Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại phú thọ giai đoạn 2001 - 2007 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại phú thọ giai đoạn 2001 - 2007



LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-2007 10
I. TỔNG QUAN VỀ TỈNH PHÚ THỌ 10
1. Môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ 10
1.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển Kinh tế - Xã hội 10
1.2. Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội của Phú Thọ 15
1.3. Môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ 24
2. Vài nét về hoạt động đầu tư phát triển tại Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 27
2.1. Bối cảnh chung 27
2.2. Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển tại Phú Thọ 32
2.3. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển 33
2.4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển 36
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-2007 38
1. Sự cần thiết phải thu hút FDI tại Tỉnh Phú Thọ 38
2. Các nhân tố tác động tới thu hút vốn FDI tại Tỉnh Phú Thọ 41
3. Các biện pháp thu hút FDI đã thực hiện tại Phú Thọ 43
3.1. Xúc tiến đầu tư nước ngoài 43
3.2. Tiếp nhận, thụ lý và cấp phép các dự án FDI 43
3.3. Chế độ ưu đãi và hỗ trợ triển khai FDI 44
4. Quy mô thu hút FDI tại Phú Thọ 48
5. Cơ cấu vốn FDI tại Phú Thọ 52
5.1. Theo hình thức đầu tư 52
5.2. Theo đối tác 53
5.3. Theo địa bàn đầu tư 54
5.4. Theo ngành, lĩnh vực 55
6. Triển khai các dự án FDI tại Phú Thọ 56
6.1. Mức độ hoàn thành công việc 56
6.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư 57
6.3. Hoạt động của doanh nghiệp FDI 58
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-2007 62
1. Các kết quả đạt được 62
1.1. Thu hút FDI 62
1.2. Triển khai các dự án FDI 64
2. Các hạn chế và nguyên nhân 65
2.1. Thu hút FDI 65
2.2. Triển khai các dự án FDI 69
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ TRIỂN KHAI VỐN FDI TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2007-2020 72
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU THU HÚT FDI CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2007-2020 72
1. Định hướng phát triển Kinh tế-Xã hội của Tỉnh Phú Thọ 72
1.1. Các chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội cơ bản tới 2020 72
1.2. Huy động vốn đầu tư tới 2020 79
2. Quan điểm về thu hút FDI 81
2.1. Xác định FDI là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước 81
2.2. Đa dạng hóa các đối tác đầu tư nước ngoài 82
2.3. Thu hút FDI đi kèm ổn định chính trị và xã hội 82
3. Định hướng thu hút FDI 83
3.1. Ưu tiên lĩnh vực công nghiệp chế biến và công nghệ cao 83
3.2. Thu hút có chọn lọc FDI vào khu vực dịch vụ 84
3.3. Ưu tiên đầu tư vào xây dựng hạ tầng KCN,CCN 84
3.4. Ưu tiên dự án vốn lớn và công nghệ hiện đại 85
4. Quan điểm triển khai các dự án FDI 86
4.1. Chủ động tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư 86
4.2. Khuyến khích các doanh nghiệp FDI mở rộng sản xuất và tạo điều kiện chuyển đổi hình thức đầu tư 86
4.3. Đầu tư phát triển hạ tầng KCN-CCN 87
5. Mục tiêu thu hút FDI tới 2020 88
5.1. Tổng quan về thu hút FDI đến 2020 88
5.2. Danh mục các dự án thu hút FDI chủ yếu đến 2020 89
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ TRIỂN KHAI VỐN FDI TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2007-2020 92
1. Một số giải pháp chung 92
2. Giải pháp thu hút vốn FDI 93
2.1. Quy mô vốn FDI 93
2.2. Cơ cấu vốn FDI 98
3. Giải pháp triển khai các dự án FDI 100
3.1. Mức độ hoàn thành công việc 100
3.2. Thực hiện vốn FDI 101
3.3. Hoạt động của doanh nghiệp FDI 103
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 105
1. Với nhà nước 105
2. Với tỉnh Phú Thọ 106
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 110
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Các dự án nhóm 1, tức đã đi vào sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt chiếm tỷ trọng lớn nhất về lượng vốn đầu tư với 131,12 triệu USD (37,11%). Đây cũng là các dự án có quy mô khá lớn, bình quân 5,46 triệu USD/1 DA. Các dự án nhóm 2 và nhóm 3 là các dự án nhỏ hơn, có mức bình quân vốn đầu tư trên một dự án thấp nhất, chỉ hơn 3 triệu USD/1 DA. Tổng số các dự án đã sản xuất kinh doanh (kể cả những dự án vẫn tiếp tục đầu tư), đã đóng góp cho ngân sách nhà nước là 36 dự án, tương đương với 47,37%, đóng góp cho ngân sách nhà nước 78 tỷ đồng riêng trong năm 2007.
6.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư
Bảng I.17: FDI thực hiện tại Phú Thọ giai đoạn 2001-2007
STT
Năm
FDI đăng ký (trUSD)
FDI thực hiện (trUSD)
1
2001
5,00
2,12
2
2002
40,03
20,86
3
2003
143,27
118,22
4
2004
50,99
30,04
5
2005
27,04
14,06
6
2006
19,30
7,45
7
2007
67,71
9,89
Tổng số
353,34
203,44
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Trong giai đoạn 2001-2007, lượng vốn FDI thực hiện của Phú Thọ đạt 203,44 triệu USD, tương đương với 57,58% so với tổng lượng vốn đăng ký. So sánh với Việt Nam: Ta thấy tỷ trọng này là cao hơn mức thực hiện bình quân 42,44% của Việt Nam (Việt Nam giai đoạn 2001-2004 thu hút được 53.025 triệu USD vốn đăng ký và 22.502 triệu USD vốn thực hiện).
Qua biểu I.17, chúng ta thấy giữa lượng vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện của Phú Thọ có sự tương đồng chặt chẽ với nhau qua các năm. Năm 2001 là năm chỉ thu hút được 1 dự án FDI và lượng vốn FDI thực hiện cũng đạt thấp nhất trong giai đoạn là 2,12 tỷ USD, tương đương 42,40%. Tuy nhiên năm 2007 mới là năm có tỷ lệ thực hiện FDI đạt mức thấp nhất, chỉ là 14,61%, nguyên nhân là do có nhiều dự án mới được đăng ký ở trong năm 2007 nhưng chưa kịp triển khai thực hiện ngay trong năm. Năm 2003 là năm đỉnh điểm trong thực hiện FDI khi lượng FDI thực hiện là 118,22 triệu USD, tỷ lệ thực hiện lên tới 82,51%. Chỉ riêng lượng FDI thực hiện ở trong năm 2003 đã xấp xỉ một nửa tổng lượng FDI thực hiện trong 7 năm từ năm 2001-2007.
Biểu I.17: FDI thực hiện tại Phú Thọ giai đoạn 2001-2007
(Đơn vị: Triệu USD)
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
6.3. Hoạt động của doanh nghiệp FDI
Tình hình sử dụng lao động
Lao động Việt nam đang làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động đến thời điểm tháng 12/2007 là 15.089 người. Lao động đã qua đào tạo ở trường lớp và ở tại doanh nghiệp đạt 93%. Lao động trực tiếp sản xuất có 14.055 người, chiếm 93,1%; Lao động quản lý có 564 người, chiếm 3,7%; Lao động dịch vụ có 470 người, chiếm 3,1% so với tổng số lao động (Xem bảng I.18).
Bảng I.18: Tình hình sử dụng lao động tại doanh nghiệp FDI Phú Thọ (2001-2007)
STT
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
1
Tổng số lao động
15.089
100,0
2
Lao động đã qua đào tạo
14.033
93,0
3
Lao động trực tiếp
14.055
93,1
4
Lao động quản lý
564
3,7
5
Lao động dịch vụ
470
3,1
Nguồn: Báo cáo tổng kết, đánh giá 20 năm hoạt động ĐTNN tại Phú Thọ -
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ năm 2007
Như vậy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (cả đào tạo tại trường lớp và đào tạo tại doanh nghiệp) của doanh nghiệp FDI là khá cao. Lao động trực tiếp chiếm đa số (93,1%) là do các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư sản xuất vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến cần rất nhiều lao động trực tiếp.
Tại các doanh nghiệp FDI, mức thu nhập bình quân từ trên 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng/ tháng. Nhìn chung thu nhập bình quân tháng của công nhân khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn thu nhập của công nhân trong các doanh nghiệp của tỉnh, điều kiện đảm bảo lao động tốt hơn nhưng cường độ và thời gian lao động cao và nhiều hơn.
Tuy nhiên vấn đề giáo dục định hướng cho người lao động còn hạn chế, vai trò của các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn yếu. Ý thức và nhận thức của người lao động trong doanh nghiệp FDI không được đầy đủ, cộng với khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và vi phạm của chủ doanh nghiệp đã gây ra một số tình trạng bỏ việc và đình công.
Công nghệ và quản lý
Công nghệ: Khoảng 70% các dự án đầu tư hiện tại thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ, tập trung chủ yếu là ngành may mặc, dệt nhuộm, giầy da, sản xuất hạt nhựa và sản phẩm từ nhựa, chế biến nông sản thực phẩm, số còn lại là các dự án về lĩnh vực hoá chất phụ tùng ngành dệt may, bao bì container, đá lát nền, chế biến giấy. Chỉ có 01 dự án sản xuất máy vi tính và vô tuyến điện tử. Xét về mặt tổng thể, trình độ công nghệ hiện tại của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài so với các doanh nghiệp trong tỉnh có khá hơn, nhưng so với cả nước chỉ ở mức trung bình.
Trình độ quản lý: Các doanh nghiệp FDI có trình độ quản lý khá hơn các doanh nghiệp trong tỉnh. Hệ thống quản lý được tổ chức khoa học và bài bản, gọn nhẹ, cụ thể, chi tiết, có quy trình, quy phạm rõ ràng ở tất cả các khâu. Các vị trí công tác được tiêu chuẩn hoá đúng người, đúng việc. Tổ chức văn phòng tinh giảm, tổ chức lao động hợp lý, tổ chức sản xuất khoa học và hiệu suất cao hơn.
Tiêu thụ sản phẩm
Khoảng 80 - 85 % sản phẩm của các doanh nghiệp FDI là xuất khẩu. Trong khi năm 2001 kim nghạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 56,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh thì đến 2007 đã là 70,4 % giá trị kim ngạch xuất khẩu. Các nhóm hàng dệt may, nhựa, da giầy, chè tỷ lệ xuất khẩu khoảng 80 - 90 %; nhóm sản phẩm gỗ nội thất, thực phẩm, tỷ lệ xuất khẩu 30 - 40 %. Nhóm sản phẩm hoá chất dệt, phụ tùng dệt may chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp dệt trong tỉnh.
Thị trường tiêu thụ tập trung ở 3 thị trường chính, xuất khẩu về chính quốc khoảng 60% đối với phần lớn sản phẩm của các doanh nghiệp Hàn quốc và Nhật bản, xuất khẩu vào thị trường EU và Mỹ khoảng 30% và tiêu thụ tại Việt nam 10%.
Sản xuất kinh doanh
Bảng I.19: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại Phú Thọ (2001-2007)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giai đoạn 2001-2007
1
Tổng giá trị sản xuất
Tỷ đồng
14.753
2
Tỷ trọng giá trị sản xuất
%
27,82
3
GDP
Tỷ đồng
3.574
4
Tỷ trọng GDP
%
12
5
Tỷ trọng đóng góp ngân sách
%
10
6
Tỷ trọng kim ngạch XNK
%
70,4
7
Tốc độ tăng giá trị sản xuất
%/ năm
16
8
Tốc độ tăng kim ngạch XNK
%/ năm
16,8
Nguồn: Báo cáo tổng kết, đánh giá 20 năm hoạt động ĐTNN tại Phú Thọ -
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ năm 2007
Giai đoạn 2001-2007, các doanh nghiệp FDI tạo ra tổng giá trị sản xuất là 14.753 tỷ đồng, chiếm 27,82% tổng giá trị sản xuất của cả tỉnh (Xem bảng I.19). Riêng trong năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI đạt 839,6 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 16%. GDP của các doanh nghiệp FDI trong 7 năm đạt 3.574 tỷ đồng, chiếm 12% GDP toàn tỉnh. Các doanh nghi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status