Quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo quy trình VietGAP trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Tục ngữ ta có câu “Cơm không rau như ñau không thuốc”. ðúng vậy,
rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia
ñình Việt Nam. Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng, mức rau tiêu thụ
trung bình hàng ngày nên là 300g/ người/ ngày. Rau có ý nghĩa quan trọng
trong việc cung cấp chất xơ, khoáng chất, vitamin và các dưỡng chất khác cần
thiết cho cơ thể con người. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt ñới gió mùa, nguồn
lao ñộng trong NN dồi dào, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về sản xuất rau.
Cùng những lợi thế nhất ñịnh như thời gian sinh trưởng ngắn, thu nhập bình
quân cao hơn so với lúa, thị trường tiêu thụ ổn ñịnh do sử dụng rau xanh là
nhu cầu thiết yếu với người tiêu dùng.
Trong những năm gần ñây, tình trạng ngộ ñộc thực phẩm ngày càng gia
tăng ñã và ñang ñược ñề cập ñến như một mối nguy hiểm ñe dọa trực tiếp ñến
sức khỏe cộng ñồng. Người tiêu dùng ăn rau sợ ngộ ñộc bởi dư lượng kim
loại nặng, nitrat, vi sinh và thuốc trừ sâu trong rau xanh. Vậy nên, VSATTP
có vai trò hết sức quan trọng ñối với sức khỏe của con người, ñến sự duy trì
và phát triển nòi giống của dân tộc và sự phát triển bền vững của nông nghiệp
nước ta, ñặc biệt là sau khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Do ñó, Bộ NN&PTNT ñã ban hành “VietGAP - quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt(GAP - Good Agricultural Practices) cho rau tươi an toàn tại
Việt Nam” nhằm góp phần ñẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn
nói chung và rau quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu.
Hiện nay, nhu cầu về rau xanh ñảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm ñã trở nên cần thiết và bức xúc với người tiêu dùng cả nước nói
chung và Thủ ñô Hà Nội nói riêng. Công tác sản xuất và tiêu thụ rau nói
chung vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ chạy theo lợi nhuận,
còn chưa chú ý nhiều tới chất lượng rau. Cùng với ñó là việc quy hoạch các
vùng sản xuất, tổ chức sản xuất, tiêu thụ rau còn có những hạn chế kém,
công tác quản lý buôn bán, sử dụng thuốc BVTV, ñặc biệt trên rau còn bị
buông lỏng... Cả người sản xuất và người tiêu dùng vẫn còn lúng túng trong
việc ñưa ra các quyết ñịnh của mình.
Thành phố Hà Nội có tổng diện tích canh tác rau ñạt 12.041 ha; tương
ñương 29.000 ha gieo trồng/năm, phân bổ ở 22 quận, huyện, thị xã. Chủng
loại rau khá phong phú với trên 40 loại, có khả năng ñáp ứng ñược khoảng
60% nhu cầu rau xanh của người dân Thủ ñô(Chi cục BVTV Hà Nội, 2012).
Thanh Trì là một huyện ngoại thành thuộc trung tâm của Thành phố Hà Nội,
có tốc ñộ tăng trưởng kinh tế và ñô thị hóa nhanh. Trong những năm qua,
huyện Thanh Trì luôn quan tâm chú trọng ñến công tác phát triển sản xuất rau
VietGAP, ñặc biệt là tại vùng rau an toàn trọng ñiểm Duyên Hà và Yên Mỹ.
Công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP ở huyện Thanh Trì ñã ñạt
ñược những gì, còn những hạn chế, tồn tại gì ? ðể hiểu rõ hơn vấn ñề này, tôi
tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo
quy trình VietGAP trên ñịa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở ñánh giá thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT theo
quy trình VietGAP trên ñịa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội ñề xuất
giải pháp nhằm tăng cường quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT ñảm bảo chất
lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người sản xuất rau theo quy trình
VietGAP tại ñịa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sản xuất
và tiêu thụ rau VietGAP.

https://1drv.ms/b/s!AgJa1CtKrfM4g1fPsGNcGOcUs61D
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status