Cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức. Vai trò và mối quan hệ giữa chúng - Áp dụng thực tiễn vào doanh nghiệp - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức. Vai trò và mối quan hệ giữa chúng - Áp dụng thực tiễn vào doanh nghiệp



A-LỜI NÓI ĐẦU 1
B- NỘI DUNG 2
I. KHÁI NIỆM TỔ CHỨC VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ 2
1.Tổ chức là gì? 2
2. Tổ chức quản lý là gì? 3
II. CƠ CẤU VÀ PHÂN LOẠI CƠ CẤU. 4
1. Cơ cấu là gì? 4
2. Phân loại cơ cấu tổ chức. 5
III. PHÂN TÍCH CƠ CẤU CHÍNH THỨC VẦ CƠ CẤU KHÔNG CHÍNH THỨC TRONG TỔ CHỨC. 6
1.Cơ cấu chính thức. 6
a.Khái niệm. 6
b.Đặc điểm. 6
c.Vai trò 7
2. Cơ cấu không chính thức. 7
a.Khái niệm. 7
b. Đặc điểm. 7
c. Vai trò. 8
3. Mối quan hệ giữa cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức trong tổ chức. 9
IV. ÁP DỤNG THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY THAN MẠO KHÊ- QUẢNG NINH. 10
1.Một vài nét về công ty than Mạo khê. 10
2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty than Mạo Khê. 10
C.KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


A-Lời nói đầu
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang phát triển hiện nay thì dù là bất cứ hoạt động nào đi chăng nữa cũng cần lựa chọn và sắp xếp tổ chức và cơ cấu nào là phù hợp sao cho có thể đạt hiệu quả cao nhất. Mặc dù ta đã nói nhiều về doanh nghiệp sản xuất, nhưng phải công nhận rằng những điểm trình bày dưới tiêu chí của một tổ chức và lập kế hoạch đều có thể áp dụng tót cho công ty không sản xuất, Ngân hàng, bệnh viện, cửa hàng bách hoá và công ty đường sắt là những ví dụ về các kiểu doang nghiệp khác nhau, và mặc dù chức năng ở các doanh nghiệp này có thể khác xa chức năng của nhiều doanhh nghiệp sản xuất, nhưng nhu cầu sắp xếp tổ chức và lựa chọn một mô hình tổ chức là hoàn toàn giống nhau.
Xuất phát từ tầm quan trọng của tổ chức và lựa chọn cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp. Em đã quyết tâm thực hiện đề tài: "Cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức. Vai trò và mối quan hệ giữa chúng. áp dụng thực tiễn vào doanh nghiệp.”
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em xin chân thành Thank giảng viên Phạm Văn Minh đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để em hoàn thành đề tài này.
B- Nội dung
I. Khái niệm Tổ chức và Tổ chức quản lý
1.Tổ chức là gì?
-Tổ chức (trong từ điển Tiếng việt) là tạo thành một chính thể có cấu tạo và chức năng nhất định hoạt động có trật tự và nề nếp làm những việc cần thiết để tiến hành một hoạt động có hiệu quả tập hợp một số người hoạt động vì quyền lợi chung.
-Tổ chức (Chester Borard) là một hệ thống các hoạt động hay những nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Nói cách khác, khi người ta cùng nhau hợp tác và thoả thuận một cách chính thức để phối hợp những nỗ lực của họ nhằm hoàn thành những mục tiêu chung thì tổ chức sẽ được hình thành.
Ví dụ khi chúng ta nói:” Tổ chức một cuộc mít tinh”, “Tổ chức một cuộc vận động”, “Tổ chức một cuộc quân đội”,”Tổ chức chính quyền nhà nước”, thì chúng ta cũng có thể hiểu được rằng dù là tổ chức gì đi chăng nữa thì tổ chức cũng phải có:
. Thứ nhất: có một kế hoạch hay một lý tưởng nhất định.
. Thứ hai: có một tổ chức có đặc tính là đủ khả năng đạt tới và thực hiện được những yêu cầu của lý tưởng.
. Thứ ba: có lao động, tiền vốn, vật liệu , máy móc và phương pháp tạo khả năng cho tổ chức đạt được vầ hoàn thành nhiệm vụ.
. Thứ tư: có những cán bộ lãnh đạo đủ năng lực buộc tổ chức thực hiện được lý tưởng đề ra với số người và phương tiện cho trước.
.Như vậy khi thực hiện một tổ chức, cần đặt ra cho mình câu hỏi: thực hiện công tác tổ chức để làm gì? Muốn dùng tổ chức để đạt tới mục đích gì? Đề ra chương trình như thế nào cho các cán bộ? Chỉ có một khái niệm rõ rệt về mục tiêu của tổ chức mới tạo ra khả năng xây dựng một cách đúng đắn bản thân tổ chức và thực hiện mọi công tác về sau.
Như vậy chúng ta có thể phân ra 7 yếu tố cơ bản của một tổ chức là:
- Mục tiêu.
- Loại hình tổ chức: lựa chọn loại hình tổ chức nào là thích hợp nhất.
- Phương pháp: vận dụng những phương pháp nào để thực hiện được mục tiêu
- Con người: cần một lượng nhân lực như thế nào để thực hiện công tác.
- Phương tiện vật chất: lựa chọn loại vật liệu nào có thể hoàn thành công việc.
- Thời gian: trong khoảng thời gian bao lâu để hoàn thành công việc.
- Kiểm tra: nắm tình hình công tác và tổ chức kiểm tra.
2. Tổ chức quản lý là gì?
Trong kinh doanh, cần có sự phân biệt giữa tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý và tổ chức lao động.
- Tổ chức quản lý là việc xem xét trong việc xây dựng cơ cấu các mối quan hệ trong một tổ chức và việc bố trí con người vào trong cơ cấu đó.
- Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu trong cả dây chuyền nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra”.
Ví dụ tổ chức các phân xưởng, các bộ phận dịch vụ trong doanh nghiệp và đó là các đối tượng của tổ chức quản lý.
- Tổ chức lao động là sự phân công, bố trí, sử dụng lực lượng lao động với cách làm việc khoa học nhằm đạt năng suất, hiệu quả cao nhất.
Tổ chức quản lý gồm 3 yếu tố tạo thành: chức năng, cơ cấu, vầ cơ chế vận hành.
Trong chức năng là lý do hình thành và tồn tại của một tổ chức đựoc khái quát từ các nhiệm vụ chính phải làm thường xuyên để thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Cơ cấu là phưong tiện( thực thể) để thực hiện chức năng, bao gồm các bộ phận hợp thành tổ chức.
Cơ chế là cách vận hành để cơ cấu thực hiện đúng chức năng.
Hiệu quả hoạt động của tổ chức hay hiệu lực điều hành của tổ chức quản lý phụ thuộc cả ba yếu tố nói trên. Chức năng không rõ sẽ không phụ vụ đúng mục tiêu, cơ cấu không hợp lý sẽ không thực hiện tốt chức năng. Cơ chế không phù hợp sẽ gây rối loạn sự vận hành của cơ cấu.
Nếu xét tổ chức quản lý ở trạng thái tĩnh là nói về phương diện cơ cấu của tổ chức quản ly, thể hiện ở kết cấu bộ máy quản lý- điều hành. Đây là phần “ cứng”, bộ khung của tổ chức dược thể hiện trên sơ đồ hệ thống tổ chức mỗi đơn vị với các vị trí xác định theo nguyên tắc nhất định
Nếu xét tổ chức ở trạng thái động là nói về cung cách vận hành của bộ khung đã được tạo dựng; bao gồm chức năng từng bộ phận và cơ chế vận hành của cả guồng máy. Cơ chế vận hành này bao gồm từ trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc đến các mối quan hệ hữu cơ trong nội bộ tổ chức và các quan hệ với bên ngoài.
Tóm lại, có thể coi mặt tĩnh là” thể xác”( thực thể) các tổ chức và mặt động là “ phần hồn” của tổ chức.
II. Cơ cấu và phân loại cơ cấu.
1. Cơ cấu là gì?
- Cơ cấu tổ chức là sự bố trí giữa các phòng ban, phân xưởng, các bộ phận, chức danh một cách hợp lý nhằm tạo thành một hệ thống hoạt động ăn khớp nhịp nhàng theo sự điều khiển của một trung tâm( người đứng đầu).
- Cơ cấu tổ chức cũng có thể hiểu rằng nó là tổng hợp các bộ phận, đơn vị và cá nhân khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp.
Như vậy, mục đích của cơ cấu tổ chức là nhằm lập ra một hệ thống chính thức gồm các vai trò nhiệm vụ mà con người có thể thực hiện, sao cho họ có thể cộng tác một cách tốt nhất với nhau để đạt đựoc các mục tiêu của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức cho phép chúng ta tổ chức và sử dụng hợp lý các nguồn lực. Nó cũng cho phép chúng ta xác định rõ mối tương quan giữa các hoạt động cụ thể và những trách nhiệm quyền hạn gắn liền với những cá nhân, phân hệ cơ cấu. Nó trợ giúp cho việc ra quyết định bởi các luồng thông tin rõ ràng. Nó giúp xác định cơ cấu quyền lực cho tổ chức.
2. Phân loại cơ cấu tổ chức.
Mỗi hệ thống tổ chức dù được xây dựng theo loại hình nào đi chăng nữa cũng bao gồm cơ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status