
3.2.1. Thử nghiệm khả năng biến dưỡng một số loại đường của vi khuẩn lactic . .51
3.2.2. Thử nghiệm Gram cải tiến, Catalase và khả năng di động . 52
3.3.KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ THỜI GIAN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ KHẢ NĂNG AXIT HOÁ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦNG L4BN .53
3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của chủng L4BN 53
3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến khả năng axit hoá môi trường của chủng L4BN 55
3.4. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP BACTERIOCIN CỦA VI KHUẨN LACTIC ĐƯỢC CHỌN 57
3.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN .57
3.4.2. Ảnh hưởng của nguồn nitơ vô cơ đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN . 59
3.4.3. Ảnh hưởng của các loại đường đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN 61
3.5. CHIẾT TÁCH VÀ PHÂN TÍCH BACTERIOCIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI 62
3.5.1. Chiết tách và xác định hoạt tính bacteriocin . 62
3.5.2. Điện di và đánh giá bản chất bacteriocin 64
Chương 4- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . .66
4.1. KẾT LUẬN .66
4.2. KIẾN NGHỊ .67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHỤ LỤC
3.1.3. Tuyển chọn các chủng vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp bacteriocin
Khả năng sinh tổng hợp bacteriocin là một đặc tính quý của các chủng vi khuẩn lactic. Nhờ đó mà chúng được sử dụng để nghiên cứu sản xuất các chất bảo quản thực phẩm.
Để đánh giá khả năng sinh bacteriocin của 20 chủng vi khuẩn lactic được phân lập từ phương pháp trên, chúng tui sử dụng bốn chủng chỉ thị là Escherichia coli, Listeria monocytogenes, Salmonell typhy, Staphylococcus aureus. Khả năng tạo bacteriocin được đánh giá dựa vào vòng kháng khuẩn của vi khuẩn lactic. Lượng bacteriocin được xác định bởi đơn vị AU/ml.
3.1.3.1. Chuẩn bị các chủng chỉ thị
Cấy ria các chủng chỉ thị từ các ống chủng lên môi trường chọn lọc. Cụ thể Escherichia coli được cấy trên môi trường EMB, Listeria monocytogenes cấy trên môi trường AL agar, Salmonellatyphy cấy trên môi trường XLD agar, Staphylococcus aureus cấy trên môi trường BP agar. Sau đó nuôi ủ các đĩa ở 37oC/24 giờ. Sau thời gian nuôi ủ , chọn một khuẩn lạc mỗi loại cấy chuyển vào canh BHI (10ml/ống), nuôi ủ 37oC/24 giờ. Sử dụng 70µl mỗi loại chủng chỉ thị cho 1 lần thử nghiệm. Khuẩn lạc của các chủng chỉ thị sau khi được phân lập trên môi trường chọn lọc được thể hiện qua các hình 3.4, 3.5, 3.6, 3.7.



52OlD2OOhiCiiUW


Xem thêm
Nghiên cứu khả năng tạo Bacteiocin của vi khuẩn Lactobacillus acidphilus
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status