Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời tiết cực đoan (TTCĐ) đang là vấn đề “nóng” và trở thành thách thức lớn
được nhiều quốc gia quan tâm. Thời tiết cực đoan đã, đang và sẽ tác động nghiêm
trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng
cao, lượng mưa ngày càng lớn, bão cực mạnh… ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây
rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Vấn
đề thời tiết cực đoan đi kèm với biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn
diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước,
lương thực, xã hội, việc làm, chính trị, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại
[24].
Điển hình như ở các châu lục trên thế giới, thời tết cực đoan đang ngày một gia
tăng với tần suất và mức độ rất lớn. Năm 2012, hơn 1.200 người đã thiệt mạng do
trận lở đất kinh hoàng tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc và hơn 500 người vẫn mất
tích. Lũ lụt và lở đất ở Trung Quốc năm nay đã giết chết hơn 3000 người và khiến
12 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Mùa xuân năm 2011 vùng Tây nam Trung Quốc
cũng đã phải chống trọi với một trận khô hạn được coi là tồi tệ nhất trong vòng một
thế kỷ và sau đó vùng đất khô hạn này lại bị lũ lụt tàn phá. Cơn mưa dữ dội cuối
tháng 7/2012 đã khiến mực nước sông Indus dâng cao, nhấn chìm một vùng lãnh
thổ rộng lớn của Pakistan, khiến ít nhất 1.600 bỏ mạng, hơn 2 triệu người mất nhà ở
và khoảng 20 triệu người chịu ảnh hưởng [16, t23].
Trận hạn hán tồi tệ mùa hè năm 2012 khiến tình trạng đói cùng kiệt thêm trầm
trọng, ảnh hưởng tới 10 triệu người ở 4 quốc gia Tây Phi. Tại Niger, đất nước bị ảnh
hưởng sâu sắc nhất, 7,1 triệu người chịu cảnh đói ăn vì mất gia súc và mùa màng
trong khi giá ngũ cốc leo thang gấp đôi. Trong khi đó, năm ngoái mưa dữ dội đã phá
hủy hoa màu và khiến tình hình sản xuất các loại ngũ cốc ở các quốc gia Tây Phi bị
ảnh hưởng nghiêm trọng, kể cả nước láng giềng Chad và Nigeria.
Tháng 4 /2012, trận lụt và sạt lở đất đã tấn công Rio de Jaaneiro của Brazil
(Châu Mỹ) sau khi trận mưa như trút nước chưa từng có trong bốn thập kỷ đã khiến
212 người bỏ mạng. Lũ lụt một lần nữa hoành hành trở lại vào tháng 6 ở các bang
Alagoas và Pernambuco của Ấn Độ, khiến ít nhất 1000 người mất tích.
Đầu tháng 8/2012 một khối băng có diện tích 260 km vuông được phát hiện đã
tách khỏi dòng sông băng ở Greenland, phía sát Bắc Cực. Đây là đảo băng lớn nhất
tách ra ở Bắc Cực trong nửa thế kỷ quan sát. Nhiệt độ của một mùa hè nóng nhất
trong vòng 150 năm lịch sử khí hậu toàn cầu được coi là nguyên nhân gây ra hiện
tượng này. [49].
Theo báo cáo của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (BĐKH)
(Intergovernmental Panel on Climate Change – IPCC) năm 2007, nhiệt độ trung
bình toàn cầu và mực nước biển đã tăng nhanh trong vòng 100 năm qua, đặc biệt
trong khoảng 25 năm gần đây. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung
bình năm đã tăng khoảng 0,5 độ C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Việt Nam
được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH,
trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị
tổn thương nhất do nước biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai cập) và đồng
bằng sông Ganges (Bangladesh). Theo các kịch bản BĐKH được công bố bởi Bộ
Tài nguyên và Môi trường (2009), cho đến cuối thế kỷ 21 thời tiết cực đoan đã làm
nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam có thể tăng khoảng 2,3 độ C, tổng lượng
mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm,
mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75cm đến 1m so với trung bình thời kỳ 1980-
1999. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng
sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh
khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập
trên 20% diện tích,khoảng 10-12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất
khoảng 10% GDP. Tác động của thời tiết cực đoan, BĐKH đối với nước ta là rất
nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực
hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. [13].
Trong những năm qua, các nhà khoa học đã không ngững nỗ lực nghiên cứu và
tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hậu quả của hiện tượng thời tiết cực đoan và
biến đổi khí hậu. Và các nhà khoa học cũng thông báo rằng, trong tương lai những
ảnh hưởng lớn của các hiện tuợng thời tíêt cực đoan và biến đổi khí hậu sẽ còn gia
tăng nhiều hơn nữa. Chính vì thế, câu chuyện ứng phó với các hiện tượng thời tiết

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status