Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học bộ phận trên mặt đất cây Cần tây thu hái ở Nam Định - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………….1
Chương I: TỔNG QUAN……………………………………………………………..3
1.1 Đặc điểm thực vật………………………………………………………………...3
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Apium L…………………………………………………..3
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Apium L……………………………..3
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Apium graveolens L………………..4
1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố một số thứ của loài Apium graveolens L…...4
1.2 Thành phần hóa học………………………………………………………………5
1.2.1 Tinh dầu……………………………………………………………………...5
1.2.2. Flavonoid……………………………………………………………………..8
1.2.3. Coumarin……………………………………………………………………..9
1.2.4. Một số hợp chất khác……………………………………………………….11
1.3 Tác dụng sinh học………………………………………………………………..12
1.4 Công dụng………………………………………………………………………..14
Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………...15
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị…………………………………………………………..15
2.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………...16
Chương III: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN……………………...18
3.1. Nghiên cứu về thực vật………………………………………………………..18
3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu………………………………….18
3.1.2. Thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu…………………………………..18
3.1.3. Đặc điểm vi phẫu thân Cần tây………………………………………………….21
3.1.4. Đặc điểm vi phẫu lá Cần tây…………………………………………………….21
3.1.5. Đặc điểm vi phẫu rễ Cần tây…………………………………………………….23
3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây
3.2.1 Nghiên cứu thành phần tinh dầu………………………………………………..24
3.2.2 Định tính các nhóm chất chính bằng phản ứng hóa học……………………….32
3.2.3. Xác định lượng chất chiết được trong ethanol của bộ phận trên mặt đất cây Cần
tây theo phụ lục 12.10 DĐVN IV……………………………………………………..33
3.2.4. Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết……………………………………………35
3.2.5. Định tính các nhóm chất chính trong các phân đoạn dịch chiết bằng phản ứng
hóa học………………………………………………………………………………...36
3.2.6. Định tính các phân đoạn dịch chiết bằng SKLM……………………………….39
3.3. Bàn luận……………………………………………………………………….....51
Chương IV : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT…………………………………………...53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC :
Phụ lục 1 : Giấy chứng nhận mã số tiêu bản
Phụ lục 2 : Kết quả sắc ký khí kết hợp khối phổ GC – MS tinh dầu cây Cần tây thu hái
ở Nam Định.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa.
Vì vậy, nước ta có một thảm thực vật vô cùng phong phú và có nhiều tiềm năng về
cây thuốc. Theo thống kê sơ bộ của Viện dược liệu, nước ta có khoảng 14.000 loài
thực vật, nấm và tảo, trong đó có gần 4.000 cây thuốc. Bên cạnh đó, nhân dân ta có
truyền thống lâu đời sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Theo thời gian, kho tàng
kinh nghiệm sử dụng ấy ngày càng lớn và hoàn thiện hơn. Ý thức được thế mạnh
đó, trong “Chính sách quốc gia về Dược giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 ”,
Đảng và chính phủ đặc biệt chú trọng tới việc quy hoạch, bảo tồn cũng như nghiên
cứu và phát triển các dược liệu.
Cây Cần tây có tên khoa học Apium graveolen L., thuộc họ Cần (Apiaceae),
có nguồn gốc từ châu Âu, di thực vào Việt Nam và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi.
Cần tây được dùng chủ yếu dưới dạng rau ăn và gia vị. Trong y học cổ truyền, Cần
tây được biết đến với rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Ở Trung Quốc, Cần tây dùng
làm thuốc giải nhiệt, giảm ho, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và hạ huyết áp [22] . Ở Ấn Độ,
nước sắc quả Cần tây là thuốc trị thấp khớp [22]. Tinh dầu Cần tây dùng làm thuốc
chống co thắt và kích thích thần kinh, trị viêm khớp dạng thấp và nhiễm khuẩn ruột
[ 22]….Còn ở Việt Nam, nước sắc Cần tây được sử dụng để chữa cao huyết áp,
chữa phong thấp, bí tiểu tiện, an thần và tiểu đường [6], [7], [13], [18]. Gần đây có
nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng hạ huyết áp[12], [20], [21], [35],
[43]; hạ mỡ máu [44], [45]; kháng khuẩn [11], [12], [33], [48]; chống viêm của Cần
tây [36]….Với rất nhiều công dụng hữu ích, cây Cần tây ngày càng được quan tâm
hơn và đã được tiến hành một số nghiên cứu. Hướng tới mục đích tạo cơ sở dữ liệu
về thực vật, hóa học nhằm từng bước xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu
và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về thành phần hóa học và tác dụng sinh
học chúng tui thực hiện đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa
học bộ phận trên mặt đất của mẫu Cần tây thu hái ở Nam Định” với những mục tiêu
sau :
1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Cần tây
2. Nghiên cứu thành phần hóa học của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây


i3ASMsQ8lbQMo84
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status