Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (thời kỳ 1990 - 2007) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Trình bày một số vấn đề lý luận chung về thương mại quốc tế; những đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam và Nhật Bản; các nhân tố chủ yếu thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản. Phân tích quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2007, chỉ ra được những thành tựu như: sự tăng trưởng của thương mại hai chiều, sự cải thiện của cán cân mậu dịch, sự phát triển của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; đồng thời cũng chỉ ra một số hạn chế bất cập của quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản: sự phát triển của quan hệ thương mại Việt - Nhật chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước, cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu còn cùng kiệt nàn, chậm được cải thiện, chất lượng hàng hoá xuất khẩu chưa cao. Đề xuất một số giải pháp chính sách đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt - Nhật ở tầm vĩ mô và vi mô đối với Chính phủ và đối với doanh nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngược dòng lịch sử chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam và Nhật Bản
vốn có quan hệ thương mại từ hàng trăm năm nay. Ngay từ thế kỷ thứ XVI đã
có những thương gia Nhật Bản đến kinh doanh ở Việt Nam. Trải qua nhiều
biến cố lịch sử, quan hệ giữa hai nước cũng có nhiều thăng trầm nhưng vẫn
được duy trì và ngày càng phát triển. Và kể từ khi quan hệ ngoại giao chính
thức giữa Việt Nam và Nhật Bản được thiết lập vào tháng 9 năm 1973 thì
quan hệ thương mại giữa hai nước có điều kiện phát triển mạnh. Năm 1986,
Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa thị trường trong nước, phát
triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo động lực cho
quan hệ thương mại song phương phát triển mạnh hơn nữa. Đặc biệt, từ đầu
thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Nhật Bản luôn là một trong
những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong những năm gần đây
với tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch
ngoại thương của Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ ngoại thương giữa hai nước
vẫn còn khá nhiều hạn chế bất cập đòi hỏi sự cố gắng chung của cả hai nước
để khắc phục nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế khu
vực đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Vậy thì quan hệ thương mại Việt Nam -
Nhật Bản thời gian qua đã phát triển như thế nào? Sự phát triển đó diễn ra nhờ
những nhân tố gì? Liệu có thể phát triển mối quan hệ thương mại giữa hai
nước trong tương lai hơn nữa hay không? Việt Nam cần làm gì để tăng
kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản? Để tìm lời giải đáp cho
những câu hỏi này, việc nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc quan hệ
thương mại Việt Nam – Nhật Bản là hết sức cần thiết và có ý nghĩa về lý luận
và thực tiễn. Chính vì vậy, tác giả đã chọn chủ đề “Quan hệ thương mại Việt
Nam - Nhật Bản (Thời kỳ 1990 – 2007)” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu đề cập đến quan hệ thương mại Việt
Nam - Nhật Bản. Tuy nhiên, các tài liệu này chỉ tập trung về từng mặt hàng
cụ thể như: nông sản, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ hay khái
quát quan hệ kinh tế, thương mại.
a. Thương mại một số mặt hàng
- Nguyễn Thế Vinh, Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản,
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội 2006. Nội dung luận văn tập trung vào các
giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản từ Việt nam sang Nhật
Bản.
- Phạm Thị Phương Nga, Xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam sang Nhật
Bản, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội 2006. Nội dung luận văn tập trung
vào thực trạng xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam sang Nhật Bản và các giải
pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ nội thất sang thị trường này.
- Nguyễn Thị Nhiễu (chủ nhiệm), Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
xuất khẩu nông, thuỷ sản và hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản,
Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà nội 2004. Nội dung đề tài tập trung vào
tình hình xuất khẩu nông, thuỷ sản và hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào
thị trường Nhật Bản và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường xuất khẩu
những mặt hàng này vào thị trường Nhật Bản.
- Nguyễn Thanh Đức, Nhật Bản - Thị trường mở cho xuất khẩu hàng
may mặc của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, số 5,
tháng 10/2004. Bài viết tìm hiểu về tình hình xuất khẩu hàng may mặc Việt
Nam sang Nhật Bản và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng
này sang Nhật Bản.
- Đoàn Tất Thắng, Xuất khẩu hoa tươi sang Nhật Bản - Một thị trường
có nhiều triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2, tháng 4/2006. Bài
viết khái quát nhu cầu nhập khẩu hoa của Nhật Bản và những quy định về
việc nhập khẩu hoa vào Nhật Bản.
- Trần Thu Cúc, Thực trạng thị trường nhập khẩu tôm của Nhật Bản và
giải pháp đối với Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, số
3, tháng 6/2003. Nội dung đề cập tới thị trường nhập khẩu tôm của Nhật Bản,
các giải pháp nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu mặt hàng này của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản.
- Dương Hồng Nhung - Trần Thu Cúc, Xuất khẩu rau quả của Việt Nam
vào thị trường Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, số 1,
tháng 2/2005. Nội dung bài viết đề cập tới thị trường nhập khẩu rau quả của
Nhật Bản và thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Nhật Bản, cũng
như một số giải pháp nhằm tăng xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản.
b. Khái quát quan hệ hệ kinh tế, thương mại
- Trần Anh Phương, 25 năm quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản:
Tiến trình phát triển và vấn đề đặt ra, 25 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
1973 - 1998, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà nội 1999. Nội dung bài viết
khái quát quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1973
-1998 và tổng kết những hạn chế còn tồn tại trong trao đổi mậu dịch song
phương như: quy mô buôn bán còn nhỏ hẹp, cơ cấu hàng hoá trao đổi còn
nhiều bất cập…
- Trần Quang Minh, Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Thành
tựu, vấn đề và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, số 5,
tháng 10/2005. Nội dung bài viết đánh giá thực trạng quan hệ thương mại
Việt Nam - Nhật Bản, nêu ra một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ thương
mại giữa hai nước.
- Nguyễn Duy Dũng, Thực trạng và triển vọng quan hệ kinh tế Việt
Nam – Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 1, tháng 6/1995. Phùng
Thị Vân Kiều: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản những năm gần đây,
Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 3, tháng 6/1999. Vũ Văn Hà, Quan hệ kinh
tế Việt Nam - Nhật Bản những năm gần đây, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, số
1, tháng 2/2000. Nội dung các bài viết tập trung về quan hệ kinh tế Việt Nam
thông qua thương mại, đầu tư, ODA và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Do vậy, tác giả luận văn muốn tổng hợp và cập nhật các tài liệu có liên
quan để nghiên cứu đầy đủ hơn về quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản
(thời kỳ 1990 – 2007), tập trung vào một số mặt hàng xuất và nhập khẩu chủ
yếu. Từ đó, góp phần tạo nên cơ sở tham khảo cho việc hoạch định chính sách
thương mại của Việt Nam đối với Nhật Bản thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là phân tích thực trạng, chỉ rõ những thành tựu, hạn
chế của mối quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (thời kỳ 1990 – 2007).
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ
thương mại giữa hai nước.
Nhiệm vụ nghiên cứu chính của luận văn là tổng hợp, thống kê số liệu,
so sánh và phân tích nhằm làm rõ thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam –
Nhật Bản trong thời kỳ nói trên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và Nhật Bản (thời kỳ 1990 – 2007).
Trong phạm vi nghiên cứu quan hệ xuất nhập khẩu, luận văn chọn một
số mặt hàng chủ yếu để phân tích. Cụ thể là 6 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam sang Nhật Bản và 6 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ
Nhật Bản. Các mặt hàng chủ yếu này thay đổi theo từng năm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hệ phương pháp kết hợp logic và lịch sử, khái quát
hoá và cụ thể hoá, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh trên cơ sở
phân tích và tổng hợp số liệu. Ngoài ra còn dựa trên các lý thuyết về thương
mại quốc tế và chính sách thương mại.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận và thực tiễn của quan hệ thương
mại Việt Nam – Nhật Bản.
- Phân tích quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1990 đến
năm 2007, chỉ ra được những thành tựu, những tồn tại và nguyên nhân của
chúng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song
phương hơn nữa trong tương lai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng
biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt
Nam - Nhật Bản.
Chương 2. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản từ
năm 1990 đến năm 2007.
Chương 3. Một số giải pháp chính sách đẩy mạnh quan hệ thương
mại Việt Nam - Nhật Bản.

4xr2KSxm64hTbFF
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status