Nghiên cứu tính chất lưu biến của một số hệ tá dược ứng dụng trong dạng bào chế - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẨN ĐÌ
Hiện nay các dạng bào chế thuộc hệ phân tán có cấu trúc hỗn dịch, nhũ
tương, cream, gel được nhập vào Việt Nam với một số lượng lớn, phong phú
về chủng loại đáp ứng tốt nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Các
dạng thuốc này chủ yếu là các thuốc mỡ kháng sinh, corticoid, thuốc diệt
nấm, cream dưỡng da...
Những dạng bào chế có cấu trúc hỗn dịch, nhũ tương, cream, gel cũng
đang được các công ty Dược, các xí nghiệp Dược trong nước quan tâm sản
xuất. Tuy nhiên những chế phẩm thuốc có cấu trúc như trên đang lưu hành
trên thị trường còn tồn tại một số nhược điểm về độ ổn định, ví dụ: một số
mẫu thuốc mỡ tetracyclin 1% có hiện tượng biến đổi về thể chất, chảy thấm tá
dược ra ngoài, dược chất bị lắng đọng; một số mẫu cream bị tách lớp trong
quá trình bảo quản. Nguyên nhân có thể là do việc thiết kế công thức thuốc
đảm bảo độ ổn định về thể chất chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Hiện nay khi xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của dạng bào chế hỗn dịch,
nhũ tương, cream các nhà sản xuất thường đưa ra các chỉ tiêu thông thường
của một dạng bào chế như định tính, định lượng, các chỉ tiêu về thể chất chủ
yếu là mô tả cảm quan hay đưa ra các chỉ tiêu về nhiệt độ nóng chảy, chưa
có chỉ tiêu về độ nhớt, chỉ tiêu này được các nhà sản xuất nước ngoài quan
tâm và được đưa vào chỉ tiêu chất lượng của nhà sản xuất.
Lưu biến học là một ngành khoa học nghiên cứu về sự chảy và thể chất
của nguyên liệu và sản phẩm giúp cho các nhà bào chế thiết kế và kiểm
nghiệm đánh giá một dạng thuốc đảm bảo có một quy trình sản xuất hợp lý
cũng như đảm bảo độ ổn định của thuốc. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi
đã tiến hành thực hiện khoá luận " Nghiên cứu tính chất lưu biến của một số
tá dược ứng dụng trong dạng bào chế ”với các mục tiêu như sau:
1, Áp dụng phương pháp đo độ nhớt trên nhớt kế quay để khảo sát
tính chất lưu biến của một số tá dược và hệ tá dược được dùng trong dạng
bào chế.
2. Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố: nhiệt độ, tốc độ
khuấy trộn, nồng độ các thành phần... đến tính chất lưu biến của tá dược
nhằm đóng góp một số tư liệu cho việc thiết kế công thức thuốc thuộc hệ
phân tán như nhũ tương, cream, hỗn dịch... nhằm đảm bảo độ ổn định vật
lý của chế phẩm.
Phần 1
TONG QUAN
1.1. MỘT VÃI NÉT VỀ LƯU BIÊN HỌC VÃ ĐỘ NHỚT.
1.1.1. Khái niệm về lưu biến học. [6], [11]
Lưu biến học(rheology) là ngành khoa học ngiên cứu về sự biến dạng của
chất rắn, sự chảy của chất lỏng. Hai nhà bác học Bingham và Crawford là
những người đẩu tiên nghiên cứu và đưa ra khái niệm này vào năm 1919. [4]
Đối tượng nghiên cứu của lưu biến học là sự phối trộn và sự chảy của các
chất; quá trình đóng gói bán sản phẩm. Thông qua những nghiên cứu về độ nhót
của các dung dịch thực, của các hệ keo, Scott-Blair đã nhận thấy tầm quan trọng
của lưu biến học trong ngành Dược và đã áp dụng những lý thuyết về tính chất
lưu biến vào thiết kế công thức và kiểm nghiệm các dạng bào chế: hỗn dịch, nhũ
tương, bột nhão, thuốc mỡ và viên nén bao phim. Các nhà sản xuất dược phẩm
và mỹ phẩm trong khi sản xuất cream, thuốc mỡ, lotio cần đảm bảo những
yêu cầu về độ đồng nhất và tiêu chuẩn về thể chất có liên quan đến tính chất lưu
biến của các sản phẩm. Khi lưu biến học chưa được biết đến thì những tiêu
chuẩn này đã được các nhà kiểm nghiệm đánh giá bằng cảm quan. Hạn chế lớn
của phương pháp này là mang tính chủ quan của phép thử trong điều kiện môi
trưcmg luôn thay đổi. Xét về quan điểm khoa học vẫn thiếu ;nột phương pháp
khách quan để phân biệt những tính chất khác nhau có liên quan đến thể trạng
chung của chế phẩm. Nếu như những tính chất lý học đặc trưng này được mô tả
và nghiên cứu khách quan theo lưu biêh học thì có thể thu được những thông tin
có giá trị để thiết kế các dược phẩm được tốt hơn.
Tính chất lưu biến của một chế phẩm có thể chất lỏng cho đến bán rắn có
ảnh hưởng đến độ ổn định và sinh khả dụng của thuốc. Độ nhớt đã được chỉ
ra là có liên quan đến khả năng hấp thu thuốc ở bệnh nhân. [7], [9]
Tính chất lưu biến của một sản phẩm còn có vai trò quan trọng trong vấn
đề lựa chọn đúng thiết bị sản xuất. Bỏà vì nếu không lựa chọn đúng trang thiết
bị thì sản phẩm có thể không đạt tiêu chuẩn đề ra. [8], [13], [14]
Trong những năm gần đây, lý thuyết về lưu biến học còn được áp dụng vào
nghiên cứu về sơn, mực, bột nhão nguyên vật liệu xây dựng... có thể nói lưu
biến học đang này càng được chú ý và ứng dụng rộng rãi. [5]
1.1.2. Độ nhớt.
Khái niệm: Độ nhót của một chất lỏng được mô tả một cách đơn giản
chính là sự kháng lại sự chảy hay sự chuyển động. Độ nhớt được tìm ra khi
nghiên cứu về đặc tính chảy của vật chất. Newton là người đầu tiên nghiên cứu
định lượng sự chảy của chất lỏng và nêu ra định luật Newton. [7], [8], [16]
Định luật Newton về sự chảy: [1], [8], [11]
Khối chất lỏng được coi gồm những lóp phân tử xếp song song(hình 1) .
Lớp đáy được xem như cố định. Nếu lớp trên cùng di chuyển với một tốc độ
hằng định thì mỗi lớp bên dưód sẽ di chuyển với một tốc độ tỷ lệ với khoảng
cách của nó so với lớp đáy. Biến thiên tốc độ dv giữa hai lớp cách nhau một
khoảng dr gọi là gradient tốc độ (dv/dr) hay vận tốc trượt. Lực tác dụng trên
một đơn vị diện tích (F'/A) gọi là lực trượt hay thế trượt. Độ nhớt của chất
lỏng càng cao thì lực trượt cần thiết để tạo nên một độ chảy xác định càng
phải lớn. Vì vậy, tốc độ trượt tỷ lệ vói lực trượt

Q643iaqt6k07p6k
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status