Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012 - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng mưa nhiệt đới, có thảm thực vật
phong phú, trong đó có nguồn cây thuốc dồi dào và một truyền thống sử dụng cây
thuốc, vị thuốc từ nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử,
các cây thuốc, vị thuốc được phát hiện ngày càng nhiều hơn, các phương pháp chế
biến cũng phong phú hơn. Trong đó sự ra đời của lĩnh vực hóa học các hợp chất
thiên nhiên đã góp phần to lớn trong việc tìm kiếm và phát hiện các hợp chất có giá
trị từ thế giới sinh vật vô cùng phong phú và kỳ diệu.
Kế thừa và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại nhằm xây dựng một
nền y dược học dân tộc hiện đại là một chủ trương đúng đắn, đã được Bộ Y tế xác
định trong định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
đến năm 2000 và 2020. Nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc đã
được thực hiện. Nhờ các nghiên cứu này nhiều cây thuốc đã được đưa vào ứng dụng
thành công trong công tác phòng và chữa bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để có cái nhìn tổng quát về tình hình nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở
Việt Nam, chúng tui tiến hành thực hiện đề tài: “Tổng quan tình hình nghiên cứu
về cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012” với mục
tiêu: Tổng quan về tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở Việt
Nam thông qua xác định danh mục các cây thuốc, vị thuốc và nội dung (thực vật,
hóa học, tác dụng sinh học) đã được nghiên cứu và đăng tải trên một số tạp chí
chuyên ngành giai đoạn 2008 – 2012.
PHẦN I. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
1.1. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.1.1. Các Tạp chí chuyên ngành
 Tạp chí Dược liệu
 Tạp chí Dược học
 Tạp chí Hóa học
 Tạp chí Thông tin y dược
 Tạp chí Y học Việt Nam
 Tạp chí Đông Y Việt Nam
 Tạp chí Hóa học và ứng dụng
 Tạp chí Khoa học và Công nghệ
 Tạp chí Y – Dược học Quân sự
 Tạp chí Y – Dược học cổ truyền quân sự
 Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học
 Tạp chí Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam
 Tạp chí Y dược học thành phố Hồ Chí Minh
1.1.2. Một số trang web
 Website: http://yhoccotruyenqd.vn
 Website: http://tcyh.yds.edu.vn
1.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
 Đọc trực tiếp các tài liệu tại thư viện, ghi lại nội dung cần quan tâm như: tên
tạp chí, tên tác giả của bài báo, tên nhan đề bài báo, số volume, số tập, năm
xuất bản, cơ quan xuất bản, mã số thư viện.
 Đọc trực tuyến online qua internet: cũng ghi lại các nội dung như trên, và ghi
lại địa chỉ trang web để khi cần tra lại.
 Tra cứu online: tra theo địa chỉ trang web thư viện, tra theo tên tạp chí.
 Ngôn ngữ tra cứu: chủ yếu là tiếng Việt, cây thuốc, vị thuốc dùng tiếng latin
 Nội dung cần tìm: cây thuốc, vị thuốc.
 Thu thập thông tin trong mỗi công trình: các khía cạnh được nghiên cứu: tên
khoa học, tên Việt Nam, đặc điểm thực vật, tác dụng hóa học, tác dụng sinh
học, độc tính, phương pháp nghiên cứu, kết luận chính.
1.3. XỬ LÝ DỮ LIỆU
 Sắp xếp các dữ liệu thu thập theo bố cục chặt chẽ, hợp lý, logic, theo vần.
 Xử lý các dữ liệu theo phương pháp thống kê thông thường như lập bảng,
tính phần trăm.
 Đối chiếu với các tài liệu đã công bố: danh mục thuốc y học cổ truyền chủ
yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm:
 Danh mục vị thuốc y học cổ truyền (Ban hành kèm theo Thông tư số
12/2010/QĐ – BYT ngày 29/04/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)(phụ lục 1)
 Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền (Ban hành kèm theo Thông tư
số 12/2010/QĐ – BYT ngày 29/04/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)(phụ lục
2)
PHẦN II. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
2.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC CÓ NGUỒN
GỐC THỰC VẬT GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 (TỔNG HỢP THEO HỌ)
2.1.1. Acanthaceae – họ Ô rô
CẨM TÍM
Tên khoa học: Peristrophe bivalvis (L.) Merr.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: lá.
Hóa học: 3 chất: perisbivalvine A; perisbivalvine B (N – deacetyl perisbivalvine
A); peristrophine được phân lập [364].
Tác dụng sinh học: Độc tính cấp: liều 12,5 g/kg thể trọng chuột: không độc trên
chuột nhắt trắng thực nghiệm; độc tính tăng theo mức liều từ 18,75 – 37,5 g/kg thể
trọng chuột [364].
XUYÊN TÂM LIÊN
Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm. F.) Nees.
Bộ phận dùng/nghiên cứu: phần trên mặt đất.
Thực vật học: Mô tả đặc điểm hình thái thực vật: có đặc điểm đặc trưng là: cỏ
đứng, thân vuông, phiến lá mũi mác, lá đài dạng tam giác hẹp có lông thưa trắng.
Mô tả đặc điểm vi học qua kính hiển vi: vi phẫu thân: tế bào biểu bì mang bào thạch
xù xì, mô mềm có tinh thể calci oxalat hình khối; vi phẫu gân lá: mang lông che chở
đa bào và lông tiết đa bào chân ngắn, cutin mỏng; vi phẫu thịt lá: mô mềm chứa các
khuyết to. Đặc điểm bột dược liệu: Bột thân lá màu lục xám, không mùi, vị rất
đắng, mảnh biểu bì mang lỗ khí, bào thạch không cuống có bề mặt sần sùi hay u
lồi; mảnh mô mềm; các mảnh mạch xoắn, mạch mạng, mạch vạch [43].
Hóa học: Từ lá phân lập được 3 chất mới là: Andrographolid (1); 1,4 – deoxy –
11,12 – didehydro andrographolid (2); neoandrographolid (3) [43, 74, 83]. Hàm
lượng của andrographolid là 3,2%;14 – deoxy – 11,12 didehydrographolid là
0,46%; neoandrographolid là 0,43% [82].
Tác dụng sinh học:


aS3sn7qJ29NGsZ2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status