Phân lập một số thành phần từ vỏ thân cây gạo và thử tác dụng giảm đau - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương I: TỔNG QUAN 3
1.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật 3
1.1.1. Vị trí phân loại loài Bombax malabaricum DC. 3
1.1.2. Đặc điểm thực vât họ Bombacaceae 3
1.1.3. Đặc điểm của chi Bombax L. 4
1.1.4. Đặc điểm của loài Bombax ceiba L. 4
1.1.5. Phân bố, sinh thái. 5
1.1.6. Bộ phận dùng. 6
1.2. Thành phần hóa học. 6
1.3. Tác dụng sinh học. 9
1.4. Tính vị, công dụng. 11
1.5. Một số bài thuốc. 11
Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị nghiên cứu. 13
2.1.1. Nguyên liệu 13
2.1.2. Hóa chất, thiết bị nghiên cứu. 13
2.1.3. Động vật thí nghiệm. 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 14
2.2.1. Định tính các thành phần hóa học 14
2.2.2. Chiết xuất 15
2.2.3. Phân lập 16
2.2.4. Nhận dạng chất tinh khiết phân lập được. 17
2.2.5. Thử tác dụng giảm đau. 17
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.
3.1. Chiết xuất 19
3.1.1. Xác định độ ẩm. 19
3.1.2. Chiết xuất. 19
3.2. Định tính cắn toàn phần. 19
3.2.1. Định tính cắn toàn phần bằng SKLM 19
3.2.2. Định tính cắn phân đoạn n-hexan bằng SKLM 22
3.2.3. Định tính cắn phân đoạn EtOAc bằng SKLM 24
3.3. Phân lập. 26
3.4. Thử tác dụng giảm đau. 37
3.4.1. Phương pháp Koster- gây quặn đau bằng acid acetic. 37
3.4.2. Phương pháp gây đau bằng mâm nóng. 38
3.5. Bàn luận 39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam với lợi thế của khí hậu, địa hình đã được thiên nhiên ban tặng
nguồn dược liệu dồi dào, phong phú, trong đó nhiều loài được sử dụng làm
thuốc. Cùng với đó là kho tàng kinh nghiệm trong trồng trọt, thu hái và bảo
quản và sử dụng để phòng, điều trị bệnh hay nâng cao sức khỏe con người.
Theo thời gian, kho tàng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc được kế thừa, hoàn
thiện và phát triển để phù hợp với thực tiễn. Như vậy, có thể nhận thấy cây
thuốc và vị thuốc y học dân tộc là thế mạnh của ngành Dược Việt Nam hiện
nay và tương lai. Cho nên, việc nghiên cứu sâu về các thành phần hóa học và
tác dụng sinh học của các cây thuốc là rất cần thiết.
Cây Gạo có tên khoa học là Bombax malabaricum DC. còn gọi là Mộc
miên, bông gòn, ... Cây Gạo rất quen thuộc gần gũi với chúng ta, luôn gắn với
hình ảnh làng quê Việt Nam, đặc biệt ở Bắc Bộ. Trong dân gian thường sử
dụng vỏ thân cây Gạo để chữa các bệnh về thấp khớp, gãy xương. Ngoài ra,
các bộ phận khác cũng được nhân dân sử dụng để chữa một số bệnh như hoa
Gạo để chữa lỵ, viêm ruột, rễ chữa đau thượng vị...
Năm 2011-2012, Hồ Thị Thanh Huyền và cộng sự đã khảo sát thành
phần hóa học của vỏ thân và bước đầu phân lập được lupeol, friedelin,
daucosterol, catechin từ cắn toàn phần; epicatechin, bis-2-(ethylhexyl) adipate
từ phân đoạn ethyl acetat, thăm dò một số tác dụng sinh học của cao lỏng
chiết xuất từ các bộ phận dùng khác nhau của cây Gạo và đã thu được một số
kết quả ban đầu.
Nhằm nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học của vỏ thân cây Gạo
cũng như tác dụng sinh học của vỏ thân cây Gạo, đề tài “Phân lập một số
thành phần từ vỏ thân cây Gạo và thử tác dụng giảm đau” được tiến hành
với các mục tiêu sau:
- Chiết xuất phân lập một số thành phần từ vỏ thân cây Gạo.
- Nghiên cứu tác dụng sinh học.
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài được thực hiện với các nội dung
sau:
1. Giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu.
2. Chiết xuất, phân lập một số thành phần từ phân đoạn n-hexan và phân
đoạn ethyl acetat của vỏ thân cây Gạo.
3. Nhận dạng các chất phân lập được dựa trên dữ liệu phổ ESI-MS và
1D- và 2D-NMR .
4. Thử tác dụng giảm đau của cao lỏng vỏ thân chiết xuất từ vỏ thân cây
Gạo dựa trên 2 mô hình: gây quặn đau bằng acid acetic và gây đau
bằng mâm nóng.
Chương I
TỔNG QUAN
1.1 VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
1.1.1. Vị trí phân loại loài Bombax malabaricum DC.
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan [4], cây Gạo (Bombax
malabaricum DC.) có vị trí phân loại như sau:
Phân giới thực vật bậc cao Plantae
Ngành Ngọc lan Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan Magnoliopsida
Phân lớp Sổ Dilleniidae
Liên bộ Bông Malvanae
Bộ Bông Malvales
Họ Gạo Bombacaceae
Chi Bombax L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Gạo Bombacaceae
Cây to, cành thường nằm ngang [2], [10]. Đặc trưng bởi cây gỗ (đôi khi
gỗ lớn với gốc bạnh). Thân có khi rất to để dự trữ nước, có tế bào nhầy và
khoang nhầy [2], [19]. Thân lúc còn non có gai hay không, thân của nhiều
loài có gai thô [7].
Lá kép chân vịt, lá kèm rụng sớm, cuống dài mọc so le, có lông hình
sao và có vẩy phân nhánh [2], [10].
Hoa lớn, lưỡng tính, bao hoa mẫu 5, thường có đài phụ, cánh hoa (nếu
có) xếp vặn. Nhị 5 nhiều, rời hay hợp thành bó hay ống. Bao phấn 1 ô, mở
dọc, hạt phấn tròn nhẵn, bầu 5 ô, đính noãn trung trụ [8]. Quả thường là nang
chẻ ô [2], vỏ quả có nhiều lông [8]. Hạt thường có lông (bông) bao ngoài,
thường không có nội nhũ hay nội nhũ cùng kiệt [2], [4].


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status