Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học, tác dụng sinh học của cây Nút áo - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Đặt vấn đề…………………………………………………………………………..1
Phần 1 - Tổng quan………………………………………………………………...3
1.1. Đặc điểm thực vật và phân loại chi Spilanthes………………………………3
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Spilanthes………………………………………......3
1.1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của chi Spilanthes và một số loài thuộc
chi này……………………………………………………………………….3
1.2. Thành phần hóa học của cây Nút áo………………………………………….5
1.3. Tác dụng sinh học, công dụng của cây Nút áo……………………………….8
1.3.1. Tác dụng sinh học của cây Nút áo……………………………………..........8
1.3.2. Công dụng, cách sử dụng của cây Nút áo…………………………………...8
1.4. Một số vi khuẩn gây sâu răng………………………………………………..10
Phần 2 – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu………………………………….12
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………12
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu……………………………………………………..12
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu……………………………………………………..13
2.2. Nội dung nghiên cứu…….……………………………………………………13
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật………………………………………………13
2.2.2. Thử hoạt tính sinh học..……………………………………………………..14
2.2.3 Định tính các thành phần hóa học và phân lập một số thành phần hóa học
trong mẫu cây Nút áo có hoạt tính……………………………………………14
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...14
2.3.1. Nghiên cứu về thực vật………………….…………………………………..14
2.3.2. Thử hoạt tính sinh học bộ phận trên mặt đất cây Nút ………..…………….15
2.3.3. Nghiên cứu thành phần hóa học ………………….........................................18
Phần 3 – Thực nghiệm, kết quả và bàn luận…………………….………………..20
3.1. Kết quả thực nghiệm…………………………………………………………20
3.1.1. Nghiên cứu về thực vật…………………………………………….............20
3.1.2. Thử hoạt tính sinh học của dịch chiết các phần trên mặt đất……………..28
3.1.3. Nghiên cứu thành phần hóa học…………………………………………...32
3.2. Bàn luận ………………………………………………………......................45
3.2.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu….……………………….................45
3.2.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu…………………………………………..46
Kết luận và kiến nghị……….…………………………………………………….50
ĐẶT VẤN ĐỀ
Họ Cúc (Asteraceae) được xem như là họ lớn nhất trong ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) với 1620 chi và 23600 loài phân bố ở khắp nơi trên thế giới(theo
dữ liệu của Vườn thực vật Hoàng gia Kew)[19]. Với đặc điểm đa dạng về loài và
phân bố như vậy, họ Cúc có ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và đem lại
giá trị thương mại cao.
Nút áo (hay còn gọi là Cúc áo, Nụ áo, Cỏ the, Cuống trầm…[7] [8]) là tên gọi
chung một số loài thuộc chi Spilanthes của họ Cúc. Cây Nút áo từ lâu đã được các
thầy lang, các nhà khoa học, thực vật học nghiên cứu rất nhiều và cho thấy tác dụng
hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh như: đau răng, viêm miệng, đau họng, bại lưỡi,
sốt rét, viêm phế quản, hen suyễn, các bệnh ngoài da, phong thấp, đau xương, bệnh
scorbut…Tuy nhiên, công dụng phổ biến nhất của cây Nút áo là chữa đau nhức
răng, sâu răng bằng các giã nhỏ, ngâm rượu để ngậm hay đặt trực tiếp vào chỗ
răng đau [13].Với nhiều tác dụng như vậy, Nút áo được xem là một dược liệu rất
đáng để khai thác, đặc biệt là hướng đến việc điều trị các bệnh liên quan tới nhiễm
khuẩn răng miệng. Hiện nay, trên thế giới, việc nghiên cứu về cây Nút áo đã được
tiến hành rất nhiều. Tuy nhiên, về thực vật, trong khi số lượng loài trong chi
Spilanthes khá lớn và phân bố hầu như rộng khắp trong cả nước nhưng vẫn chưa có
nghiên cứu nào thực hiện việc so sánh đặc điểm hình thái của các loài để tránh
nhầm lẫn khi giám định tên khoa học các loài đó. Ở Việt Nam, các đề tài nghiên
cứu về hóa học, thực vật cũng như hoạt tính sinh học của cây Nút áo còn hạn chế.
Những đề tài nghiên cứu về mặt hóa học chủ yếu dừng lại ở việc định tính các
nhóm hợp chất trong hoa Nút áo. Còn về mặt nghiên cứu tác dụng sinh học của cây
thì hoàn toàn chưa được thực hiện.
Xuất phát từ những lí do trên, nhằm tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc và đặc
điểm thực vật, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Nút áo, chúng tôi
tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và hoạt
tính sinh học của cây Nút áo” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm thực vật của các mẫu cây Nút áo, giám định được tên khoa học
của các mẫu này.
2. Nghiên cứu thành phần hóa học của cụm hoa cây Nút áo.
3. Đánh giá hoạt tính sinh học của cây Nút áo bằng việc xác định mức độ ức chế
vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus mutans của dịch chiết phần trên mặt đất, so
sánh hoạt tính sinh học của dịch chiết với Gentamycin.
PHẦN 1-
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN LOẠI CHI SPILANTHES
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Spilanthes [1], [6], [9], [10], [13], [14]
Chi Spilanthes thuộc họ Cúc (Asteraceae), bộ Cúc (Asterales), phân lớp Cúc
(Asteridae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
1.1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của chi Spilanthes và một số loài thuộc chi
này
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật chi Spilanthes
Cây cỏ, mọc hàng năm, cao trung bình từ 40 đến 60 cm [52]. Lá mọc đối. Cụm
hoa đầu ở ngọn hay ở nách lá, thường có cuống dài; tổng bao lá bắc xếp 1-2 dãy. Đế
hoa lồi. Hoa vàng hay trắng, hoa hình lưỡi nhỏ là hoa cái, tràng ngắn; hoa hình ống
là hoa lưỡng tính, có 4-5 thùy; nhị 5, bao phấn có mũi bởi một phần phụ hình tam
giác cứng, có tai ở gốc hay không; bầu thường có lông mi, vòi có 2 nhánh cụt. Quả
đóng dẹp [6].
1.1.2.2. Đặc điểm một số loài thuộc chi Spilanthes
Chi Spilanthes có khoảng 60 loài [32], phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới.
Ở nước ta có khoảng 5-6 loài. Trong khuôn khổ của khóa luận này chỉ đề cập đến
đặc điểm thực vật của các loài sau:
a. S. oleracea L.
Cây cỏ, thân nằm rồi đứng, cao 20-50cm, màu tía. Lá hình tam giác, mép
nguyên hay có răng cưa, gân chính 3, gân phụ 5 cặp; cuống lá 1-1,5cm. Cụm hoa
đầu mọc đơn độc ở ngọn cành, cuống ngắn 1,5-2cm, tổng bao lá bắc có 2 hàng lá,
hoa đầu rộng 8mm (không kể hoa). Quả đóng, đường kính 2mm, màu đen, không
lông [6], [7], [10].
Phân bố ở châu Mỹ, châu Phi và cả châu Á. Ở nước ta phân bố ở khắp nơi,
khắp các độ cao [6], [7].
b. S. acmella L.Murr.
Cây cỏ, mọc hàng năm, cao khoảng 30-60cm, mọc đứng, có khi mọc bò lan
trên mặt đất, phân thành nhiều cành. Lá mọc đối, phiến tam giác hay bầu, dài 3-7
cm, rộng 1-3cm, gốc hơi thuôn, ngọn lá nhọn, mép có răng cưa hay hơi lượn sóng,
gân chính 3, cuống dài. Cụm hoa đầu, mọc ở ngọn cành hay nách lá. Đế hoa có hình
nón nhọn; mào lông có 2 răng cứng. Hoa màu vàng, hoa hình lưỡi nhỏ có tràng rất
nhỏ, nhìn không rõ, hoa hình ống có tràng hình bầu dục; bao phấn có phần phụ hình
tam giác, có tai ở gốc; bầu hình bầu dục, có lông. Quả bế, dẹp màu nâu, mép có gờ
nhỏ, 2 răng gai ở ngọn [7], [9], [10], [13], [62].
Mùa hoa từ tháng 1 đến tháng 5 trở đi [7], [13].
S. acmella mọc hoang ở khắp các nơi đất ẩm. Có ở Việt Nam, Lào,
Campuchia, Ấn Độ, Malaixia, Philipin… Cây có nguồn gốc ở Nam Mỹ [9].
c. S. paniculata Wall. ex DC
Cây cỏ, mọc hàng năm, cao 20-60cm, thân tròn, bò hay đứng lúc non có lông
mịn. Lá có phiến hình tam giác, gốc lá tù hay tròn, dài 2,5-4cm, rộng 1,5-2cm, gân
chính 3, gân phụ 3 cặp, có lông rồi không lông, cuống dài. Cụm hoa đầu, 1-3 đầu ở
nách lá, cuống dài đến 12cm, tổng bao lá bắc 1-2 hàng. Hoa hình lưỡi nhỏ ít, 3-5
hoa, hoa hình ống nhiều. Quả đóng, dẹp, mép mỏng, lông dài, ở đầu quả có 2 răng
gai cao [6], [7], [10]. Ra hoa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau [6], [7].
Phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia [6]. Ở nước ta mọc ở nơi
đất khô, đất hoang từ vùng thấp tới vùng cao 1700 m [6], [7], [10].
d. S. iabadacensis A. H. Moore
Cây cỏ, hàng năm, cao 60-80cm. Lá có phiến bầu dục, đầu tù hay hơi nhọn,
mép nguyên hay có răng. Cụm hoa đầu, nhiều, tập hợp thành ngù, cuống dài 12cm.
Lá bắc 5-7, cùng một cỡ, đế hoa sau dài 4-5mm. Quả đóng có rìa lông cao 1,5mm
[6], [10]. Ra hoa vào tháng 1 [6].
Phân bố ở Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Indonexia. Ở nước ta có gặp từ
Nghệ An vào Quảng Trị và Kon Tum [6].
Mọc ở ven hồ và các bãi ẩm, ở độ cao từ 400 đến 1200m [6], [10].
e. S. grandifllora Turcz.
Cây cỏ, cao 1m. Lá có phiến thon, gốc lá tù, ngọn lá nhọn, mép có răng nằm,
gân phụ 5 cặp, cuống lá dài. Cụm hoa đầu, tận cùng cành, cuống dài 5-10cm; tổng
bao lá bắc có 3 hàng, không lông hay có lông. Quả đóng, dẹp, trụi, không lông
[10].
f. S. calimorpha A.H.Moore
Cây cỏ, hàng năm, cao 40-80 cm. Thân hình trụ, hơi có màu tía, không lông,
phân nhánh ở phần trên, trên các đốt có rễ. Lá đơn, mọc đối, hình ngọn giáo rộng,
dài 3-7cm, rộng 1,5-2,5 cm, đầu có mũi nhọn, gốc hình nêm, mặt trên màu lục, mặt
dưới màu lục tro, mép có răng thô hay lượn sóng; gân bên 2-4 đôi. Cụm hoa đầu,
màu vàng, ở nách lá hay ở ngọn thân; lá bắc 2, cuống hoa dài 5-9cm; hoa ở mép
hình lưỡi nhỏ là hoa cái; hoa hình ống là hoa lưỡng tính. Quả đóng [6].
Phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Indonexia. Ở nước ta gặp
tại Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng và Lạng Sơn [6].
Cây mọc trên các trảng cây bụi và ven rừng thưa, ở độ cao từ 300 đến 1300 m
[6].
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NÚT ÁO
Theo các tài liệu cho thấy thành phần hóa học trong cây Nút áo (Spilanthes
spp.) bao gồm các chất sau: Spilanten (trong tinh dầu từ cụm hoa cũng như toàn
cây) [7], [9] Spilanthol hay N-isobutyl-2E, 6Z, 8E-decatrienamide (cao nhất ở hoa
[52]) [9], [10], [16], [29], [32], [36], [41], [49], [54], [60].


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status