Đặc điểm cuộc thoại mua bán ở chợ nghệ tĩnh - pdf 27

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hội thoại là vấn đề trung tâm của ngữ dụng học. Phân tích hội
thoại là một lĩnh vực hiện nay đợc ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm. Luận
án của chúng tui tuy chỉ đi sâu làm sáng tỏ một phơng diện - hội thoại
trong mua bán ở một vùng miền nhng cũng để thực hiện nhiệm vụ chung
góp phần bổ sung cho lý thuyết hội thoại.
1.2. Hiện nay, hoạt động mua bán diễn ra khắp nơi, nhng mua bán ở
chợ tập trung vẫn là truyền thống văn hoá lâu đời thể hiện thói quen tập
quán của ngời Việt. Nơi đây hội tụ đầy đủ những đặc trng về ngôn ngữ,
văn hoá của một vùng quê, xét ở phạm vi hẹp, và của một dân tộc, xét ở
phạm vi rộng.
1.3. Nghệ Tĩnh, một vùng đất với lịch sử lâu đời, có những đặc thù về
tự nhiên sinh ra những đặc thù về văn hoá, về tính cách và ngôn ngữ.
Những sắc thái riêng này đã tạo nên sự độc đáo cho xứ Nghệ. Tìm hiểu đặc
điểm cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh cũng là góp phần tìm hiểu
những đặc trng về ngôn ngữ, văn hoá của con ngời xứ Nghệ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề hội thoại và hội thoại mua bán
2.1. Về lý thuyết hội thoại
Bàn về lý thuyết hội thoại, ở ngoài nớc, có thể kể tên một số tác giả
tiêu biểu:
H. P. Grice (1975), G. Gazdaz (1979), L. Horn (1984), D. Sperber và
D. Wilson (1986) là các tác giả nghiên cứu sâu về nguyên tắc hội thoại.
Các tác giả R. Lakoff (1973), G. Leech (1983), P. Brown và
S. Levinson (1987), B. Fraser (1990), J. Mey (1993) nghiên cứu hội thoại ở
mặt ứng xử khéo léo tế nhị của ngời nói gọi chung là lịch sự. Các tác giả
E. Schegloff và H. Sack (1973), M. Coulthard và J. Sinclair (1975),
D. Brazil và M. Coulthard (1979) lại đi sâu nghiên cứu cấu trúc hội thoại.
C. K. Orecchioni (1992) và G. Yule (1996) là hai tác giả quan tâm đến
nhiều vấn đề của hội thoại, trong đó, lịch sự và cấu trúc hội thoại đợc họ
nói kỹ.

2
Ngoài ra, một số tác giả nh M. Meyer (1983), S. Levinson,
J. Moeschler (1984), O. Ducrot (1984), E. Roulet (1985), G. Green (1989),
A. Wierzbicka (1991), J. Thomas (1995) đã nghiên cứu các vấn đề nh
hành động ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp trong hội thoại, phơng châm hội
thoại, chiếu vật, nghĩa hàm ẩn, lập luận trong hội thoại.
ở Việt Nam, ngữ dụng học nói chung và hội thoại nói riêng xuất hiện
tơng đối muộn. Riêng về lý thuyết hội thoại, trớc tiên phải kể đến hai tác
giả đi đầu là Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân đã có công giới thiệu
nghiên cứu. Sau đó là Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Khang, Đỗ Thị
Kim Liên Một số tác giả nh Cao Xuân Hạo, Trần Thị Thìn, Diệp Quang
Ban, Phạm Hùng Việt, Nguyễn Văn Hiệp tuy không trực tiếp bàn về hội thoại
nhng qua các công trình về dụng học cũng gián tiếp nói đến hội thoại.
Tiếp thu lý thuyết hội thoại, những năm 90 trở lại đây, nhiều tác giả đi
vào nghiên cứu những vấn đề cụ thể của hội thoại. Vũ Thị Thanh Hơng và
một số tác giả nghiên cứu ngôn ngữ trong giao tiếp gắn với giới và nhóm xã
hội; Nguyễn Văn Khang và một số tác giả nghiên cứu ứng xử ngôn ngữ
trong giao tiếp gia đình ngời Việt; Đỗ Thị Kim Liên nghiên cứu ngữ nghĩa
lời hội thoại. Các luận án tiến sĩ của Lê Đông, Chu Thị Thanh Tâm, Phạm
Văn Thấu, Nguyễn Văn Quang, Mai Thị Hảo Yến, Đặng Hảo Tâm, Nguyễn
Phơng Chi, Vũ Tiến Dũng, Trần Chi Mai đi vào khai thác nhiều khía cạnh
của hội thoại nh câu trả lời - câu đáp, đề tài diễn ngôn, cặp thoại khen -
tiếp nhận lời khen, cấu trúc liên kết cặp thoại, hành động ngôn ngữ gián
tiếp, các hình thức thoại dẫn, hành động từ chối, lịch sự. Nhiều bài báo của
Nguyễn Thị Hai, Nguyễn Chí Hoà, Vũ Thị Thanh Hơng, Phạm Hùng
Linh, Đào Nguyên Phúc, Nguyễn Quang, Huỳnh Văn Thông, Nguyễn Nh
ý, Bùi Minh Yến cũng nghiên cứu nhiều mặt cụ thể của hội thoại: hành
động từ chối, cặp thoại hỏi, trả lời, cấu trúc đoạn thoại, chiến lợc lịch sự,
các phơng tiện điều chỉnh sự chú ý của ngời nghe, yếu tố lợt lời, vai
giao tiếp, xng hô
2.2. Về hội thoại mua bán
Trong những năm của thập niên 90, một số luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Thị Đan, Nguyễn Thị Lý, Trơng Thục Phơng, Mai Kiều Phợng,

3
Hà Thị Sơn, Dơng Tú Thanh nghiên cứu về hội thoại mua bán ở các vấn
đề: hành động mua bán, tham thoại mua bán, cặp thoại mua bán, đoạn thoại
mua bán, cấu trúc của hội thoại mua bán, đặc điểm ngôn ngữ của ngời
mua và ngời bán. Gần đây, một số bài viết của Mai Kiều Phợng đề cập
đến hành động ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại mua bán. Tuy vậy, các
tác giả này chỉ đi vào khảo sát phân tích một đơn vị cụ thể trong cuộc thoại
mua bán nên đặc điểm chung của cuộc thoại mua bán vẫn cha đợc miêu
tả một cách toàn diện.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của luận án là các cuộc thoại mua bán ở chợ
Nghệ Tĩnh (thuộc địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh).
Luận án chỉ nghiên cứu dạng song thoại và chỉ chọn khảo sát một số
mặt hàng đợc bày bán giữa chợ là hàng thực phẩm (thịt, cá, tôm, cua ) và
hàng rau, củ, quả.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh, luận án
nhằm tìm ra những đặc điểm chung của hội thoại mua bán ở chợ và những
đặc trng riêng của hội thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh. Qua đó, luận án
cũng gián tiếp tìm ra một số đặc trng văn hoá trong mua bán của ngời
Nghệ Tĩnh. Để thực hiện đợc mục đích này, luận án hớng tới các nhiệm
vụ:
- Thống kê số lợng và phân loại các cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ
Tĩnh.
- Miêu tả đặc điểm cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh qua các phần
(phần dẫn nhập, phần thân thoại) và lập luận.
- Rút ra những đặc trng của cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh.
5. Phơng pháp nghiên cứu và ngữ liệu
5.1. Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án là phơng pháp phân tích
ngữ liệu trong ngữ cảnh. Phơng pháp quan trọng là phơng pháp điều tra
điền dã, ghi âm.

4
- Phơng pháp điều tra điền dã, ghi âm là phơng pháp bắt buộc đối
với một đề tài nghiên cứu về ngôn ngữ tự nhiên. Chúng tui ghi âm trực tiếp
các cuộc thoại mua bán, sau đó, gỡ băng, chuyển thành văn tự, ghi lại các
cuộc thoại mua bán.
- Phơng pháp phân tích ngữ liệu trong ngữ cảnh đợc thực hiện bằng
việc phân tích các cuộc thoại mua bán cụ thể gắn với nhân vật mua bán, nội
dung mua bán, thoại trờng mua bán. Cuộc thoại mua bán đợc phân tích
thành các phần, mỗi phần lại phân tích ra các đơn vị nhỏ nh cặp thoại,
tham thoại, hành động ngôn ngữ. Để thực hiện tốt phơng pháp này, luận
án sử dụng các thủ pháp nh thống kê phân loại, miêu tả, so sánh.
5.2. Ngữ liệu
Ngữ liệu là các cuộc thoại mua bán mà chúng tui ghi âm trực tiếp ở các
chợ thuộc cả ba vùng nông thôn, thành phố, miền biển thuộc hai tỉnh Nghệ
An và Hà Tĩnh. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số ngữ liệu là lời thoại
trong giao tiếp thờng ngày của ngời Nghệ Tĩnh và lời thoại trong hội
thoại mua bán ở các chợ xứ Bắc. Nguồn ngữ liệu này, chúng tui cũng ghi
âm trực tiếp.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Là công trình nghiên cứu về hội thoại tự nhiên, cho nên trong một
chừng mực nào đó, luận án cũng góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu lý
thuyết hội thoại ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Luận án góp phần bổ sung cứ liệu cho việc nghiên cứu tiếng địa
phơng Nghệ Tĩnh và văn hoá Nghệ Tĩnh.
6.3. Đặc biệt, đây là công trình nghiên cứu về hội thoại tự nhiên ở một
lĩnh vực giao tiếp điển hình là chợ búa, tại một vùng quê có nhiều nét đặc
thù nh Nghệ Tĩnh, nên nó đã lu giữ những dấu tích của phơng ngữ cũng
nh những hiện tợng văn hoá cho tơng lai.
6.4. Đối với việc dạy học tiếng Việt ở trờng phổ thông, luận án cũng
góp phần vận dụng ngôn ngữ giao tiếp vào thực tiễn giảng dạy.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm bốn chơng:

5
Chơng 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề về đặc điểm cuộc thoại
mua bán ở chợ và chợ Nghệ Tĩnh
Chơng 2: Đặc điểm phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ
Tĩnh
Chơng 3: Đặc điểm phần thân thoại cuộc thoai mua bán ở chợ
Nghệ Tĩnh
Chơng 4: Đặc điểm lập luận trong cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ
Tĩnh

Chơng 1
Cơ sở lý luận v những vấn đề về đặc điểm cuộcthoại
mua bán ở chợ v chợ Nghệ Tĩnh
1.1. Cuộc thoại và cấu trúc cuộc thoại
1.1.1. Khái niệm cuộc thoại và tiêu chí xác định cuộc thoại
1.1.1.1. Khái niệm cuộc thoại
Cuộc thoại là đơn vị cụ thể của hội thoại. Do sự tồn tại của cuộc thoại
là hiển nhiên nên khi nói đến hội thoại, ngời nghiên cứu ít quan tâm đa
ra khái niệm cuộc thoại mà chỉ đề cập qua. Chẳng hạn nh G. Yule cũng
chỉ nói Thờng thờng cuộc thoại bao gồm hai hay nhiều hơn ngời tham
dự đợc nhận lợt nói và mỗi lần chỉ một ngời nói. Hai tác giả Nguyễn
Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp trớc khi đề cập đến hội thoại cũng nói một
cách vắn tắt về cuộc thoại Đó là một lần nói chuyện trao đổi giữa những
cá nhân ít nhất là hai trong một xã hội. Trong số các nhà nghiên cứu hội
thoại, có lẽ C. K. Orecchioni là ngời thực sự chú ý đến đơn vị này. Bà định
nghĩa về cuộc thoại Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ
là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhng không đứt quảng, trong một
khung thời gian - không gian có thể thay đổi nhng không đứt quảng, nói
về một vấn đề có thể thay đổi nhng không đứt quảng. Theo chúng tôi,
cuộc thoại là đơn vị lớn nhất của hội thoại chỉ một lần trao đổi ít nhất là hai
ngời trong một khoảng thời gian, không gian nhất định và bàn về một hay
một số vấn đề nào đó.
1.1.1.2. Các tiêu chí xác định cuộc thoại

6
Trong định nghĩa của mình, C.K. Orecchioni đồng thời chỉ ra ba tiêu
chí xác định cuộc thoại là: nhân vật; thời gian, không gian; đề tài.
- Nhân vật: Một cuộc thoại ít nhất phải có hai ngời tham gia cho đến
nhiều ngời.
- Thời gian, không gian: Cuộc thoại diễn ra trong một khoảng thời
gian, không gian nhất định. Thời gian, không gian có thể thay đổi, chuyển
dịch từ nơi này sang nơi khác nhng không đứt quảng.
- Đề tài: Một cuộc thoại bàn về một hay một số vấn đề nào đó.
1.1.2. Cấu trúc và các đơn vị cấu trúc cuộc thoại
1.2.2.1. Cấu trúc cuộc thoại
Cấu trúc khái quát của một cuộc thoại gồm ba phần: mở thoại, thân
thoại, kết thoại.
- Mở thoại là lúc bắt đầu cuộc thoại. Mở thoaị cha thực sự có nội dung
mệnh đề mà chỉ là những lời thăm dò tạo không khí để bớc vào cuộc thoại.
- Thân thoại là phần nội dung của cuộc thoại.
- Kết thoại là phần kết thúc cuộc thoại. Kết thoại phần lớn mang tính
nghi thức hoá.
1.2.2.2. Các đơn vị cấu trúc của cuộc thoại
Các nhà phân tích hội thoại trên thế giới đều thừa nhận cuộc thoaị là
một cấu trúc bao gồm các đơn vị khác nhau tạo thành. Lý thuyết cấu trúc
hội thoại đợc các nhà dụng học Việt ngữ vận dụng có khác nhau. Trong
luận án này, chúng tui dựa vào quan điểm của Đỗ Hữu Châu. Cấu trúc của
cuộc thoại bao gồm các đơn vị từ nhỏ đến lớn là: hành động ngôn ngữ,
tham thoại, cặp thoại, đoạn thoại.
a. Hành động ngôn ngữ
Hành động ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất trực tiếp cấu tạo nên tham
thoại.
Chúng tui dựa vào hai tiêu chí để phân loại hành động là tiêu chí chức
năng và tiêu chí quan hệ. Dựa vào chức năng, hành động đợc chia làm hai
loại là hành động chủ hớng và hành động phụ thuộc. Dựa vào quan hệ hội
thoại, hành động đợc chia làm hai nhóm là những hành động có hiệu lực ở
lời và những hành động liên hành động.
b. Tham thoại

7
Thuật ngữ tham thoại là của trờng phái lý thuyết hội thoại Thuỵ Sỹ và
Pháp. Dựa trên định nghĩa tham thoại của các nhà nghiên cứu, chúng tôi
quan niệm tham thoại là đơn vị đợc cấu thành từ các hành động ngôn ngữ,
do mỗi nhân vật hội thoại đóng góp vào một cặp thoại.
Có hai tiêu chí phân loại tham thoại là tiêu chí chức năng và tiêu chí
cấu tạo. Dựa vào chức năng, tham thoại đợc chia thành tham thoại dẫn
nhập và tham thoại hồi đáp. Dựa vào cấu tạo, tham thoại đợc chia thành
tham thoại đơn và tham thoại phức.
c. Cặp thoại
Cặp thoại là đơn vị lỡng thoại nhỏ nhất gồm tham thoại dẫn nhập và
tham thoại hồi đáp hợp thành.
Có nhiều tiêu chí phân loại cặp thoại nhng luận án chọn tiêu chí chức
năng. Dựa vào chức năng, có ba loại cặp thoại là cặp thoại chủ hớng, cặp
thoại phụ thuộc, cặp thoại chêm xen.
d. Đoạn thoại
Đoạn thoại là một phần của cuộc thoại do một chuỗi diễn ngôn của
các nhân vật giao tiếp liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành.
1.2. Các hành động ngôn ngữ và hành động ngôn ngữ trong
cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh
1.2.2. Phân loại các hành động ngôn ngữ theo J. Austin và
J. Searle
Austin phân ra năm phạm trù hành động ngôn ngữ: phán xử, hành sử,
cam kết, trình bày, ứng xử.
Searle phân loại năm phạm trù hành động ngôn ngữ: tái hiện, khuyến
lệnh, cam kết, biểu cảm, tuyên bố. Các hành động ngôn ngữ đợc trình bày
trong luận án là dựa theo cách phân loại này.
1.2.3. Hành động ngôn ngữ qua lời thoại của ngời mua và ngời
bán trong cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh
1.2.3.1. Các hành động ngôn ngữ ở lời trao
Khảo sát t liệu có 4 nhóm hành động ngôn ngữ ở lời trao.

8
a. Hành động thỉnh cầu: Nhóm hành động thỉnh cầu gồm hai hành
động là hành động mời và hành động hỏi. Hành động mời đợc ngời bán
dùng. Hành động hỏi đợc cả ngời mua và ngời bán dùng.
b. Hành động mệnh lệnh: Nhóm hành động này có hai hành động là
hành động yêu cầu và hành động ra lệnh. Hai hành động này đều đợc cả
ngời mua và ngời bán dùng.
c. Hành động bộc lộ: Nhóm hành động này gồm có hành động nhận
xét và hành động chê. Cả hai hành động này chỉ đợc ngời mua dùng.
d. Hành động thăm dò: Trong mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh, hành động
này xuất hiện đơn lẻ, không cùng nhóm với hành động nào, và chỉ đợc
ngời mua dùng.
1.2.3.2. Các hành động ngôn ngữ ở lời đáp
Khảo sát t liệu có 3 nhóm hành động ngôn ngữ ở lời đáp.
a. Hành động trình bày: Nhóm này gồm ba hành động là giới thiệu,
giải thích, tự khen. Ba hành động này đợc ngời bán dùng nhiều.
b. Hành động ớc kết: Nhóm hành động này gồm có hứa hẹn và cam
đoan. Hai hành động này chỉ đợc ngời bán dùng.
c. Hành động chối từ: Nhóm hành động này gồm có hành động phủ
định và hành động từ chối. Cả ngời mua và ngời bán đều dùng hai hành
động này.
1.3. Điều kiện xác định và đặc điểm cuộc thoại mua bán ở
chợ và chợ Nghệ Tĩnh
1.3.1. Điều kiện xác định cuộc thoại mua bán ở chợ
Có hai điều kiện cơ bản để xác định cuộc thoại mua bán ở chợ là điều
kiện số lợng nhân vật và điều kiện về hoạt động mua bán.
1.3.2. Đặc điểm cuộc thoại mua bán ở chợ
1.3.2.1. Các đặc điểm khái quát của cuộc thoại mua bán ở chợ
a. Đặc điểm về thoại trờng: Cuộc mua bán diễn ra trong khoảng thời
gian nhất định nhng diễn biến theo ba giai đoạn (giai đoạn bắt đầu họp
chợ, giai đoạn cao trào, giai đoạn chợ tan). Cuộc mua bán diễn ra nơi công
cộng, trên một bãi đất vừa có chỗ trống vừa có lều dựng tạm.

9
b. Đặc điểm nhân vật mua bán: Nhân vật mua bán đủ mọi lớp ngời
với giới tính, tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp khác nhau. Các nhân vật mua
bán thờng không quen biết (nếu có cũng chỉ là quen mặt do mua nhiều
lần). Cả hai nhân vật có vai trò chủ động nh nhau.
c. Đặc điểm về chủ đề cuộc thoại: Chủ đề mua bán luôn đợc xác định
từ trớc.
d. Đặc điểm về tính mục đích: Đích luôn đặt ra từ trớc, rất rõ ràng.
Mỗi nhân vật có một đích khác nhau. Đích của ngời bán là bán đợc hàng
càng đắt càng tốt. Đích của ngời mua là mua đợc hành càng rẻ càng tốt.
đ. Đặc điểm về tính nghi thức: Cuộc thoại mua bán ở chợ thuộc loại
không có tính nghi thức. Các nhân vật mua bán tự do trao đổi.
1.3.2.2. Đặc điểm cấu trúc của cuộc thoại mua bán ở chợ
Cuộc thoại mua bán ở chợ, ngoài hai phần rất ít xuất hiện là mở thoại
và kết thoại nghi thức thì cấu trúc đầy đủ sẽ có ba phần: Phần dẫn nhập,
phần thơng lợng giá cả, phần trao hàng trả tiền.
1.3.2.3. Đặc điểm nội dung cuộc thoại mua bán ở chợ
Nội dung cuộc thoại mua bán ở chợ bàn về việc mua bán các mặt
hàng, cụ thể là xem xét thơng lợng để thống nhất giá mua và bán.
1.3.3. Đặc điểm cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh
1.3.3.1. Giới thiệu đôi nét về chợ Nghệ Tĩnh
a. Hình thức họp chợ: ở Nghệ Tĩnh có hai loại chợ là chợ tổ chức theo
đơn vị cụm xã (đóng ở nông thôn) và chợ trung tâm của cả huyện, tỉnh
(đóng ở thị trấn, thị xã).
b. Thời gian họp chợ: Thời gian họp chợ và kết thúc buổi chợ của hai
loại chợ trên đây cũng khác nhau. Chợ nông thôn họp sớm và tan sớm, chợ
thị trấn, thị xã họp muộn và tan muộn.
c. Sản phẩm hàng hoá: Chợ Nghệ Tĩnh có đủ các mặt hàng là sản
phẩm của biển, đồng bằng, trung du và rừng núi.
1.3.3.2. Đặc điểm cấu trúc của cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh
Cấu trúc cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh có các dạng:
a. Cuộc thoại mua bán có cấu trúc đầy đủ: Dạng cấu trúc này gồm
phần mở thoại nghi thức, phần dẫn nhập, phần thơng lợng giá cả, phần

10
trao hàng trả tiền, phần kết thoại nghi thức. Dạng này chiếm số lợng
không đáng kể (0,16%).
b. Cuộc thoại có cấu trúc hai phần: Dạng cấu trúc này gồm phần dẫn
nhập và phần thân thoại, chiếm số lợng nhiều nhất (63%).
c. Cuộc thoại có cấu trúc một phần: Dạng cấu trúc này chỉ có phần
thân thoại, chiếm 36,8%.
1.3.3.3. Đặc điểm nội dung cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh
Nội dung cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh cũng giống nội dung
cuộc thoại mua bán ở chợ nói chung nhng khác ở các mặt hàng. Chợ Nghệ
Tĩnh phong phú mặt hàng, mỗi loại hàng lại có nhiều chủng loại gắn với
chất lợng khác nhau. Do đó, việc xem xét giá cả không dừng lại ở loại
hàng mà đi vào cụ thể từng chủng loại. Ngời mua và ngời bán bàn về
ngoài các mặt hàng chung còn là các mặt hàng của Nghệ Tĩnh.

Chơng 2
Đặc điểm phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán
ở chợ Nghệ Tĩnh
2.1. Cơ sở xác định phần dẫn nhập
Có hai căn cứ để xác định phần dẫn nhập là hình thức và nội dung:
- Về hình thức, phần dẫn nhập đợc tính từ khi ngời nói thứ nhất dẫn
nhập cho đến khi hoạt động thơng lợng giá xảy ra hay ngời mua yêu
cầu lấy hàng.
- Về nội dung, phần dẫn nhập chỉ nói về những vấn đề liên quan đến
việc mua bán sắp tới. Ngời bán dẫn nhập để mời chào khách hàng. Ngời
mua dẫn nhập để tìm hiểu, thăm dò thứ hàng mình cần mua.
2.2. Đặc điểm các kiểu dẫn nhập
2.2.1. Cơ sở phân loại
Có ba tiêu chí phân loại phần dẫn nhập: tiêu chí ngời dẫn nhập, tiêu
chí số lợng tham thoại, tiêu chí kết quả dẫn nhập.
2.2.2. Kết quả phân loại
2.2.2.1. Phần dẫn nhập do ngời bán dẫn nhập

11
Loại này chiếm 63,4%, trong đó, tỷ lệ giữa dẫn nhập thành công và
không thành công không chênh lệch nhiều. Số dẫn nhập gồm hai tham
thoại chiếm nhiều hơn cả.
2.2.2.2. Phần dẫn nhập do ngời mua dẫn nhập
Loại này chiếm 36,5%, trong đó, dẫn nhập thành công chiếm đa số.
Điều đó chứng tỏ khi ngời mua chủ động dẫn nhập là họ có nhu cầu mua
hàng nên dẫn nhập thành công.
2.3. Đặc điểm tham thoại dẫn nhập
Tham thoại dẫn nhập có hai đặc điểm nổi trội là đặc điểm hành động
ngôn ngữ dẫn nhập và đặc điểm dùng từ.
2.3.1. Đặc điểm hành động ngôn ngữ dùng để dẫn nhập trong
tham thoại dẫn nhập
2.3.1.1. Các hành động ngôn ngữ dùng để dẫn nhập của ngời mua
Ngời mua dùng ba loại hành động để dẫn nhập là: hỏi, nhận xét, thăm
dò.
- Hành động hỏi đợc ngời mua dùng nhiều nhất, chiếm 50,8%. ở
phần dẫn nhập, ngời mua hỏi về nguồn gốc hàng, chủng loại hàng, chất
lợng hàng, cách thức mua bán, ý định mua bán. Biểu thức hỏi mà ngời
mua dùng ngắn gọn nhng rất đa dạng sinh động. Điều đó đợc thể hiện ở
số lợng từ để hỏi phong phú và các cách dùng từ chỉ hàng khác nhau.
- Hành động nhận xét chiếm 29,5%. Ngời mua nhận xét về chất
lợng hàng để mục đích giảm giá. Khi nhận xét, ngời mua vừa nói trắng
vừa nói một cách phiếm chỉ chung chung. Hành động nhận xét của ngời
mua đợc diễn đạt bằng nhiều biểu thức khác nhau.
- Hành động thăm dò chỉ chiếm 19,6%. Ngời mua thăm dò mặt hàng
mình định mua để có quyết định tiến hành xem xét mặc cả hay không.
Hành động thăm dò đợc thực hiện bằng hai kiểu, thăm dò trực tiếp bằng
động từ coi, coi thử và thăm dò gián tiếp bằng hình thức yêu cầu.
2.3.1.2. Các hành động ngôn ngữ dùng để dẫn nhập của ngời bán
a. Các loại hành động ngôn ngữ dùng để dẫn nhập của ngời bán
ở phần dẫn nhập, ngời bán dùng hai hành động chủ yếu để dẫn nhập
là mời và hỏi.

12
- Hành động mời chiếm số lợng nhiều nhất, 78,7%. Hành động mời
của ngời bán có nhiều mức độ sắc thái khác nhau, đó là thái độ nài nỉ,
thúc giục, rủ rê hớng đến ngời nghe. Ngời bán mời bằng cả sự mong
mỏi tha thiết. Biểu thức mời của ngời bán có một hệ hình phong phú là
nhờ ở các từ thể hiện nội dung mời nh mua, ăn, lấy, mần. Đặc biệt, từ chỉ
tên hàng trong biểu thức mời đợc ngời bán miêu tả chi tiết làm cho ngời
nghe chú ý hơn.
- Hành động hỏi đợc ngời bán dùng ít hơn, chiếm 21,3%. Ngời bán
hỏi nhằm nhiều mục đích khác nhau nh để biết ý định ngời mua, để trách
ngời mua lâu ngày không mua hàng cho mình, để lôi kéo ngời mua vào
hàng mình. Do vậy, biểu thức hỏi cũng đa dạng, vừa dùng động từ ngữ vi
hỏi vừa dùng từ để hỏi.
b. Cấu tạo hành động dẫn nhập của ngời bán
Hành động dẫn nhập của ngời bán không chỉ có mỗi hành động chủ
hớng mà còn có hành động phụ thuộc, hành động mở rộng đi kèm. Hành
động phụ thuộc chủ yếu là hành động láy lại và hành động giải thích bổ
sung. Các hành động phụ thuộc đợc sắp xếp theo chiều tăng tiến.
2.3.2 Đặc điểm dùng từ trong tham thoại dẫn nhập
2.3.2.1. Từ xng hô trong tham thoại dẫn nhập
a. Về từ xng hô
Khi ngời nói đa mình vào giao tiếp thì ngời nói phải dùng từ để chỉ
mình, đó là hành động tự xng. Khi ngời nói đa ngời giao tiếp với mình
vào diễn ngôn thì phải dùng từ chỉ ngời đang giao tiếp với mình, đó là
hành động hô. Xng hô là dùng để tự xng hay đối xng trong giao tiếp
mặt đối mặt
b. Đặc điểm từ xng hô trong tham thoại dẫn nhập
- Số lợng từ xng hô không giống nhau ở ngời mua và ngời bán.
Ngời bán dùng nhiều từ xng hô (89,8%), trái lại ngời mua rất ít dùng từ
xng hô (17%). Điều này xuất phát từ vị thế của hai nhân vật. Ngời bán
luôn cần ngời mua, luôn có ý thức lôi kéo ngời mua nên lời nói phải có
từ xng hô để thể hiện lịch sự. Còn ngời mua không có nhu cầu đó, với
quan niệm có tiền mua tiên cũng đợc, họ thờng nói trống.

13
- Từ xng hô có thể đứng đầu, đứng giữa, đứng cuối tham thoại. Trong
tham thoại dẫn nhập của ngời bán, từ xng hô vừa đứng đầu, vừa đứng
giữa, đứng cuối. Từ để hô ngời mua bao giờ cũng có mặt, ngời bán
không chỉ gọi ngời mua một lần mà gọi đến hai lần. Trong tham thoại của
ngời mua, nếu có từ xng hô thì từ xng hô luôn đứng cuối và chỉ có từ hô
ngời bán chứ không có từ xng mình.
- Tham thoại dẫn nhập có mặt đầy đủ các loại từ xng hô của tiếng
Việt. Danh từ thân tộc đợc dùng nhiều nhất (72,2%). Khi dùng danh từ
thân tộc, ngời Nghệ Tĩnh có thói quen thêm vào các yếu tố mới nh chắt,
cu, mi để xng hô thêm thân mật, suồng sã. Đại từ nhân xng đợc dùng
ít hơn cả (8,8%), gồm bốn đại từ tui, ông, ta, công.
2.3.2.2. Các tình thái từ đi kèm trong tham thoại dẫn nhập
a. Về tình thái từ
Tình thái từ là tiểu từ chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái trong
quan hệ của chủ thể phát ngôn với ngời nghe hay với nội dung phản ánh,
hay ý nghĩa tình thái gắn với mục đích phát ngôn.
b. Đặc điểm tình thái từ đi kèm trong tham thoại dẫn nhập
- Đặc điểm về số lợng: Tình thái từ có mặt với số lợng lớn, mật độ
sử dụng dày đặc (có 5311 lần dùng tình thái từ trong 3160 tham thoại dẫn
nhập). Số lợng tình thái từ nhiều nh vậy là do biến âm và do cách dùng.
- Đặc điểm về ngữ âm: Đa số tình thái từ là từ phơng ngữ Nghệ Tĩnh
hè, hẹ, hầy, hậy, nề, tề, nì, tì, nầy, tầy
- Đặc điểm ý nghĩa tình thái: Các tình thái từ trong tham thoại dẫn
nhập có hai nhóm, tình thái từ dứt câu dùng để hỏi và tình thái từ mang ý
nghĩa cầu khiến. Số lợng tình thái từ dứt câu dùng để hỏi phong phú gồm
cả từ đơn và từ dùng kết hợp hống, hè, hẹ, ạ, à, chi, nhi, nha, hống hè, hống
hẹ. Các tình thái từ mang ý nghĩa cầu khiến gồm tám từ đơn và nhiều từ
dùng kết hợp đi, tề, nề, với, mồ, mộ, nì, nầy, đi tề, đi nề, với nề, với mồ
Mỗi từ thể hiện một sắc thái khác nhau khá tinh tế.




14
Chơng 3
Đặc điểm phần thân thoại cuộc thoại mua bán
ở chợ Nghệ Tĩnh
3.1. Cơ sở xác định phần thân thoại
a. Căn cứ hình thức: Mở đầu phần thân thoại đợc đánh dấu bằng tham
thoại hỏi giá, kết thúc phần thân thoại là hoạt động trao hàng trả tiền (nếu cuộc
thoại thành công) hay ngời mua bỏ đi (nếu cuộc thoại không thành công).
b. Căn cứ nội dung: Nội dung phần thân thoại là thơng lợng giá cả
để thống nhất giá mua, bán một mặt hàng cụ thể.
3.2. Đặc điểm cấu trúc của phần thân thoại
Thân thoại nh một cuộc thoại nhỏ trong lòng cuộc thoại lớn cũng có
phần mở đầu, phần chính, phần kết.
3.2.1. Phần thân thoại có cấu trúc đầy đủ ba phần
Mở đầu phần thân thoại là cặp thoại hỏi giá - ra giá. Phần chính của
thân thoại là các cặp thoại thơng lợng giá cả. Phần kết của thân thoại là
hoạt động trao hàng trả tiền (nếu thơng lợng giá thành công) hay ngời
mua bỏ đi (nếu thơng lợng giá không thành công).
3.2.2. Phần thân thoại có cấu trúc không đầy đủ
Có hai loại thân thoại cấu trúc không đầy đủ là thân thoại chỉ có phần
thơng lợng giá, phần trao hàng trả tiền và thân thoại chỉ có phần lấy hàng
trả tiền. Do cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh ít có phần kết thoại nghi
thức nên với các cuộc thoại thành công phần trao hàng trả tiền cũng là kết
thoại.
3.3. Đặc điểm nội dung của phần thân thoại
ở phần thân thoại, ngời mua và ngời bán thơng lợng về các nội
dung nh số lợng hàng, chất lợng hàng, cách thức mua bán để đi đến
đích thống nhất giá.
3.4. Đặc điểm các dạng thân thoại
3.4.1. Cơ sở phân loại
Có ba tiêu chí phân loại phần thân thoại là tiêu chí thơng lợng giá cả
hay không thơng lợng giá cả, tiêu chí kết quả, tiêu chí số lần thơng
lợng giá cả.

15
3.4.2. Kết quả phân loại
a. Phần thân thoại không thơng lợng giá cả: Loại này chiếm số
lợng rất ít (0,6%). Chủ yếu, ngời mua là khách quen nên tin ở giá của
ngời bán, hay ngời mua mua loại hàng ít tiền, hay ngời mua là ngời
nhiều tiền, không quan tâm đến giá cả.
b. Phần thân thoại có thơng lợng giá cả: Loại này chiếm đa số
(99,4%). Trong đó có thơng lợng giá cả một lần và thơng lợng giá cả
nhiều lần nhng chủ yếu thơng lợng giá cả nhiều lần. Điều này minh
chứng cho tính chất cố hữu của cuộc thoại mua bán ở chợ là thơng lợng
giá cả.
3.5. Đặc điểm các tham thoại của ngời mua và ngời bán
3.5.1. Đặc điểm tham thoại trong cặp thoại hỏi giá - trả lời giá
3.5.1.1. Tham thoại hỏi giá
Cốt lõi của tham thoại hỏi giá là biểu thức hỏi giá. Biểu thức hỏi giá có
ba yếu tố cơ bản hợp thành: yếu tố hỏi giá, yếu tố chỉ hàng, yếu tố chỉ giá.
- Yếu tố hỏi giá là từ hỏi giá. Từ hỏi giá của ngời Nghệ Tĩnh đa dạng
gồm tám từ mấy, răng nấy, ra răng, à răng , đăng nấy, năng nấy, răng, bao
nhiêu. Trong đó chỉ có hai từ toàn dân mấy, bao nhiêu. Các từ ngữ này chủ
yếu do biến âm nhng mỗi từ khác nhau về sắc thái hỏi.
- Yếu tố chỉ giá là từ chỉ tiền và từ giá rất ít đợc ngời Nghệ Tĩnh
dùng. Trong khi đó, ngời Bắc hay dùng hai từ này. Ngời Nghệ chỉ dùng
các danh từ chỉ đơn vị tiền, các từ này lập thành hệ thống từ lớn đến nhỏ
nghìn, trăm, hào, xu.
- Yếu tố chỉ hàng là từ chỉ hàng. Từ chỉ hàng của ngời Nghệ Tĩnh
phong phú tơng ứng với hàng ở chợ. Khi hỏi giá, từ chỉ hàng đ
ợc ngời
Nghệ Tĩnh dùng chủ yếu là một danh ngữ nh vèo ni, mắm nớ, cấy con nớ,
cấy hến ni Đa số, từ chỉ hàng của ngời Nghệ Tĩnh có hai yếu tố xác định
cấy (cái) và ni (này).
Biểu thức hỏi giá có bốn dạng: dạng tối giản, dạng có hai thành tố,
dạng có ba thành tố, dạng bị nhợc hoá mạnh.
3.5.1.2. Tham thoại trả lời giá
- Cách trả lời của ngời bán đợc cụ thể bằng các biểu thức trả lời.
Biểu thức trả lời gồm các thành tố: thành tố chỉ hàng, thành tố chỉ đơn vị

16
hàng, thành tố chỉ số lợng tiền, thành tố chỉ đơn vị tiền. Mỗi biểu thức trả
lời là một kiểu trả lời. Ngời bán trả lời bằng các biểu thức: biểu thức tối
giản, biểu thức gồm hai thành tố, biểu thức ba thành tố, biểu thức bị nhợc
hoá mạnh.
- Tham thoại trả lời giá có cả dạng đơn và dạng phức nhng chủ yếu là
dạng phức. Ngoài hành động chủ hớng trả lời giá, tham thoại còn có các
hành động phụ thuộc đi kèm, đó là các hành động láy lại, giải thích, giới
thiệu. Điều này thể hiện chiến lợc của ngời bán. Họ không chỉ trả lời giá
mà còn giới thiệu giải thích chu đáo, vồn vã để lôi kéo ngời mua.
3.5.2. Đặc điểm tham thoại trong cặp thoại thơng lợng giá cả
3.5.2.1. Tham thoại trả giá của ngời mua
Ngời mua trả giá bằng hai cách là duy trì một giá từ đầu đến cuối và
thay đổi giá nhiều lần. Nhng chủ yếu là cách thay đổi giá nhiều lần
(92,2%).
Tham thoại trả giá luôn có những dấu hiệu hình thức đánh dấu số lần
trả giá và thái độ của ngời trả giá. Dấu hiệu hình thức đợc thể hiện bằng
các tình thái từ, đại từ. Khi ngời mua trả giá từ hai lần trở lên thì tham
thoại xuất hiện các tình thái từ nựa, tê, nả, nựa ạ, nựa nả, thì, nựa nha và
đại từ rứa. Mỗi từ biểu thị một mức độ khác nhau về số lần trả giá và thái
độ miễn cỡng khó chịu vì phải trả nhiều lần.
3.5.2.2. Tham thoại hồi đáp của ngời bán
Sau tham thoại trả giá của ngời mua, ngời bán có thể hồi đáp đợc
a chuộng hay hồi đáp không đợc a chuộng. Khi hồi đáp không đợc a
chuộng, ngời bán hồi đáp bằng cách phủ định trực tiếp và phủ định gián
tiếp. Khi hồi đáp đợc a chuộng, ngời bán cũng đồng ý theo hai cách trực
tiếp và gián tiếp.
Tham thoại hồi đáp của ngời bán cũng có những dấu hiệu hình thức
đánh dấu thái độ của ngời hồi đáp. Những dấu hiệu này gồm các từ ngữ là
tình thái từ và phụ từ đi trớc và sau động từ bán, để, lấy.
Các tình thái từ
mồ, tê, thì, thôi đánh dấu thái độ đồng ý miễn cỡng của ngời bán. Các
phụ từ không, nỏ đi trớc động từ bán đánh dấu thái độ đồng ý bình thờng.
Các phụ từ té, tùa, lắc, vất, quách, rấp, thây, cha đi sau động từ bán đánh
dấu thái độ bực bội khó chịu muốn giải quyết nhanh.

17

Chơng 4
Đặc điểm lập luận trong cuộc thoại mua bán
ở chợ Nghệ Tĩnh
4.1. Lập luận và lập luận trong cuộc thoại mua bán ở chợ
4.1.1. Vấn đề nghiên cứu lập luận
Lập luận là một trong những vấn đề nghiên cứu của dụng học. Nhng
nếu nh các vấn đề khác nh hành động ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại,
nghĩa tờng minh, hàm ẩn đợc nghiên cứu nhiều thì lập luận là một vấn đề
mới và khó. Số tác giả nghiên cứu về lập luận ở ngoài nớc cũng nh trong
nớc không nhiều. Đặc biệt, ở Việt Nam, lập luận vẫn là một lĩnh vực hoàn
toàn mới mẻ. Với t cách là đối tợng nghiên cứu của một luận án tiến sĩ
thì đến nay vẫn cha có công trình nào nghiên cứu về lập luận.
4.1.2. Khái niệm lập luận và các thành phần của lập luận
Lập luận là đa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt ngời nghe đến một kết
luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà ngời nói muốn đạt tới.
Một lập luận có hai thành phần: lý lẽ (còn gọi là luận cứ) và kết luận.
Kết luận của lập luận có thể tờng minh hay hàm ẩn. Một lập luận có thể
có một hay nhiều luận cứ và một hay nhiều kết luận. Lập luận có một kết
luận gọi là lập luận có kết luận đơn. Lập luận có nhiều kết luận gọi là lập
luận có kết luận phức.
4.1.3. Lập luận trong cuộc thoại mua bán ở chợ
4.1.3.1. Tính chất của lập luận trong cuộc thoại mua bán ở chợ
Lập luận trong cuộc thoại mua bán ở chợ không giống nh một số lập
luận khác. Nó có những tính chất riêng là: tính chất đối lập giữa mục đích
của ngời mua và mục đích của ngời bán, tính chất nghịch hớng trong
lập luận của ngời mua và ngời bán, tính hớng tới kết luận khen - chê,
tính chất đặc biệt về thoại trờng.
4.1.3.2. Phân loại lập luận trong cuộc thoại mua bán ở chợ
Có ba tiêu chí phân loại lập luận trong cuộc thoại mua bán ở chợ là
tiêu chí ngời lập luận, tiêu chí số lợng kết luận, tiêu chí tính chất của kết
luận. Kết hợp ba tiêu chí này, chúng tui phân ra lập luận của ngời mua và

18
lập luận của ngời bán. Trong mỗi loại lại chia ra lập luận có kết luận đơn
(có kết luận tờng minh và hàm ẩn) và lập luận có kết luận phức (có kết
luận tờng minh và hàm ẩn).
4.2. Lập luận trong cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh
4.2.1. Các kiểu lập luận trong cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ
Tĩnh
4.2.1.1. Lập luận của ngời mua
a. Lập luận có kết luận đơn: Loại lập luận này là lập luận chủ yếu của
ngời mua (60,1%). Trong lập luận có kết luận đơn thì lập luận có kết luận
đơn tờng minh nhiều hơn lập luận có kết luận đơn hàm ẩn.
b. Lập luận có kết luận phức: Loại này đợc ngời mua dùng ít hơn
(39,9%), trong đó, loại có một kết luận tờng minh một kết luận hàm ẩn
nhiều hơn loại có hai kết luận đều tờng minh.
4.2.1.2. Lập luận của ngời bán
a. Lập luận có kết luận đơn: Loại này đợc ngời bán sử dụng ít hơn
nhiều so với ngời mua (38%), trong đó, loại có kết luận đơn hàm ẩn nhiều
hơn loại có kết luận đơn tờng minh.
b. Lập luận có kết luận phức: Đây là loại lập luận chủ yếu của ngời
bán (60%), trong đó, loại kết luận phức cả tờng minh và hàm ẩn nhiều hơn
loại kết luận phức đều tờng minh.
4.2.2. Hành động ngôn ngữ dùng để lập luận trong cuộc thoại mua
bán ở chợ Nghệ Tĩnh
4.2.2.1. Hành động ngôn ngữ dùng để lập luận của ngời bán
a. Hành động tự khen: Hành động tự khen đợc ngời bán sử dụng
thờng xuyên. Ngời bán tự khen hàng mình tốt, đẹp để lôi kéo ngời mua.
Ngời bán khen bằng nhiều cách nh miêu tả, so sánh, cam đoan , mỗi
cách đợc thể hiện bằng những từ ngữ mang đặc trng riêng của ngời
Nghệ Tĩnh.
b. Hành động biện hộ
: Ngời bán dùng hành động này để biện hộ cho
việc ra giá của mình hay để bảo vệ lập luận khen hàng mình. Khi biện hộ,
ngời bán dùng nhiều cách khác nhau để thuyết phục ngời mua. Ngời

19
bán đa ra lý do hoàn cảnh khách quan nh thời tiết, mùa màng, nơi sản
xuất và nêu các lý do thuộc về lẽ thờng để biện hộ.
c. Hành động nêu giá đã bán, đã trả trớc đó: Hành động này đợc
ngời bán sử dụng để chống sự trả giá, dìm giá của ngời mua. Ngời bán
thực hiện hành động này theo hai cách: khẳng định một cách chắc chắn và
tạo sự đối lập giữa giá đã bán với giá hiện tại.
d. Hành động hứa hẹn với ngời mua: Ngời bán dùng hành động này
thờng xuyên để tạo tâm lý phấn khởi cho ngời mua. Ngời bán có hai
kiểu hứa là hứa thêm và hứa hỗ trợ. Hứa thêm là một hành động đặc trng
của ngời Nghệ Tĩnh, vì muốn đợc thêm vào số hàng mình đã mua một ít
luôn là nhu cầu của ngời mua. Còn hứa hỗ trợ là giúp ngời mua chọn
hàng, làm hàng. Hành động hứa hẹn là hành động có hiệu quả trong việc
thuyết phục ngời mua.
đ. Hành động đặt điều kiện với ngời mua: Đây là hành động dùng số
lợng để giảm giá. Ngời bán nêu điều kiện nếu mua nhiều sẽ bán rẻ. Hành
động này cũng có sức thuyết phục cao vì muốn mua đợc hàng giá rẻ là
tâm lý của ngời mua.
4.2.2.2. Hành động ngôn ngữ dùng để lập luận của ngời mua
Một trong những đặc điểm của lập luận trong mua bán ở chợ là lập
luận của ngời mua và ngời bán luôn đi thành từng cặp, có một lập luận sẽ
có một phản lập luận tơng ứng. Vì thế, các hành động lập luận của ngời
mua cũng tơng ứng với các hành động lập luận của ngời bán.
a. Hành động chê: Hành động chê đợc ngời mua sử dụng thờng
xuyên để đối ứng với hành động khen của ngời bán. Ngời bán cũng có
nhiều cách chê nh miêu tả phủ định hay khẳng định, chê bằng hình thức
so sánh. Khi chê, ngời bán dùng các từ ngữ đặc trng của ngời Nghệ
Tĩnh nên hành động chê ở chợ Nghệ Tĩnh có những biểu hiện riêng.
b. Hành động phân tích để chỉ ra sự bất lợi cho ngời bán: Hành động
này cũng đợc ngời mua sử dụng thờng xuyên. Ngời mua dùng hoàn
cảnh khách quan và các lẽ thờng để phân tích cho ngời bán.
c. Hành động trình bày lý do: Đây là hành động tơng đối đặc trng ở
chợ Nghệ Tĩnh. Ngời mua luôn phải trình bày lý do để mong ngời bán

20
giảm giá. Nếu ngời mua là nam giới thì dùng lý do ngay bản thân giới của
họ. Nếu ngời mua là phụ nữ, họ thờng dùng lý do hết tiền hay lý do con
nhỏ trình bày với ngời bán.
d. Hành động đa lý do số lợng để thuyết phục: Hành động này đánh
đúng vào tâm lý của ngời bán bởi vì ngời bán nào cũng luôn mong muốn
bán đợc nhiều hàng, bán hết hàng. Khi dùng yếu tố số nhiều, ngời mua
dùng từ rất khôn khéo nh lấy cả (nếu hàng còn ít), lấy vài, ít (nếu hàng
còn nhiều) để tạo tâm lý phấn khởi chờ đợi ở ngời bán.
4.2.3. Các chỉ dẫn lập luận trong lập luận mua bán ở chợ Nghệ
Tĩnh
4.2.3.1. Khái niệm chỉ dẫn lập luận
Chỉ dẫn lập luận là các dấu hiệu hình thức, nhờ chúng ngời nghe nhận
ra đợc định hớng lập luận và các đặc tính lập luận của các luận cứ trong
một quan hệ lập luận. Các chỉ dẫn lập luận gồm hai loại lớn: a/ các tác tử và
kết tử lập luận, b/ các dấu hiệu giá trị học.
4.2.3.2. Tác tử lập luận trong lập luận mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh
Tác tử lập luận là một yếu tố khi đa vào một nội dung miêu tả nào
đấy sẽ làm thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu tả
vốn có của nó.
Trong lập luận mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh, tác tử đợc dùng với tần số
cao, có 3422/ 4737 cuộc mua bán dùng tác tử, số lần dùng của cả ngời
mua và ngời bán là 4893 lần.
Căn cứ vào tính chất của định hớng lập luận, chúng tui chia tác tử
thành các nhóm:
- Các tác tử hớng luận cứ tới kết luận ít gồm có, mới, chơ mấy, là
nhiều.
- Các tác tử hớng luận cứ tới kết luận nhiều, nặng gồm phải, đến, là
ít, đạ, những.
- Các tác tử hớng luận cứ tới kết luận chất lợng tốt gồm phải biết,
phải nói, nói chi hết, nói chi nựa.
- Tác tử hớng luận cứ tới kết luận phủ định chất l
ợng là tác tử cụng
do sự hoà nhập thanh ngã và thanh nặng.

21
- Các tác tử hớng luận cứ tới kết luận khẳng định hay phủ định chất
lợng (tuỳ vào ngời dùng) gồm chơ phải, mà.
4.2.3.3. Kết tử lập luận trong lập luận mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh
Kết tử lập luận là những yếu tố nh các liên từ đẳng lập, liên từ phụ
thuộc, các trạng từ, các trạng ngữ phối hợp hai hay một số phát ngôn thành
một lập luận.
Trong lập luận mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh, kết tử đợc dùng ít, tần số
xuất hiện thấp hơn tác tử (có 1001 lần/ 4737 cuộc mua bán). Dựa trên số
liệu khảo sát, chúng tui chia kết tử lập luận trong mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh
thành hai loại:
- Kết tử hai vị trí gồm thì, để, nên, vì đợc cả ngời mua và ngời bán
dùng.
- Kết tử ba vị trí gồm nhng, mà, chơ. Bản thân các kết tử này là kết tử
ba vị trí nhng dùng trong lập luận có ba phát ngôn rất ít mà chủ yếu dùng
trong lập luận có hai phát ngôn tờng minh và một phát ngôn hàm ẩn. Kết
tử ba vị trí xuất hiện ít (232 / 1001 lần), và chủ yếu ngời bán dùng.
4.2.3.4. Các dấu hiệu giá trị học trong lập luận mua bán ở chợ Nghệ
Tĩnh
Các dấu hiệu giá trị học tuy không phải là những từ h, những tiểu từ
tình thái nhng cũng có hiệu lực thay đổi giá trị lập luận. Các nội dung
miêu tả đợc hiện thực bằng những dấu hiệu hình thức bên ngoài (gồm các
yếu tố của hiện thực đợc lựa chọn tạo thành nội dung miêu tả; cách sắp
xếp nội dung miêu tả; các thực từ dùng để miêu tả; các biện pháp tu từ)
đợc gọi là dấu hiệu giá trị học trong lập luận.
Trong lập luận mua bán ở chợ, ngời Nghệ Tĩnh sử dụng ba phơng
tiện nổi bật làm dấu hiệu giá trị học là dùng tính từ có thang độ để miêu tả,
dùng biện pháp so sánh, dùng biện pháp nói quá.
a. Tính từ có thang độ dùng để miêu tả: Ngời Nghệ Tĩnh rất a dùng
tính từ có thang độ để miêu tả hàng và giá, có 6113 / 8994 lần dùng tính từ
có thang độ. Tính từ có thang độ dùng để miêu tả luôn gắn với hai hành
động chủ đạo là khen và chê. Tính từ có thang độ của ngời Nghệ Tĩnh có
đặc trng là miêu tả đặc điểm luôn ở mức cao nhất và thể hiện thái độ

22
khẳng định của ngời nói. Mức độ cao nhất của tính từ có thang độ đợc
thể hiện là nhờ ba phơng tiện: các hình vị phụ của tính từ là từ ghép nh sề
trong ơn sề, rói trong tơi rói, thuộm trong đỏ thuộm, cảy trong tra cảy,
đui trong đắt đui; từ láy đi kèm tính từ gốc để tăng mức độ nh ơn sề sề,
đỏ thuộm thuộm; thanh điệu phân bố ở hình vị phụ là thanh trắc hoặc
thanh có âm vực thấp.
b. Dùng biện pháp so sánh: So sánh trong mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh
cũng gắn với hành động khen và hành động chê. Khi so sánh, ngời Nghệ
Tĩnh chủ yếu tập trung vào hàng thực phẩm dạng con và hàng rau quả. Đặc
trng của so sánh đợc thể hiện ở vật so sánh.
- Từ gọi tên vật so sánh phong phú đa dạng gồm từ gọi tên chỉ những
vật gần gũi nh lá ló, đất cày, cúc áo, bắp đùi, cổ vả, từ gọi tên chỉ những
vật quí hiếm nh vàng mời, sâm, tôm tơi, từ gọi tên những vật không có
thực nh ma, quỉ, từ gọi tên là những từ phiếm chỉ thay thế cho vật so sánh
nh chi, chi chi.
- Vật so sánh của ngời Nghệ Tĩnh mang tính điển hình, cụ thể, độc
đáo. Chỉ cần nói đến vật so sánh là ngời nghe nhận ra hớng của lập luận
khen hay chê.
c. Dùng biện pháp nói quá: Dựa vào định h
ớng lập luận, có thể chia
nói quá thành ba nhóm chính:
- Nói quá để hớng tới kết luận khen là cách nói quá của ngời bán.
Ngời bán nói quá để khen chất lợng hàng, số lợng hàng, giá rẻ. Cách nói
quá của ngời bán để hớng tới kết luận khen mang đậm dấu ấn của ngời
Nghệ Tĩnh, ví dụ nh loại ni cho ả đốt đuốc tìm bảy ngay cụng không có hoặc
bảy nghìn bạc cá cả xạ ăn không hết.
- Nói quá để hớng tới kết luận chê là cách nói quá của ngời mua.
Ngời mua nói quá để chê sự giả tạo của hàng, hay chất lợng hàng kém.
- Nói quá để hớng tới kết luận phủ định với thái độ mỉa mai dè bửu là
cách nói quá của cả ngời mua và ngời bán. Ngời mua nói quá để phủ
định lời ra giá của ngời bán. Ngời bán nói quá để phủ định lời trả giá của
ngời mua.


23
Kết luận
1. Cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh cũng mang những đặc điểm
về cấu trúc và nội dung của một cuộc thoaị mua bán ở chợ nói chung,
nhng bên cạnh đó còn có những điểm riêng. Cấu trúc của cuộc thoại mua
bán ở chợ Nghệ Tĩnh chủ yếu có hai dạng: 1/ dạng có cấu trúc hai phần
(phần dẫn nhập và phần thân thoại); 2/ dạng có cấu trúc một phần (phần
thân thoại). Nội dung bàn về việc mua bán ngoài các mặt hàng chung còn
nhiều mặt hàng là sản phẩm của Nghệ Tĩnh.
2. Trong phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán, các nhân vật mua bán
thực hiện việc chào mời, thăm dò xem xét để tạo cơ sở cho hoạt động mua
bán chính thức tiếp theo. Đặc điểm của phần dẫn nhập đợc thể hiện ở tham
thoại quan trọng nhất là tham thoại dẫn nhập. Tham thoại dẫn nhập của
phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán ở chợ Nghệ Tĩnh có những nét nổi bật:
Ngời mua và ngời bán dùng nhiều hành động để dẫn nhập. Trong số
các hành động dùng để dẫn nhập thì hành động hỏi (của ngời mua) và
hành động mời (của ngời bán) đợc dùng nhiều nhất. Hai hành động này
cũng đợc dùng phổ biến ở các chợ nói chung nhng điểm khác biệt ở chợ
Nghệ Tĩnh là cách hỏi, cách mời. Các từ dùng để hỏi, để mời của ngời
Nghệ Tĩnh có số lợng phong phú đã tạo nên nhiều cách hỏi, cách mời sinh
động, đa dạng. Các hành động dẫn nhập của ngời mua, ngời bán là sự
phản ánh rõ rệt của cơ chế cung cầu trong mua bán ở chợ.
Từ xng hô đợc dùng ở tham thoại dẫn nhập có nhiều loại nhng
trong đó danh từ thân tộc chiếm số lợng nhiều nhất. Khi dùng từ xng hô,
ngời Nghệ Tĩnh có thói quen dùng các từ mang sắc thái bình dân bỗ bã tạo
đợc sự gần gũi, thân mật giữa ngời mua và ngời bán. Đó là một biểu
hiện về văn hoá ứng xử của c dân xứ Nghệ.
Tình thái từ xuất hiện với tần số cao, giữ vai trò rất quan trọng trong
việc thể hiện ý nghĩa tình thái của hành động dẫn nhập. Số lợng tình thái
từ ở tham thoại dẫn nhập phong phú, mỗi từ thể hiện một sắc thái khác
nhau tinh tế.
3. Phần thân thoại là phần chính phản ánh nội dung cuộc mua bán thể
hiện dới dạng thơng lợng giá cả. Phần này có các đặc điểm chính:
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status