Nghiên cứu định lượng acid Oleanolic trong đinh lăng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG І: TỔNG QUAN .................................................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về cây đinh lăng và các chế phẩm chứa đinh lăng trên thị trường......................... 3
1.1.1. Đặc điểm thực vật ............................................................................................................ 3
1.1.2. Phân bố, thu hái và chế biến............................................................................................. 3
1.1.3. Thành phần hóa học ......................................................................................................... 4
1.1.4. Tác dụng dược lý và công dụng của đinh lăng................................................................. 4
1.1.5. Các chế phẩm chứa đinh lăng trên thị trường .................................................................. 5
1.2. Tình hình tiêu chuẩn hóa dược liệu và các chế phẩm đông dược ở Việt Nam và thế giới....... 6
1.2.1. Về dược điển Việt Nam ................................................................................................... 6
1.2.2. So sánh với dược điển của một số quốc gia khác trên thế giới ........................................ 8
1.2.3. Xu hướng nghiên cứu dược liệu và chế phẩm đông dược gần đây tại Việt Nam ............ 8
1.3. Tổng quan nhóm saponin và acid oleanolic........................................................................... 12
1.3.1. Tổng quan về nhóm saponin .......................................................................................... 12
1.3.2. Tổng quan về acid oleanolic .......................................................................................... 14
1.4 Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao và thẩm định quy trình phân tích sắc ký lỏng hiệu
năng cao ............................................................................................................................................. 20
1.4.1. Nguyên tắc của phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao............................................... 20
1.4.2. Thẩm định quy trình phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao............................................. 20
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................ 23
2.1.1. Nguyên vật liệu .............................................................................................................. 23
2.1.2. Dụng cụ, thiết bị............................................................................................................. 23
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 24
2.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................................. 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 25
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................ 29
3.1. Xây dựng quy trình xử lý mẫu và lựa chọn điều kiện sắc ký................................................. 29
3.1.1. Lựa chọn dược liệu......................................................................................................... 29
3.1.2. Xây dựng quy trình xử lý mẫu ....................................................................................... 29
3.1.3. Khảo sát và lựa chọn điều kiện sắc ký ........................................................................... 35
3.1.4. Quy trình phân tích acid oleanolic trong đinh lăng........................................................ 40
3.2. Thẩm định phương pháp phân tích ........................................................................................ 42
3.2.1. Chuẩn bị dung dịch ........................................................................................................ 42
3.2.2. Độ phù hợp của hệ thống sắc ký .................................................................................... 43
3.2.3. Tính chọn lọc ................................................................................................................. 43
3.2.4. Tính tuyến tính và khoảng nồng độ................................................................................ 51
3.2.5. Độ lặp lại........................................................................................................................ 53
3.2.6. Độ đúng.......................................................................................................................... 54
3.2.7. Độ ổn định của dung dịch chuẩn acid oleanolic............................................................. 55
3.3. Ứng dụng định tính, định lượng acid oleanolic trong một số mẫu đinh lăng......................... 57
3.3.1. Ứng dụng định tính acid oleanolic trong dược liệu đinh lăng và cao khô đinh lăng...... 57
3.3.2. Ứng dụng định lượng ..................................................................................................... 61
Chương IV: BÀN LUẬN....................................................................................................................... 64
4.1. Tính cấp thiết của việc tiêu chuẩn hóa dược liệu ở Việt Nam ............................................... 64
4.2. Về quy trình xử lý mẫu .......................................................................................................... 67
4.3. Phương pháp định lượng acid oleanolic trong đinh lăng ....................................................... 68
4.4. Bàn luận về kết quả định lượng acid oleanolic trong một số mẫu đinh lăng khác nhau ........ 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 71
A. Kết luận...................................................................................................................................... 71
B. Kiến nghị.................................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đinh lăng là một cây thuốc đã được đưa vào dược điển Việt Nam, có tác
dụng bổ ngũ tạng, tiêu thực, lợi sữa… Đây là một vị dược liệu có mặt trong
nhiều bài thuốc Đông y để chữa mệt mỏi, sốt lâu ngày, sưng vú, mẩn ngứa do dị
ứng, liệt dương, sốt rét…[1]. Theo GS. Ngô Ứng Long, đinh lăng có nhiều tác
dụng giống nhân sâm, đặc biệt là tác dụng tăng lực, tăng sức đề kháng, tăng khả
năng thích nghi với điều kiện bất lợi [14].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đinh lăng được thực hiện nhiều vào những
năm 70-90 với một các công trình nghiên cứu của Ngô Ứng Long [15], Nguyễn
Khắc Viện [21], Nguyễn Thới Nhâm [11] với các nghiên cứu sâu về tác dụng bổ
chung, tác dụng tăng lực, tác dụng sinh thích nghi, tác dụng trên tim mạch, tiết
niệu, hệ thống máu, hệ thần kinh trung ương, hoạt động sinh dục và hệ thống
enzym. Giai đoạn những năm 90 các nghiên cứu về thành phần hoá học ở mức
độ cao hơn đã được tiến hành, đã xác định cấu trúc phân tử của các hoạt chất
bằng các thiết bị phân tích hiện đại như UV, IR, NMR [20], [29], các nghiên cứu
này đều cho thấy trong đinh lăng có chứa các saponin triterpenoid với một genin
đã được xác định là acid oleanolic.
Trong những năm gần đây, cây đinh lăng cũng trở thành nguồn nguyên liệu
được đưa vào sản xuất thuốc Đông dược với sự ra đời của nhóm các sản phẩm
Hoạt huyết dưỡng não. Xã hội ngày càng phát triển, sức ép về công việc tăng
lên, nhu cầu về thuốc bổ thần kinh, tăng tuần hoàn não, đặc biệt thuốc có nguồn
gốc thảo dược ngày càng tăng. Sự phát triển của nhóm thuốc Đông dược nói
chung và các chế phẩm có chứa đinh lăng nói riêng trên thị trường Việt Nam đã
đặt ra yêu cầu cấp thiết về đảm bảo chất lượng thuốc. Trong điều kiện, xu hướng
trên thế giới hiện nay và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về nghiên
cứu thuốc từ dược liệu, ngoài các yếu tố như hiệu quả lâm sàng, độ an toàn,
nghiên cứu về cơ chế tác dụng, cần có các nghiên cứu về thành phần hóa
học cũng như các phương pháp đánh giá chất lượng dược liệu một cách khoa học
và đầy đủ. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm với các tiêu chí rõ ràng, kiểm soát được các
thành phần hoạt chất cụ thể (định tính, định lượng) là một trong những điều kiện
tiên quyết để sản phẩm có thể hội nhập vào thị trường thế giới.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây về đinh lăng chủ yếu mới chỉ đưa ra
các kết quả nghiên cứu về tác dụng dược lý mà chưa đề cập đến việc kiểm soát
chất lượng dược liệu hay đi sâu vào nghiên cứu thành phần hóa học, cấu trúc
phân tử mà chưa đưa ra phương pháp định tính, định lượng cụ thể. Trong khi đó,
các nghiên cứu trước đây đã cho thấy trong đinh lăng chứa thành phần hoạt chất
chính là saponin trong đó có một sapogenin đã được xác định là acid oleanolic,
do đó acid oleanolic có thể được coi là “dấu vân tay” của dược liệu đinh lăng.
Vì vậy, chúng tui lựa chọn acid oleanolic là đối tượng và thực hiện đề tài
“Nghiên cứu định lượng acid oleanolic trong đinh lăng bằng sắc ký lỏng
hiệu năng cao” với 2 mục tiêu chính như sau:
1. Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng acid oleanolic trong
đinh lăng (dược liệu và cao) bằng phương pháp HPLC.
2. Ứng dụng định tính, định lượng acid oleanolic trong một số mẫu đinh
lăng (dược liệu và cao).


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status