Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của cây ý dĩ - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ý dĩ (Coix lachryma-jobi L.), họ Lúa (Poaceae), là cây thuốc đã được sử dụng
lâu đời và phổ biến trên Thế giới cũng như ở Việt Nam với nhiều công dụng. Rễ Ý
dĩ dùng để chữa viêm nhiễm đường niệu, sỏi thận, thủy thũng, phong thấp đau
xương, trẻ em ỉa chảy, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, trừ giun đũa, đau
bụng giun. Hạt Ý dĩ được dùng chữa áp-xe phổi, ruột thừa, viêm ruột ỉa chảy, phong
thấp sưng đau, loét dạ dày, loét cổ tử cung, mụn cóc, eczema. Ý dĩ là thuốc bổ và
bồi dưỡng cơ thể tốt, dùng bổ sức cho người già và trẻ em, dùng lợi sữa cho người
phụ nữ sinh đẻ. Gần đây, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã phát hiện tác dụng
hạ đường huyết [10], [35] và tác dụng chống ung thư [29] của cây này.
Mặc dù được sử dụng phổ biến với nhiều công dụng quan trọng như vậy,
nhưng nguồn dược liệu Ý dĩ sử dụng ở trong nước chủ yếu được nhập khẩu từ
Trung Quốc. Ở miền Bắc Việt Nam, Ý dĩ chủ yếu mọc hoang và được trồng rải rác
với qui mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước. Vì vậy, cần
mở rộng qui mô trồng cây Ý dĩ theo các quy chuẩn của Thực hành tốt trồng cây
thuốc (GAP), nhưng ở miền Bắc Việt Nam có nhiều thứ/giống Ý dĩ khác nhau, với
hình thái khá giống nhau mà cho đến nay vẫn gây ra sự nhầm lẫn giữa các
thứ/giống. Mỗi thứ/giống có thể cho năng suất và chất lượng khác nhau, dẫn đến
hiệu quả kinh tế và điều trị có thể khác nhau.Vì vậy, việc xác định tính đa dạng sinh
học của cây Ý dĩ ở miền Bắc Việt Nam là cần thiết. Năm 2012, Dược sĩ Nguyễn
Kim Khanh đã nghiên cứu sự đa dạng sinh học của 6 mẫu Ý dĩ ở miền Bắc Việt
Nam. Kết quả thu được là 6 mẫu Ý dĩ ít có sự đa dạng về hóa học nhưng có sự khác
biệt về đặc điểm hình thái, nông học và di truyền [11]. Tuy nhiên nghiên cứu này
mới chỉ nghiên cứu trên 2 thứ là: Coix lachryma-jobi L. var. lachryma-jobi và Coix
lacryma-jobi L. var. stenocarpa Oliv.
Do đó đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của cây Ý dĩ” được tiếp tục
thực hiện với 2 mục tiêu chính là:
1. Xác định tính đa dạng về đặc điểm hình thái, nông học và di truyền của
một số giống Ý dĩ.

2
2. Khảo sát sự khác biệt về thành phần hóa học trong hạt của một số giống
Ý dĩ bằng phương pháp HPTLC.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Cây Ý dĩ
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Coix L.
Chi Coix L. thuộc họ Lúa (Poaceae), bộ Lúa (Poales), phân lớp Hành
(Liliidae), lớp Hành (Liliopsida), ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) [3].
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Coix L.
Cây thảo sống hàng năm hay lâu năm. Thân mọc thẳng đứng cao 1,5 – 2m,
phân nhánh ở những ngọn có hoa. Ở gốc thân có nhiều rễ phụ. Lá mọc so le, mặt lá
ráp, gân lá song song không có cuống. Hoa đơn tính cùng gốc. Bông hoa đực ngắn
màu lục nhạt trông tựa một nhánh của bông lúa; hoa cái nằm trong một lá bắc dày
và cứng, từ màu xanh chuyển sang màu nâu đến tím đen. Quả hình trứng hơi nhọn
đầu (thường gọi nhầm là nhân) được bao bọc bởi một lá bắc cứng (thường gọi nhầm
là vỏ) [5], [18].
Bộ phận dùng: Hạt (Semen Coicis), thường gọi là Ý dĩ nhân. Rễ, lá cũng được
dùng [5].
Phân bố: Mọc phổ biến ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là châu Á nhiệt đới, mọc
hoang ở ven bờ nước, nơi ẩm như bãi, ruộng. Cây cũng được trồng chủ yếu bằng
hạt [5].
Mùa hoa quả: Tháng 5 - 12 [2].
Ở Việt Nam, đã xác định Ý dĩ có 4 thứ sau: [5], [9]
- Coix lachryma-jobi L. var. lachryma-jobi - Cườm gạo: Cây cỏ sống nhiều
năm, thân có đường kính 8-10mm. Lá phẳng, cuống dài 40-50cm, rộng 4-5cm, gân
giữa to, gân bên rất mảnh; bẹ nhẵn, lưỡi nhỏ 1mm. Cụm hoa ở ngọn nhánh. Bông
chét đực ở trên, dài 6-7cm. Nhị vàng. Bông chét cái ở dưới, có bao hình bầu, dài 8-
9mm, đường kính 6mm, khi chín nâu đen rồi trắng, rất cứng. Thứ này mọc ở các đất
hoang đến vùng nước lợ.
- Coix lacryma-jobi L. var. mayuen (Rom) Stapf (C.chinensis Todaro ex
Balansa) – Ý dĩ, Bo bo: Cây cỏ sống hàng năm. Thân phân nhánh, nhẵn, to, xốp,
cao 1-2m. Lá phẳng, thuôn dài, hình tim ở gốc, nhọn đầu, dài 10-50cm, gân giữa
lớn nổi rõ, gân bên rất mảnh; bẹ lá nhẵn, kéo dài, thường rất rộng. Cụm hoa là bông
mọc thẳng đứng, có cuống. Hoa đơn tính cùng gốc. Bông chét đực mọc chụm 2-3
chiếc một chỗ trên cuống chung mảnh, có mày cứng bao bọc. Bông chét cái hình
bầu dục; lá bắc rất dày, cứng mà trắng nhạt hay xanh xám. Quả hình cầu hay hình
bầu dục, có vỏ dạng giấy hay hóa cứng. Phân bố Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Indonexia,
Philippin. Ở Việt Nam, cây mọc hoang và cũng được trồng, thường gặp ở các bờ
nước, nơi đất ẩm ven rừng, ven đường. Ra hoa từ tháng 7 đến tháng 12.
- Coix lacryma-jobi L. var. puellarum Balansa (C.puellarum Balansa) – Bo
bo dại, Cườm gạo: Cây cỏ sống nhiều năm, cao trên 50cm, phân nhánh nhiều, ruột
xốp, nhẵn. Lá mềm, phẳng, mép nhăn nheo, đầu nhọn, gốc hình tim, gân mảnh nổi
rõ cả 2 mặt; bẹ lá nhẵn, thuôn dài. Cụm hoa ở nách lá hay ngọn thân. Bông chét đực
ở trên đỉnh, hợp với cuống chung xếp sát nhau; mày bóng, cứng. Bông chét cái có lá
bắc cứng bao bọc, màu trắng tím, bóng. Quả có lá bắc phát triển ôm lấy toàn bộ
phần bên trong nhỏ bé, hình cầu,bóng, cứng rắn. Cây mọc hoang ở ven đồi thấp ẩm,
ven bờ nước hay ở trên các rẫy. Ra hoa quả gần như quanh năm.
- Coix lacryma-jobi L. var. stenocarpa Oliv: Cây cỏ sống nhiều năm, sống
trên cạn hay dưới nước. Thân nổi hay nằm, có rễ ở mắt dài đến 30m. Lá có phiến,
dài 30 – 90cm, rộng 2 – 4cm, mặt trên có lông; cuống không lông. Hoa mọc ở kẽ lá,
với bông chét đực thòng, màu xanh. Bông chét đực mọc chụm 3 chiếc một chỗ trên
cuống chung mảnh. Quả cứng, màu vàng hay nâu.
Năm 2012, Nguyễn Kim Khanh đã tiến hành nghiên cứu tính đa dạng sinh học
của 6 mẫu Ý dĩ, chủ yếu là các giống hoang dại có nguồn gốc từ 6 tỉnh ở miền Bắc
Việt Nam (Hà Nội, Quảng Ninh, Điện Biên, Bắc Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn). Các
mẫu Ý dĩ được gieo trồng trong cùng một điều kiện và trong cùng một mùa vụ tại
Vườn thực vật Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội, và được nghiên
cứu xác định tính đa dạng về đặc điểm hình thái và nông học, tính đa dạng về di
truyền và tính đa dạng về hóa học. Kết quả là 6 mẫu Ý dĩ có sự khác biệt và được
chia thành 3 nhóm; nhóm 1 gồm các mẫu Ba Vì – Hà Nội, Sơn Động – Bắc Giang
và Văn Quan – Lạng Sơn; nhóm 2 gồm các mẫu Ba Chẽ - Quảng Ninh và Mường
Thanh - Điện Biên và nhóm 3 gồm mẫu Đà Bắc - Hoà Bình. Tuy nhiên, số lượng
mẫu nghiên cứu còn ít (6 mẫu); sự khác biệt dựa trên đặc điểm hình thái và nông
học không tương đồng với sự khác biệt về di truyền; dựa trên thành phần hoá học,
các mẫu Ý dĩ nghiên cứu không khác biệt rõ ràng về thành phần, nhưng sai khác rõ
ràng về hàm lượng [11].
1.1.3. Thành phần hóa học
Quả Ý dĩ chứa 50 – 79% tinh bột, 16 – 19% protein, 2 - 7% dầu béo, lipid
(5,67% glycolipid, 1,83% phospholipid, sterol…), thiamin, acid amin, adenosine,
chất vô cơ,… ; coixenolid (khoảng 0,25%), coixol, α-monolinolein (Hình 1.1) [2].
Rễ Ý dĩ chứa 17,6% protein, 7,2% chất béo, 52% tinh bột, benzoxazolon (chất
có tác dụng chống viêm rõ) [16], [2].
Vỏ quả chứa alcohol coniferyl, acid syringic, acid ferulic, syringaresinol, 4-
ketopinoresinol và mayuenolide [28].
6
5
4
9 8
7
1O NH
3
2
O
MeO
1. Coixol 2. α-monolinolein
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của Coixol, α-monolinolein
1.1.3.1. Coixenolide [36]
Năm 1960, Tyunosin Ukita và cộng sự đã tách chiết được coixenolide từ dịch
chiết aceton của hạt Ý dĩ (Coix lacryma-jobi L. var. ma-yuen Stapf). Bột nhân hạt Ý
dĩ được chiết với aceton ở nhiệt độ phòng. Sau đó tiến hành phân lập và tinh chế
bằng sắc ký cột silicagel thu được hợp chất có công thức C38H70O4, n20D=1.4705,
[α]20D=0o. Hợp chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u được gọi là
coixenolide (Hình 1.2).



/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status