Điều tra cây thuốc được người Sán Chỉ sử dụng ở xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lãnh thổ Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên đất liền là 329.241 km2[6],
với 54 dân tộc anh em đều mang bản sắc độc đáo riêng có. Trong đó không thể
không nói đến vốn tri thức dân gian về việc sử dụng cây thuốc chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe rất đa dạng [23], [35]. Nằm trong khu vực Đông Nam Á, với vành đai
khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã
(WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức Bảo tồn
thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật [7]; xếp
thứ 16 trong số 25 Quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới [5]. Trong số
10.500 loài TV bậc cao đã biết, (ước tính có thể tới 12.000 loài [17]), có khoảng
4000 loài cây thuốc, chiếm khoảng 36% các loài đã biết ở Việt Nam (17% số cây
thuốc trên thế giới), không kể đến cây thuốc dân tộc (Ethno-medicinal plants) còn ít
biết [8], [20].
Với sự dồi dào về cây thuốc như vậy, trải qua nhiều thế hệ cộng đồng các
dân tộc Việt Nam đã áp dụng trên thực tế và tích lũy thành tri thức sử dụng cây cỏ
để chăm sóc sức khỏe, kết hợp với sự đa dạng loài tạo thành tài nguyên cây thuốc
phong phú. Tuy nhiên việc bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc ở nước ta hiện
nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Chưa kể đến nạn lâm tặc, chặt phá rừng hoành
hành, người dân còn chưa có ý thức khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài
nguyên rừng, nhiều loài cây thuốc quý được khai thác theo kiểu tận diệt vì mục tiêu
kinh tế đi kèm với việc sử dụng rất lãng phí. Còn về tri thức sử dụng – bộ phận quan
trọng của tài nguyên cây thuốc cũng đang dần biến mất với sự qua đời của các thầy
lang. Do vậy việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc chính là việc lưu giữ và phát tiển
các giá trị sử dụng, giá trị kinh tế, giá trị tiềm năng và giá trị văn hóa của Việt Nam.
Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh nằm trong trung tâm đa dạng sinh học vùng
Đông Bắc, Việt Nam là nơi sinh sống của 9 dân tộc anh em là: Kinh, Tày, Dao, Sán
Dìu, Cao Lan, Hoa, Nùng, Mường và Sán Chỉ có tổng diện tích đất tự nhiên là
60.855,56 ha, diện tích rừng là 20.603,36 ha, chiếm 33,85% [48]. Người Sán Chỉ ở
Ba Chẽ chiếm khoảng 14,2% [37]. Đây là cộng đồng có tri thức sử dụng cây thu ốc

phong phú song chưa được nghiên cứu. Để góp phần vào công tác bảo tồn và phát
triển vốn tri thức dân gian và nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Thanh Lâm, chúng
tui đã thực hiện đề tài: “Điều tra cây thuốc được người Sán Chỉ sử dụng ở xã Thanh
Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” với các mục tiêu:
(1) Lập danh sách các cây thuốc được người Sán Chỉ ở xã Thanh Lâm, huyện Ba
Chẽ sử dụng.
(2) Khảo sát hoạt động sử dụng cây thuốc chữa bệnh của người Sán Chỉ.
(3) Bước đầu điều tra thị trường dược liệu.

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Thanh Lâm [9], [40]
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
(a). Vị trí địa lý:
Thanh Lâm là xã miền núi thuộc huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, phân bố
tọa độ địa lý ở 21o19’06” đến 21o31’83” vĩ độ Bắc và 107o08’47” đến 107o14’06”
kinh độ Đông. Địa hình dốc, sông suối nhiều, giao thông đi lại khó khăn. Trung tâm
xã Thanh Lâm tại thôn Khe Nháng là ngã ba điểm giao nhau của 02 tuyến Tỉnh lộ
330 từ Thị trấn Ba Chẽ đến Lương Mông sang huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và
tuyến Tỉnh lộ 342 từ huyện Hoành Bồ qua Thanh Lâm sang huyện Đình Lập, tỉnh
Lạng Sơn.
(b). Tài nguyên đất, rừng [41], [42], [44]:
Xã Thanh Lâm có tổng diện tích tự nhiên 8.402,78 ha, trong đó đất lâm
nghiệp chiếm 95% tổng diện tích toàn xã, đất có rừng chiếm 75% diện tích đất lâm
nghiệp. Diện tích rừng phòng hộ là 1.500 ha, chủ yếu được trồng thông [43]. Rừng
tự nhiên triển rất phong phú về chủng loại và có khả năng tái sinh nhanh, vì Ba Chẽ
có độ ẩm khá cao.Đất trống đồi trọc chỉ bảo vệ, khoanh nuôi sau 3 năm không chặt
phá, rừng sẽ tái sinh thành rừng tự nhiên.
Toàn xã có 8 loại đất chính nằm trong hệ thống đất đồi núi và đất canh tác,
chủ yếu là đất Feralit phát triển trên sa thạch, trên phiến thạch sét, trên macma axit
Hình 1.1: Trạm y tế xã Thanh Lâm Hình 1.2: UBND xã Thanh Lâm
và phát triển trên phù sa cổ, phù sa ven sông suối [48].Độ cao trung bình của Ba
Chẽ từ 300-500m so với mực nước biển.Độ dốc các dải đồi phần lớn từ 20 – 25o.
(c). Thủy văn, sông ngòi:
Xã chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Ba Chẽ. Lưu lượng sông Ba
Chẽ tương đối cao và nhiều ghềnh thác. Mùa lũ nước sông dâng cao đồng thời do
ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều của biển nên cốt ngập lụt thấp nhất là 6m.
(d). Khí hậu, thời tiết
Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 21oC – 23oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối
đạt tới 37,6oC vào tháng 6.Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 1oC.
Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm. Năm có lượng
mưa lớn nhất là 4.077mm, nhỏ nhất là 1.086mm
Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600 - 1.700h/năm nắng tập
trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3.
Gió: Ba Chẽ phổ biến có 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam
Thanh Lâm cùng kiệt về khoáng sản, đến nay chưa phát hiện được mỏ quý, đó
là điều kiện đảm bảo cho môi trường của xã không bị ô nhiễm do việc khai thác
khoáng sản.Việc khai thác nhỏ lẻ cát, sỏi, đá trên sông suối chủ yếu phục vụ cho
xây dựng hạ tầng cơ sở địa phương, mức độ ô nhiễm môi trường không đáng kể.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội xã Thanh Lâm [40]
Toàn xã có 9 thôn (Làng Dạ, Làng Lốc, Khe Ốn, Khe Nháng, Đồng Loóng,
Khe Tính, Pha Lán, Vàng Chè, Đồng Thầm) với tổng số 433 hộ, 1.926 khẩu. Tỷ lệ
hộ cùng kiệt đến tháng 11 năm 2012 toàn xã còn 27,13% hộ nghèo, giảm. Hiện 7/9
thôn đã có đường bê tông đến trung tâm xã.
Xã có 06 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Sán Chay là đông nhất
với 1011 người (chiếm 57,1%) [37], cụ thể ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tỷ lệ các dân tộc trong xã Thanh Lâm
Dân tộc Tỷ lệ %
Sán Chay 57,1%
Dao 21,6%


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status