Phân tích thiết kế phần mềm quản lý tuyển sinh đại học tại trường Đại học Kinh Tế Quốc dân Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Phân tích thiết kế phần mềm quản lý tuyển sinh đại học tại trường Đại học Kinh Tế Quốc dân Hà Nội



LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG
I. Giới thiệu chung 6
II. Giới thiệu chung về ngôn ngữ lập trình visual foxpro 12
III. Giới thiệu về bài toán quản lý tuyển sinh hệ chính quy của trường
 Đại học Kinh tế quốc dân hà nội
 1. Cơ chế quản lý tuyển sinh đại học 14
 2. Quy trình tuyển sinh hệ chính quy tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội . .16
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ VÀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC DỮ LIỆU
A. Thiết kế cấu trúc dữ liệu
 I. Phân tích các bảng và mối quan hệ giữa chúng 16
 II. Sơ đồ quan hệ thực thể . .19
 III. Mô hình tổ chức dữ liệu: .20
 IV. Mô hình vật lý dữ liệu . . 20
B. Phân tích chương trình
 1. Sơ đồ phân rã chức năng . . 24
 2. Thiết kế lôgic của HT quản lý điểm . . 24
 3. Một số giao diện chính trong chương trình. . 27
KẾT LUẬN . 37
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c trường đại học nói riêng cũng tăng nhanh và mở rộng tiến dần tới việc đại học của nước ta có thể tương đương với các trường bạn ở Pháp, Mỹ, Nhật...
Xuất phát từ nhu cầu đó, chúng em chọn đề án“ Phân tích thiết kế phần mềm quản lý tuyển sinh đại học tại trường Đại học Kinh Tế Quốc dân Hà Nội” với mục tiêu xây dựng một hệ thống tuyển sinh cho riêng trường đại học kinh tế quốc dân đáp ứng những yêu cầu đặc thù của hệ thống tuyển sinh tại trường. Nội dung đề án đề cập đến một phần trong công tác tuyển sinh đó là “Tuyển sinh hệ chính quy” với thiết kế kiểu cấu trúc và cài trong môi trường Visual foxpro7.0.
Do trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và thời gian có hạn nên việc thực hiện chương trình còn gặp nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô và những người quan tâm đến vấn đề này.
Chương trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ths Trịnh Hoài Sơn, phòng đào tạo trường đã tạo điều kiện giúp đỡ để đề án được hoàn thiện .
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I: khái quát chung
I. Giới thiệu chung
Trường đại học Kinh tế quốc dân được thành lập theo nghị định số 678/TTg ngày 25/1/1956 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gọi là trường đại học Kinh tế - Tài chính. Theo nghị định này trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc phủ thủ tướng.
Ngày 22/5/1958 thủ tướng chính phủ ra Nghị định số 252/TTG chuyển trường đại học Kinh tế – Tài chính trực thuộc bộ giáo dục. Tháng 1/1965 trường được đổi tên là trường Kinh tế – Kế hoạch. Ngày 22/10/1985 bộ trưởng bộ đại học và trung học chuyên nghiệp ra quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên trường thành trường Đại học Kinh Tế Dân, là một trong 6 trường trọng điểm của cả nước.
Nhiệm vụ của trường là đào tạo bồi dưỡng cán bộ kinh tế, quản trị kinh doanh từ cử nhân đến thạc sỹ, tiến sỹ: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu các ứng dụng khoa học kinh tế nhằm phục vụ cho việc hoach định kinh tế vĩ mô của Đảng và Nhà nước, làm tư vấn cho các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp.
Gần 50 năm qua kể từ ngày thành lập, lịch sử trường Đại học kinh tế quốc dân không chỉ đo bằng thời gian mà còn bằng cả những dấu son, những thành tựu và những đóng góp của nhà trường đối với xã hội, đã làm nên một trường đại học có bề dày truyền thống, một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn kinh tế – quản trị kinh doanh hàng đầu của nước ta.
Trong thời kỳ từ năm nay đến năm 2010, chiến lược phát triển của nhà trường là trở thành trường đại học đa ngành, chuẩn bị các điều kiện cần thiết từng bước tiến tới đa lĩnh vực, giữ vững vị thế là trường đầu ngành có chất lượng cao trong các lĩnh vực đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học và triển khai cung cấp dich vụ liên quan đến lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội tiến tới ngang tầm với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, nghiên cứu và quản lý là một yêu cầu tối quan trọng, hoàn toàn phù hợp với chủ trương đẩy mạnh và phát triển công nghệ thông tin của Đảng và Nhà nước và chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2010, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thông tin trong công tác đào tạo nghiên cứu và quản lý tại các trường đại học trong khu vực và trên thế giới.
Trong giai đoạn 2000-2010, chiến lược phát triển của trường Đại học Kinh tế quốc dân và chiến lược phát triển giai đoạn 2001-2005 chỉ rõ tính tất yếu của ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và quản lý của nhà trường. ứng dụng công nghệ thông tin được coi là đòn bẩy và động lực thúc đẩy quá trình phát triển của nhà trường: Trở thành trường đầu ngành trong khối các trường kinh tế, tiến tới đa ngành, đa lĩnh vực với trình độ tương đương với các trường đại học trong khu vực và thế giới.
Chiến lược phát triển trung hạn về công nghệ thông tin từ 2001-2010 của trường đại học kinh tế quốc dân được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 : Tạo động lực ứng dụng công nghệ thông tin .
Giai đoạn 2: Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Giai đoạn 3: ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo ra sự biến đổi sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực đào tạo nghiên cứu và quản lý theo định hướng của ngành và chiến lược phát triển của nhà trường. Tạo động lực cho các hoạt động đổi mới và cải cách của nhà trường theo mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Giai đoạn 4 : Quản lý chất lượng và biến đổi một cách hiêu quả nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Tiến hành cải tiến mô hình quản lý và ứng dụng IT phù hợp với yêu cầu thực tế.
Trong 49 năm qua, trường đã đào tạo được trên 65.000 sinh viên, trong đó có 25.000 cử nhân dài hạn tập trung, 20.000 cử nhân tại chức, 5.000 cử nhân bằng II, 3.500 cử nhân hệ chuyên tu, 320 cử nhân KV, 580 tiến sỹ, 1.800 thạc sỹ, 103 cử nhân cho bạn là Lào và Cămpuchia và mở 12 khoá đào tạo cử nhân tại Cămpuchia.
Chiến lược phát triển của nhà trường trong thời gian tới là tiếp tục phấn đấu trở thành trường đa ngành, đa lĩnh vực, giữ vững vị thế là trường hàng đầu có chất lượng cao trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học và triển khai, cung cấp các dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, tiến tới ngang tầm với một số nước trong khu vực và thế giới. Thực hiện chiến lược phát triển, bắt đầu từ kỳ tuyển sinh bậc đại học hệ chính quy khóa 46 (năm 2004), từ 5 ngành truyền thống: Ngành Kinh tế (401), ngành Quản trị kinh doanh (402), ngành Tài chính – Ngân hàng (403), ngành Kế toán (404), ngành Hệ thống thông tin kinh tế (405), trường Đại học Kinh tế Quốc dân bắt đầu đào tạo thêm 2 ngành mới: Khoa học máy tính (101) với chuyên ngành Công nghệ thông tin và ngành Luật học (501) với chuyên ngành Luật kinh doanh.
Sơ lược về công tác tuyển sinh các hệ đào tạo
Với hệ đào tạo tại chức: Căn cứ vào kế hoạch và chỉ tiêu tuyển sinh đại học tại chức, hàng năm trường tổ chức tuyển sinh theo cách không chính quy với các hệ đào tạo sau
Hệ đào tạo đại học dài hạn tại chức thời gian đào tạo 5 năm, tốt nghiệp khoá học được cấp bằng đại học, danh hiệu cử nhân kinh tế.
Hệ đào tạo văn bằng II.
Hệ hoàn chỉnh kiến thức từ cao đẳng lên đại học – khoá 1(2005-2006) với đầy đủ các hệ đào tạo như hệ chính quy.
Căn cứ vào chỉ tiêu của Bộ duyệt, số lượng thí sinh dự thi, chất lượng thí sinh và những vấn đề liên quan khác, nhà trường sẽ quyết định điểm chuẩn cho từng chuyên ngành. Mỗi kỳ thi có thể quy định điểm chuẩn chung kết hợp với điểm chuẩn theo chuyên ngành hay lấy điểm chuẩn riêng cho từng chuyên ngành đào tạo.
Với hệ đào tạo văn bằng hai
- Căn cứ quyết định số 22/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status