NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM EMINA TRONG QUÁ TRÌNH TRỒNG TRỌT VÀ BIỆN PHÁP LÀM SẠCH SAU THU HOẠCH ĐẾN CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM EMINA TRONG QUÁ TRÌNH TRỒNG TRỌT VÀ BIỆN PHÁP LÀM SẠCH SAU THU HOẠCH ĐẾN CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN CỦA MỘT SỐ LOẠI RAU QUẢ TRỒNG TẠI XÃ ĐÔNG XUÂN - SÓC SƠN - HÀ NỘI
1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Rau quả là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của mỗi
người trên khắp hành tinh. Cùng với thức ăn ñộng vật, rau quả cung cấp những
chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người, ñặc biệt là
các vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng… Theo tính toán của nhiều nhà dinh
dưỡng học, muốn cơ thể hoạt ñộng bình thường cần cung cấp 2300-2500 kcal
mỗi ngày, trong ñó phải có 250-300 gam rau (tương ñương với 7,5-8 kg/tháng
hay 90-108 kg/năm – Trần Khắc Thi, 1995). ðặc biệt, khi lương thực và các
thức ăn giàu ñạm ñã ñược ñảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau
quả lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo
dài tuổi thọ. Chính vì thế, rau quả trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh
tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở nội ñịa và xuất khẩu.
Rau quả cũng như những cây trồng khác, ñể có giá trị kinh tế cao,
ngoài yêu cầu về giống tốt, chủng loại ña dạng, thì vấn ñề về kỹ thuật canh tác
góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng suất, sản lượng rau. Chính vì
vậy, người trồng rau quả không ngừng cải tiến kỹ thuật canh tác, nâng cao
ñầu tư phân bón, bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên hiện
nay xu hướng sản xuất rau quả hàng hóa ngày càng gia tăng, chạy theo lợi
nhuận, ñã dẫn ñến tình trạng rau bị ô nhiễm do vi sinh vật, hóa chất ñộc
hại, dư lượng kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật… ảnh hưởng nghiêm
trọng ñến sức khỏe cộng ñồng. Vì vậy, vấn ñề vệ sinh an toàn thực phẩm
ñối với mặt hàng nông sản nhất là sản phẩm rau ñang ñược xã hội ñặc biệt
quan tâm. Sản xuất rau quả an toàn giúp bảo vệ người tiêu dùng, không chỉ
là vấn ñề tất yếu của sản xuất nông nghiệp hiện nay, mà còn góp phần nâng
cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hóa trong ñiều kiện Việt Nam ñã trở
thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 2
Sóc Sơn là một huyện ngoại thành Hà Nội, có tổng diện tích ñất tự
nhiên là 30.652ha, trong ñó ñất nông nghiệp 13.000ha (chiếm trên 40%). ðể
nâng cao giá trị thu nhập trên một ñơn vị canh tác. Việc xây dựng các mô
hình thâm canh hiệu quả ñược coi là khâu ñột phá ở nhiều xã tại Sóc Sơn.
Bước ñầu, Sóc Sơn ñã hình thành ñược vùng sản xuất nông nghiệp chuyên
canh, tập trung ñể cung cấp lương thực thực phẩm cho thành phố và các khu
vực lân cận. Sóc Sơn cung cấp từ 18 - 20 tấn rau, củ, quả hữu cơ cho thị
trường Hà Nội với giá bán bình quân cao hơn rau thường là 7.000 - 8.000
ñồng/kg. [Nhờ ñó, thu nhập trung bình của người sản xuất ñạt 3,5 - 4 triệu
ñồng/tháng. Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Sóc Sơn năm 2011 ñạt
109 triệu ñồng/ha, tăng trưởng 5% năm (tốc ñộ tăng trưởng bình quân giai
ñoạn 2006-2010, mỗi năm chỉ ñạt 2,53%)]. ðối với huyện Sóc Sơn, trong các
loại thực phẩm thì rau là cây trồng chiếm vị trí hàng ñầu. Với lợi thế vị trí ñịa
lý, cơ sở hạ tầng, ñiều kiện tự nhiên thuận lợi nên sản xuất rau của huyện Sóc
Sơn những năm vừa qua ñạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên chất lượng rau
còn hạn chế, ñặc biệt mức ñộ an toàn kém do rau vẫn còn dư lượng thuốc
BVTV và vi sinh vật gây hại vượt quá ngưỡng cho phép khi tiêu thụ trên thị
trường ảnh hưởng ñến sức khoẻ của người tiêu dùng.
Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM (Effective Microorganisms) do giáo
sư Teuro Higa của Trường ðại học Tổng hợp Ryukysu, Okinawa, Nhật Bản
nghiên cứu và ñược ứng dụng từ thập niên 80 tại Nhật và nhiều nước khác
trên Thế giới. ðến nay công nghệ EM ñã ñược ứng dụng ở hơn 80 nước trên
thế giới và ñem lại nhiều kết quả rất khả quan. Năm 1994-1995 chế phẩm EM
ñược du nhập và thử nghiệm có hiệu quả ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu
sâu về thành phần, cơ chế tác ñộng của chế phẩm EM Viện Sinh học Nông
nghiệp thuộc Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã phân lập thành công
các chủng vi sinh vật có ích trong nước và sản xuất ñược chế phẩm vi sinh vật
hữu hiệu EMINA [13].
Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA là tổng hợp các chủng vi sinh vật
có ích như vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, xạ khuẩn, nấm mốc, v.v...
sống cộng sinh trong cùng môi trường. ðược sử dụng trong việc cải tạo ñất,
hạn chế các loại bệnh do vi khuẩn gây ra, làm phân bón qua lá. Hiện nay, ñã
có một số nghiên cứu sử dụng chế phẩm EMINA trên cây trồng như ñậu ñũa,
rau dền, mùng tơi, khoai tây, cây lạc ñều cho kết quả khả quan [17].
ðể có lời giải ñáp cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam, không còn con
ñường nào khác là phải xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái. Có như thế
thì sản xuất nông nghiệp mới an toàn, sản phẩm nông nghiệp mới ñủ tiêu
chuẩn về tiêu dùng, xuất khẩu và phát triển nông nghiệp mới bền vững.
. Nhưng vấn ñề quan tâm ở ñây là liệu việc sử dụng chế phẩm EMINA
này có tác ñộng tích cực gì ñến chất lượng vệ sinh an toàn của rau hay không
?. Xuất phát từ thực tế sản xuất của huyện Sóc Sơn , chúng tui tiến hành thực
hiện ñề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm EMINA
trong quá trình trồng trọt và biện pháp làm sạch sau thu hoạch ñến chất
lượng vệ sinh an toàn của một số loại rau quả trồng tại xã ðông Xuân –
Sóc Sơn – Hà Nội ”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
Nghiên cứu việc sử dụng chế phẩm EMINA trong quá trình trồng trọt
và biện pháp làm sạch sau thu hoạch ñến chất lượng vệ sinh an toàn của một
số loại rau trồng tại xã ðông Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội, nhằm hạn chế nguy
cơ ảnh hưởng ñến chất lượng vệ sinh, an toàn của một số loại rau, góp phần
ñảm bảo chất lượng của rau cho tiêu dùng.
1.2.2. Yêu cầu
a. Xác ñịnh ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm EMINA trong quá trình
trồng trọt ñến chất lượng vệ sinh an toàn của Su hào, Dưa lê siêu ngọt, Cà chua,
rau ăn lá ( cải mơ, xà lách) trồng tại xã ðông Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội.
b. Xác ñịnh ảnh hưởng biện pháp làm sạch sau thu hoạch ñến chất
lượng vệ sinh an toàn của rau muống, Cà chua trồng tại xã ðông Xuân – Sóc
Sơn – Hà Nội.
c. Kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu
thụ rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên ñịa bàn.

Po1Izj4Ya9e5QLA
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status