Nghiên cứu thành phần hóa học của một phân đoạn dịch chiết từ hạt Cần tây - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................3
1.1. Đặc điểm thực vật của cây Cần tây................................................................3
1.2. Thành phần hóa học của hạt Cần tây. ............................................................4
1.3. Tác dụng sinh học của hạt Cần tây ..............................................................12
1.4. Công dụng................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................16
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ..............................................................................16
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................18
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................20
3.1. Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết từ hạt Cần tây......................................20
3.2. Định tính flavonoid, coumarin, tanin và chất béo trong phân đoạn dịch chiết
A2 bằng phản ứng hóa học .................................................................................22
3.3. Định tính phân đoạn dịch chiết A2 bằng sắc ký lớp mỏng............................24
3.4. Phân lập chất từ phân đoạn dịch chiết A2 hạt Cần tây..................................27
3.5. Sơ bộ nhận dạng các chất phân lập từ PĐ A2 hạt Cần tây ............................35
BÀN LUẬN .......................................................................................................... 37
KẾT LUẬN........................................................................................................... 39
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh hiện nay hầu hết được sản xuất từ hai nguồn
nguyên liệu chính là dược liệu và hóa dược. Trong những năm gần đây, xu
hướng trên thế giới dùng thuốc có nguồn gốc dược liệu ngày càng nhiều bởi
những ưu điểm của các thuốc này là tương đối an toàn, ít tác dụng không mong
muốn, hơn nữa lại phù hợp với thu nhập của đa số người dân.
Đặc biệt trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, mặc dù kỹ thuật tổng hợp
hóa dược có những bước tiến vượt bậc song dược liệu vẫn đóng một vị trí quan
trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu làm thuốc nói chung và trong việc
nghiên cứu phát triển thuốc mới nói riêng. Bằng thực nghiệm khoa học, nhiều tác
dụng sinh học của cây thuốc đã được chứng minh, đồng thời cũng phát hiện được
những tác dụng mới, hoạt chất mới từ nhiều loài cây quen thuộc.
Cây Cần tây có tên khoa học là Apium graveolens L. thuộc họ Cần (Apiaceae)
có nguồn gốc từ châu Âu và được di thực vào Việt Nam. Cần tây là loại rau ăn
được trồng rộng rãi trên thế giới, nhất là ở những nước có khí hậu á nhiệt đới và
ôn đới. Cần tây còn được sử dụng làm thuốc và chữa được nhiều bệnh. Cây Cần
tây đã được người Hy lạp dùng làm thuốc lợi tiểu, người Ai cập dùng Cần tây để
chữa bệnh tim. Ở Việt Nam, cây Cần tây đã được sử dụng trong rất nhiều bài
thuốc dân gian để chữa cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, tiểu tiện bí, đau khớp,
cao huyết áp ….[4], [5], [6], [10], [11]. Với rất nhiều công dụng hữu ích cây Cần
tây đang ngày càng nhận được sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà khoa học.
Một số nghiên cứu trên thế giới gần đây đã chứng minh Cần tây có một số tác
dụng sinh học, chẳng hạn như tác dụng hạ huyết áp [39], chống viêm [19], hạ
lipid máu [41],… Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về Cần tây.
Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ là bước đầu và chưa có tính hệ thống. Đặc
biệt hầu như chưa có nghiên cứu nào về hạt Cần tây ở Việt nam. Với mục tiêu
nghiên cứu về thành phần hóa học của hạt Cần tây, chúng tui tiến hành đề tài
“Nghiên cứu thành phần hóa học của một phân đoạn dịch chiết hạt Cần tây” với
các nội dung chính sau:1. Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết từ hạt Cần tây.
2. Định tính phân đoạn dịch chiết A2 bằng phản ứng hóa học và bằng SKLM.
3. Phân lập một số chất từ phân đoạn A2 của hạt Cần tây.
4. Sơ bộ nhận dạng các chất phân lập được.


5r79RtkuEPL6n4J
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status