Nghiên cứu phân loại các loài trong chi Gymnema R.BR. thu ở Việt Nam sử dụng vân tay hóa học HPTLC - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda, Dây thìa canh (Gymnema
sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult.) đã được sử dụng từ hơn 2.000 năm nay để điều
trị Đái tháo đường [41], [43]. Dựa trên kinh nghiệm này, hàng loạt các nghiên cứu
đã được tiến hành để chứng minh tác dụng sinh học của cây và xác định hoạt chất
chính trong cây, đó là acid gymnemic [36], [38] . Một hướng nghiên cứu mới đang
được các nhà khoa học quan tâm áp dụng là tìm kiếm và sàng lọc tác dụng điều trị
đái tháo đường tương tự Dây thìa canh từ các loài khác trong cùng chi Gymnema
R.Br. Phương pháp này dựa trên nguyên lý là các loài cùng một bậc taxon thực vật
thường có các thành phần hóa học tương tự nhau do đó có xu hướng có tác dụng
sinh học giống nhau [3]. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được tác
dụng hạ đường huyết tương tự trên các loài Gymnema montanum Hook.f. [15],
Gymnema inodorum (Lour.) Decnc [34], [33], Gymnema yunnanense Tsiang [44]…
Cho đến nay, các nghiên cứu trong nước được tập trung thực hiện trên 2 loài là
Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult. [7] và Gymnema latifolium Wallich ex
Wight. [3], [11]. Trong các nghiên cứu này, tác dụng hạ đường huyết đã bước đầu
được chứng minh trên các mẫu thu hái ở trong nước. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu
nào được thực hiện một các hệ thống về sự tương đồng trong thành phần hóa học
của các loài trong chi Gymnema R.Br..
Xuất phát từ thực tế này, đề tài “Nghiên cứu phân loại các loài trong chi
Gymnema R.Br. thu ở Việt Nam sử dụng vân tay hóa học HPTLC” được thực hiện
với các mục tiêu sau:
- Xây dựng quy trình định tính các thành phần hóa học một số loài thuộc
chi Gymnema R.Br. bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng.
- Xác định sự tương đồng về thành phần hóa học của một số loài trong chi
Gymnema R.Br. và xây dựng cây phân loại thực vật chi dựa trên phân
tích định tính thành phần hóa học.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.TỔNG QUAN VỀ CHI GYMNEMA R.BR
1.1.1.Đặc điểm thực vật
1.1.1.1.Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan công bố năm 2009, Chi Gymnema
R.Br thuộc Họ Thiên lý (Asclepiadaceae) có vị trí phân loại như sau [39]:
+ Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
+ Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
+ Phân lớp Bạc hà (Lamiidae)
+ Bộ Long đởm (Gentianales)
+ Họ Trúc đào (Apocynacea)
+ Phân họ Thiên lý (Asclepiadaceae)
+ Chi Gymnema
Theo Phạm Hoàng Hộ (2000), ở Việt Nam có 07 loài thuộc Chi Gymnema
R.Br được thể hiện trong Bảng 1.1. [8].
Bảng 1.1. Danh mục các loài thuộc chi Gymnema ở Việt Nam theo Pham
Hoàng Hộ (2000) [8]
STT Tên khoa học Tên thường dùng
1 Gymnema acuminatum (Roxb.) Wall. Lõa ty nhọn
2 Gymnema albiflorum Cost. Lõa ty hoa trắng
3 Gymnema inodora (Lour.) Decne. Lõa ty không mùi
4 Gymnema latifolia Wall. ex Wight. Lõa ty lá rộng, Dây thìa canh lá
to
5 Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex
Schult.
Dây thìa canh, dây muôi, Lõa
ty rừng
6 Gymnema reticulatum (Moon) Alston
Cost.
Dây thìa canh gân mạng
7 Gymnema tingens (Roxb.) Spreng. Rau mỏ, Lõa ty nhuộm

Tuy nhiên, theo tài liệu được công bố mới nhất về họ Thiên lý ở Việt Nam
của Trần Thế Bách (2007), có 5 loài thuộc chi Gymnema R.Br phân bố ở Việt Nam.
Đó là: Gymnema inodorum (Lour.) Decne, Gymnema latifolium Wall. ex Wight,
Gymnema yunnanense Tsiang, Gymnema reticulatum (Moon) Alst. và Gymnema
sylvestre (Retz) R. Br. ex Schult. [2].
1.1.1.2.Đặc điểm thực vật và phân bố:
Đặc điểm thực vật của chi Gymnema R.Br: Cây leo, không có rễ phụ trên
thân. Lá mọc đối, không nạc. Cụm hoa xim, dạng tán đến chùm. Hoa nhỏ. Thùy đài
nhỏ, hình trứng, đầu tù, gốc đài có tuyến, ít khi không có tuyến. Tràng hình bánh
xe; thùy tràng không gập trong nụ, vặn, phủ nhau phải. Tràng phụ đơn, vảy tràng
phụ dính ở tràng, thường có các hàng lông xếp dọc theo tràng. Chỉ nhị dính nhau;
bao phấn 2 ô, có phần phụ ở đỉnh, hạt phấn dính thành khối phấn và có sáp bao bên
ngoài vách khối phấn, khối phấn không có mỏm ở đỉnh; cơ quan truyền phấn có gót
đính và 2 chuôi; khối phấn hướng lên; chỉ có một khối phấn trong mỗi ô phấn. Đầu
nhụy phình lên hình trứng, đỉnh bầu không thót lại thành dạng vòi nhụy. Cột nhị -
nhụy hình ống nhọn đầu [4], [2], [8].
Phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Ở Việt Nam, các
loài thuộc chi Gymnema R.Br phân bố ở nhiều vùng miền trên cả nước, từ Hải
Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh Bình đến Thanh Hóa, Tây
Nguyên, Tây Ninh [4].
1.1.2.Thành phần hóa học
Cho đến nay, các nghiên cứu sâu về thành phần hóa học được tập trung vào
loài Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult. với các nhóm chất triterpene
saponin thuộc 2 nhóm oleane và dammarane. Saponin khung Oleane có các acid
gymnemic và gymnemasaponins, trong khi đó saponin khung dammarane là các
gymnemasides. Trong lá còn xác định có resine, albumin, chlorophyll,
carbonhydrates, acid tartric, acid formic, acid butyric, anthraquinon, alkaloid
inositole, acid hữu cơ (5.5%), parabin, calci oxalate (7.3%), lignin (4.8%), cellulose
(22%) [36], [35].

Lá Gymnema latifolium Wall. ex Wight bằng các phản ứng định tính thường
quy được xác định là có chứa các nhóm chất sau: saponin, tanin, flavonoid, acid
amin, đường khử và coumarin [7].
Thành phần tác dụng chính được xác định là acid gymnemic, là tên chung
của các acid hữu cơ thuộc nhóm saponin triterpenoid [23], [20], [36] . Các acid
gymmenic là các dẫn chất thế acyl (Tiglolyl, Methyltutylroyl,…) của
deacylgymnemic acid (DAGA). DAGA tương ứng là dẫn xuất thế 3-O
betaglucoronide của gymemagenin [27]. Cấu trúc của Gymnemagenin và 17 loại
acid gymnemic được minh họa trong Hình 1.1 [36], [38].
Thành phần thứ hai được quan tâm nghiên cứu liên quan đến cơ chế hạ
đường huyết là Gurmarin (Hình 1.2), một polypeptid có khả năng làm mất cảm giác
ngọt mà không ảnh hưởng tới các vị giác khác, được phân lập từ lá Gymnema
sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult [25], [32].


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status