Nghiên cứu tổng hợp và thử tác dụng sinh học một số dẫn chất 2-Arylbenzimidazol - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .......................................................................................2
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DẪN CHẤT 2-
ARYL BENZIMIDAZOL...............................................................................2
1.1.1. Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn............................................................2
1.1.2. Tác dụng chống ung thư .............................................................................3
1.1.3. Tác dụng chống tăng huyết áp....................................................................8
1.1.4. Tác dụng chống virus .................................................................................8
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP MỘT SỐ DẪN CHẤT 2-ARYL
BENZIMIDAZOL...........................................................................................9
1.2.1. Đóng vòng tạo nhân 2-aryl-1H-benzimidazol từ o-phenylendiamin hoặc
dẫn chất của o-phenylendiamin ..................................................................9
1.2.1.1. Phản ứng với acid.................................................................................9
1.2.1.2. Phản ứng với aldehyd.........................................................................10
1.2.2. Tạo các dẫn chất trên nhân 2-aryl-1H-benzimidazol...............................12
1.2.2.1. Phản ứng bromo hóa...........................................................................12
1.2.2.2. Phản ứng alkyl hóa .............................................................................13
1.2.3. Phản ứng thế vào vị trí N-1 trên nhân 2-aryl-1H-benzimidazol...............15
CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..........................................................................................................16
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ ....................................................................16
2.1.1. Hóa chất và dung môi ..............................................................................16
2.1.2. Thiết bị, công cụ ......................................................................................17
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................18
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................19
2.3.1. Tổng hợp hóa học và kiểm tra độ tinh khiết ............................................19
2.3.2. Xác định cấu trúc .....................................................................................19
2.3.3. Thử tác dụng sinh học ..............................................................................20
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..............................21
3.1. HÓA HỌC......................................................................................................21
3.1.1. Tổng hợp hóa học.....................................................................................21
3.1.1.1. Tổng hợp 4-(1H-benzimidazol-2-yl)-2-methoxyphenol (I) ...............21
3.1.1.2. Tổng hợp 4-(1H-benzimidazol-2-yl)-2-bromo-6-methoxyphenol (II)
............................................................................................................22
3.1.1.3. Tổng hợp 2-(4-benzyloxy)-3-bromo-5-methoxyphenyl)-1H
benzimidazol (III)...............................................................................24
3.1.1.4. Tổng hợp ethyl 2-[2-(4-benzyloxy-3-bromo-5-methoxyphenyl)-1H
benzimidazol-1-yl] acetat (IV) ...........................................................25
3.1.2. Kiểm tra độ tinh khiết ..............................................................................26
3.1.3. Xác định cấu trúc .....................................................................................28
3.1.3.1. Kết quả phổ hồng ngoại (IR)..............................................................28
3.1.3.2. Kết quả phổ khối lượng (MS).............................................................28
3.1.3.3. Kết quả phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H-NMR)....................29
3.2. THỬ TÁC DỤNG SINH HỌC......................................................................31
3.2.1. Thử hoạt tính kháng khuẩn ......................................................................31
3.2.1.1. Giống vi sinh vật kiểm định ...............................................................31
3.2.1.2. Môi trường thử nghiệm ......................................................................32
3.2.1.3. Nguyên tắc..........................................................................................32
3.2.1.4. Tiến hành ............................................................................................32
3.2.1.5. Kết quả thử nghiệm ............................................................................33
3.2.2. Thử hoạt tính kháng nấm .........................................................................34
3.2.2.1. Giống vi sinh vật kiểm định ...............................................................34
3.2.2.2. Môi trường thử nghiệm ......................................................................34
3.2.2.3. Nguyên tắc..........................................................................................35
3.2.2.4. Tiến hành ............................................................................................35
3.2.2.5. Kết quả thử nghiệm ............................................................................36
3.2.3. Thử hoạt tính gây độc tế bào....................................................................37
3.2.3.1. Nguyên tắc..........................................................................................37
3.2.3.2. Cách tiến hành ....................................................................................37
3.2.3.3. Kết quả................................................................................................38
3.3. BÀN LUẬN ...................................................................................................39
3.3.1. Về tổng hợp hóa học ................................................................................39
3.3.1.1. Phản ứng đóng vòng tạo nhân benzimidazol và phản ứng thế trên
nhân thơm...........................................................................................39
3.3.1.2. Phản ứng thế ở vị trí N-1 trên nhân benzimidazol .............................40
3.3.2. Về tác dụng sinh học................................................................................40
3.3.2.1. Về tác dụng kháng khuẩn ...................................................................40
3.3.2.2. Về tác dụng kháng nấm ......................................................................41
3.3.2.3. Về tác dụng gây độc tế bào.................................................................41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT......................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................
PHỤ LỤC......................................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, tình trạng lạm dụng thuốc diễn ra phổ biến trên thế giới đặc biệt là
ở các nước đang hay kém phát triển, mà Việt Nam nằm trong số đó. Điển hình là
việc sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý đã tạo ra rất nhiều chủng vi khuẩn
kháng và đa kháng thuốc, khiến cho việc điều trị trở nên ngày càng khó khăn. Mặt
khác, ô nhiễm môi trường, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý…đã làm xuất
hiện thêm nhiều bệnh hiểm cùng kiệt như bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh tiểu
đường, bệnh nội tiết. Thực tế này đòi hỏi con người cần tìm ra nhiều loại thuốc mới
có tác dụng điều trị hiệu quả.
Nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho thấy các dẫn chất 2-
arylbenzimidazol là nhóm hợp chất dị vòng có tác dụng sinh học rất đa dạng như:
kháng nấm, kháng khuẩn, kháng tế bào ung thư, kháng viêm, hạ huyết áp…Việc
nghiên cứu tổng hợp và đánh giá tác dụng sinh học của chúng hứa hẹn rất nhiều
triển vọng.
Chình vì vậy, chúng tui thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp và thử tác
dụng sinh học của một số dẫn chất 2-arylbenzimidazol” với các mục tiêu sau:
1. Tổng hợp một số dẫn chất 2-arylbenzimidazol với các nhóm thế khác nhau
trên nhân thơm và vị trí N-1.
2. Thử tác dụng gây độc tế bào và kháng nấm, kháng khuẩn của một số dẫn
chất 2-arylbenzimidazol tổng hợp được.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DẪN CHẤT
2-ARYL BENZIMIDAZOL
1.1.1. Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn
Năm 1997, Sener và cộng sự đã tổng hợp một số dẫn chất thế ở vị trí 2, 5 của
benzimidazol và benzoxazol, đồng thời thử tác dụng ức chế vi sinh vật in vitro theo
kỹ thuật pha loãng 2 lần liên tiếp. Tác dụng kháng khuẩn được thử với 3 dòng vi
khuẩn Gram(+) là: Staphylococcus aureus ATCC 6538, Streptococcus faecalis
ATCC 10541, Bacillus subtilis ATCC 6033 và 3 dòng vi khuẩn Gram(–) là:
Escherichia coli ATCC 10536, Klepsiella pneumoniae NTCC 52211, Pseudomonas
aeruginosa RSKK 355. Kết quả cho thấy các chất tổng hợp được có tác dụng kháng
khuẩn yếu trên S. aureus, S. feacalis với MIC nằm trong khoảng 25-50 µg/ml.
Riêng 5-nitro-2-cyclohexylmethylbenzimidazol (X=NH, Y=CH2, R=NO2) có tác
dụng tốt hơn trên S. aureus với MIC = 12,5 µg/ml.
X= O, NH; R= H, Cl, NO2, CH3; Y= CH2 hay không có.
Hình 1.1: Một số dẫn chất thế ở vị trí 2, 5 của benzimidazol và benzoxazol
Đối với tác dụng kháng nấm, hầu hết các chất tổng hợp được đều có tác
dụng tốt trên Candida albicans RSKK 628 với MIC trong khoảng 12,5-50,0 µg/ml
[21].
Năm 2005, G. Hakan cùng cộng sự đã tiến hành tổng hợp và thử tác dụng
kháng khuẩn in vitro trên các chủng vi khuẩn S. aureus và S. aureus kháng
methicilin (MRSA), E. coli, E. faecalis, kháng nấm C. albicans của 22 dẫn chất 1,2
của 1H-benzimidazol-N-alkyl-5-carboxamidin. Kết quả cho thấy hợp chất 1-(2,4-
diclorobenzyl)-N-(2-diethylaminoethyl)-1H-benzimidazol-5-carboxamidin và hợp
chất 3,4-diclorophenyl ở vị trí C-2 (1) có hoạt tính kháng khuẩn khá mạnh, với MIC
= 3,12 mg/ml đối với S. aureus và MRSA, có tác dụng tốt trên E. coli, E. faecalis,
C. albican [13].
1
Năm 2006, Ayhan Kilchigil và cộng sự đã thử tác dụng chống nấm Candida
albicans, Candida glabrata và Candida krusei của một số dẫn chất benzimidazol.
Kết quả thử tác dụng in vitro hợp chất 2-(p-fluorophenyl)-5-nitro-1-
propylbenzimidazol (2) (MIC=12,5 µg/ml) có hoạt tính đối với C. albicans tương tự
như fluconazol. Tuy nhiên chưa có hợp chất nào tổng hợp được có tác dụng tốt với
cả ba loại nấm như các chất đối chiếu (Fluconazol, Metronidazol) [14].
2
1.1.2. Tác dụng chống ung thư
ADN topoisomerase là enzym xúc tác cho quá trình tháo xoắn của ADN siêu
xoắn được Wong phát hiện năm 1971. ADN topoisomerase có vai trò quan trọng
trong hầu hết các giai đoạn của chu trình tế bào, nó gắn với ADN tạo thành phức
hợp thuận nghịch enzym-ADN. Dựa vào cơ chế xúc tác có hai loại ADN
topoisomerase là ADN topoisomerase I và II. Đến năm 1984, Tewey và cộng sự đã
nghiên cứu và công nhận vai trò của ADN topoisomerase như là mục tiêu phân tử
của các thuốc chống ung thư. Camptothecin là thuốc đầu tiên gây độc với
topoisomerase I (được chiết tách từ Camptotheca acuminata) [23]. Sau đó năm
1993, Chen và cộng sự nghiên cứu và tìm ra nhóm chất mới chứa vòng
benzimidazol có tác dụng gây độc với ADN topoisomerase I, đó là Hoechst 33258

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status