Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá Hường (Helostoma temmincki Cuvier, 1829) giai đoạn phôi, cá hương và cá giống - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá Hường (Helostoma
temminckii Cuvier, 1829) giai đoạn phôi, cá hương và cá giống” được
thực hiện từ tháng 12/2010 đến tháng 5/2011 tại trại cá thực nghiệm Khoa
Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. Đề tài được thực hiện nhằm thu thập
một số dữ liệu về đặc điểm dinh dưỡng của cá Hường qua các giai đoạn
phôi, cá hương và cá giống. Từ đó góp phần giúp người nuôi trồng thủy sản
xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý cho cá ở các giai đoạn khác nhau. Các
nội dung thực hiện đề tài gồm có: Xác định nhiệt độ không sinh học và tổng
nhiệt phát trển phôi, thời gian cá dinh dưỡng noãn hoàng và xác định chỉ số
độ no, cường độ dinh dưỡng của cá qua các giai đoạn thí nghiệm. Kết quả
thu được: Nhiệt độ không sinh học phôi cá Hường là 10,50C. Tổng nhiệt phát
triển phôi là 293 độ giờ. Ở nhiệt độ 260C, cá bột hết noãn hoàng khoảng 49
giờ sau khi nở. Cường độ dinh dưỡng của cá Hường 30 ngày tuổi và cá
Hường 50 ngày tuổi lần lượt là 0.006 và 0.004. Chỉ số độ no của cá Hường
30 ngày tuổi và cá Hường 50 ngày tuổi đạt được lần lượt theo thứ tự là
4.44% và 2%.
1.1 Giới thiệu
Sở hữu một vị trí thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng, với đường bờ biển dài
3.260km đã nói lên tầm quan trọng của nghề nuôi thủy sản Việt Nam. Trong
đó, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với hệ thống sông ngòi và kênh
rạch chằng chịt được xem là một trong những vùng có điều kiện tự nhiên
thuận lợi nhất cho việc phát triển thủy sản nước ngọt trong cả nước và khu
vực.
Nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL trong thời gian qua được khẳng định là nghề
sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu
kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm cùng kiệt và thu hút được sự quan tâm
đầu tư của nhiều thành phần kinh tế trong, ngoài nước. Trải qua nhiều giai
đoạn, nghề ngày càng phát triển và đang từng bước trở thành một trong
những nghề sản xuất chính. Chất lượng và giá trị các sản phẩm nuôi trồng
ngày càng cao, trở thành nguồn nguyên liệu chính cho chế biến và đóng góp
đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản chung của cả nước.
Song song với thuận lợi, cũng còn không ít khó khăn đáng lưu ý. Trong
những năm gần đây, diện tích nuôi cá Tra, cá Ba sa,... đang trên đà giảm
mạnh bởi dịch bệnh, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, giá cả biến
động. Trước tình hình đó, một số đối tượng mới đã được nuôi thử nghiệm và
áp dụng rộng rãi trong các mô hình nuôi thủy sản ở nhiều địa phương. Trong
đó, cá Hường là một đối tượng nuôi nhiều triển vọng.
Cùng với cá Rô phi, có thể nói, cá Hường là một trong những đối tượng nuôi
góp phần giải quyết vấn đề thực phẩm cho người cùng kiệt vùng nông thôn
ĐBSCL. Đây là một loài cá dễ nuôi, có thể ứng dụng nuôi trong nhiều mô
hình nuôi khác nhau như mô hình nuôi ao – chuồng, VAC (vườn, ao,
chuồng), mô hình nuôi lúa – cá kết hợp. Vì vậy, việc chăm sóc và quản lý cá
trong quá trình ương nuôi rất quan trọng. Đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng
trong giai đoạn phôi, cá hương và cá giống là cấp thiết.
Do tầm quan trọng của vấn đề trên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm dinh
dưỡng cá Hường (Helostoma temmincki Cuvier, 1829) giai đoạn phôi, cá
hương và cá giống được thực hiện.

dhVI963VI9G19vH
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status