Truyền hình tương tự tổng quan về hệ thống truyền hình - pdf 27

Download miễn phí Truyền hình tương tự tổng quan về hệ thống truyền hình



PHẦN I
TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TỰ
 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH
I-Hệ thống truyền hình 5
1-Tín hiệu Video 5
1.1-Hình ảnh truyền hình 5
1.2-Tín hiệu Video 5
2-Phương pháp tạo mầu 6
2.1-Ánh sáng và mầu sắc 6
2.2-Chọn ba mầu cơ bản 7
2.3-Phân tích ảnh màu 7
2.4-Hệ thống quang học 8
2.5-Trộn mầu 8
3-Hệ thống truyền hình màu 9
3.1-Các yêu cầu cơ bản của hệ truyền hình mầu đại chúng 9
3.2-Tín hiệu chói 10
3.3-Các tín hiệu hiện màu 11
3.4-Cài phổ tần tín hiệu mầu vào phổ tần tín hiệu chói 13
3.5-Sơ đồ chức năng tổng quát của bộ lập mã mầu giải mã 13
II-Sơ đồ khối máy thu hình 17
1-Sơ đồ khối của máy thu hình đen trắng và chức năng của từng khối 17
2-Sơ đồ khối của ti vi mầu 20
III-Các hệ truyền hình mầu 22
1-Hệ truyền hình mầu NTSC 22
1.1-Giới thiệu NTSC 22
1.2-Các tín hiệu hình mầu 23
a-Tín hiệu chói EY 23
b-Tín hiệu mầu EI, QQ 23
c-Phương pháp mang tín hiệu mầu 25
d-Tín hiệu đồng bộ mầu 25
1.3-Bộ lập mã mầu 25
1.4-Bộ giải mã mầu 27
a-Kênh chói 27
b-Kênh mầu 27
2-Hệ PAL 28
2.1-Giới thiệu hệ PAL 28
2.2-Các tín hiệu hình mầu 28
a-Tín hiệu chói 28
b-Tín hiệu mầu V, U 28
c-Tín hiệu đồng bộ mầu 29
d-Cách gửi tín hiệu mầu đi 29
2.3-Bộ lập mã mầu 30
2.4-Bộ giải mã mầu 31
3-Hệ SECAM 32
3.1-Giới thiệu về hệ SECAM 32
3.2-Các tín hiệu hình mầu 32
a-Tín hiệu chói EY 32
b-Tín hiệu hiện mầu DR, DB 32
3.3-Phương pháp mang tín hiệu mầu đi 35
3.4-Bộ lập mã mầu 36
3.5-Bộ giải mã mầu 36
Phần II:Truyền hỡnh số 37
Chương I:Tổng quan về truyền hỡnh số 37
Giới thiệu chung 37
1- Đặc điểm của truyền hỡnh số 38
2-Sơ đồ hệ thống thu phát số 40
Chương II:Kỹ thuật PCM 41
I-Lấy mẫu
II- Lượng tư hóa 45
III-Mó húa 46
IV Biến đổi tín hiệu video 47
1-Biến đổi tín hiệu video 47
2-Tần số lấy mẫu tớn hiệu truyền video 47
3-Lượng tử hóa tín hiệu thành phần 55
4-Mó húa 58
5-Tớn hiệu chuẩn thời gian trs 59
6-Cỏc mành sồ 61
Chương III: Nộn ảnh 64
I Mục đích nén ảnh số 64
II-Thực chất của nộn ảnh số 64
1-mụ hỡnh nộn ảnh 65
2- độ thừa dữ liệu 66
III-Các phương pháp nộn 68
1-nộn khụng tổn hao 68
2-nộn cú tổn hao 68
IV-Cỏc loại mó dung trong nộn 69
1-mó RLC 69
2-mó sha non-fano 69
3-mó huffman 69
4-mó đoán 70
5-mó chuyển vị 72
V-Nộn trong ảnh 74
1-nguyờn lý nộn trong ảnh 74
2-tiền xử lý 75
3-biến đổi co sin rời rạc 76
4-lượng tử hóa 79
5-mó húa entropy 80
VI-Nộn liờn ảnh 81
1-mụ hỡnh 81
2-xấp xỉ và bù chuyển động 81
3-tốc độ truyền sau khi nén 83
VII-Cỏc chuẩn MpeG 84
1-Giới thiệu 84
2-tiờu chuẩn MPEG-1 88
3-tiờu chuẩn MPEG-2 80
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


mã nhị phân phản xạ) và các mã nhị phân kép. Phần lớn các ký hiệu mã so sánh các tín hiệu vào với điện áp chuẩn để đánh giá xem có các tín hiệu nào không. Như vậy một bộ chuyển đổi A\D hay bộ giải mã là cần thiết cho việc tạo ra điện áp chuẩn. Trong liên lạc công cộng PCM tiếng nói được biểu diễn với 8bít, tuy nhiên trong luật PCM được lập lên như sau.(8bit)
Bít phân cực =0.1
Bít phân đoạn =000,0001,...,111
Bít phân bước =0000,0001,...,1111
Trong quá trình mã hoá thì có hai phương pháp.
+)Mã hoá tuyến tính: Dùng phương pháp đếm liên tiếp, phương pháp từng bít cân bằng so sánh và phương pháp từng từ.
+)Mã hoá phi tuyến: Dùng bộ nén dãn tương tự và số.
Iv.cơ sở biến đổi tín hiệu truyền hình
Biến đổi tín hiệu video.
Biến đổi tín hiệu video tương tự thành tín hiệu video số là quá trình biến đổi thuận, còn quá trình biến đổi video số thành video tương tự là quá trình biến đổi ngược. Trong hệ thống truyền hình số có sử dụng rất nhiều bộ biến đổi thuận ADC và các bộ biến đổi ngược DAC.
Trong truyền hình mầu tin tức hình ảnh truyền được biểu diễn bằng ba tín hiệu mầu cơ bản : đỏ (R), lục (G ), lam ( B ). Nó có thể được truyền bằng ba khả năng sau :
Ba tín hiệu băng rộng R, G, B.
Một tín hiệu chói băng rộng Y và hai tín hiệu băng hẹp I, Q.
Một tín hiệu video mầu tổng hợp.
Như vậy, có thể chia tín hiệu video thành hai loại chính : tín hiệu video mầu tổng hợp và tín hiệu video thành phần. Vì thế quá trình biến đổi video tương tự thành tín hiệu video số sẽ có hai cách chính :
Biến đổi tín hiệu video mầu tổng hợp.
Biến đổi tín hiệu video mầu thành phần ( tín hiệu chói Y và hai tín hiệu hiệu mầu R-Y và B-Y hay ba tín hiệu mầu cơ bản R, G, B).
Tần số lấy mẫu tín hiệu video
Tần số lấy mẫu được chọn sao cho hình ảnh có chất lượng cao nhất, tín hiệu truyền có tốc độ bit nhỏ nhất, độ rộng băng tần nhỏ nhất và mạch thực hiện đơn giản. Để việc lấy mẫu không gây méo, phải chọn tần số lấy mẫu thoả mãn định lý Nyquist : fsa < 2fgh . Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tần số lấy mẫu tiến gần tới 13Mhz thì chất lương khôi phục ảnh rất tốt, còn nếu nhỏ hiệu video số (fsa) thường gấp nhiều lần tần số sóng mang mầu fsc vi dụ
fsa = 2fsc ; fsa = 3fsc hay fsa = 4fsc .
Hệ SECAM dùng hai tải tần mang mầu sử dụng điều tần nên không dùng được một tần số fsa cho các tín hiệu hiệu số mầu và chọn tần số lấy mẫu tối ưu rất khó.
ở hệ NTSC, tần số lấy mẫu(fsa ) nếu muốn có thể có mối quan hệ chặt chẽ với cả tần số dòng (fH ) và tần số sóng mang mầu fsc . Nhưng điều này không thể thực hiện được ở hệ PAL và SECAM.
Nếu chọn fsa = 3fsc đối với hệ NTSC tương đương 10,74Mhz là giá trị chưa đủ lớn. Nếu chọn fsa = 4fsc tương đương 14,3Mhz sẽ cho chất lượng hình ảnh rất tốt. Việc chọn tần số lấy mẫu càng lớn sẽ làm cho việc sử dụng các bộ lọc tránh chồng phổ ( được đặt trước bộ ADC ) dễ dàng hơn và bộ lọc tái tạo cũng đưa lại một đặc tuyến tốt hơn, Tuy nhiên nó sẽ làm tăng tốc độ bit, dẫn đến lãng phí dải thông.
Để tiến tới xu hướng chuẩn hoá cho các thiết bị video số, người ta đã đưa ra hai tiêu chuẩn về tần số lấy mẫu là 4fsc NTSC và 4fsc PAL, tần số lấy mẫu bằng 4 lần tần số sóng mang mầu, và sử dụng 8bit hay 10bit để biểu diễn các mẫu.
Tín hiệu video số tổng hợp còn mang đầy đủ những nhược điểm của tín hiệu video tương tự, nhất là hiện tượng can nhiễu giữa tín hiệu chói và tín hiệu mầu.
Trong những năm gần đây người ta thường sử dụng phương pháp số hoá tín hiệu video thành phần.
Tần số lấy mẫu lớn đòi hỏi thiết bị, đường truyền và các bộ nhớ có dung lượng lớn. Chi phí cho toàn bộ hệ thống do vậy tăng lên gấp nhiều lần. Tần số lấy mẫu thích hợp nằm trong khoảng 12 á 14 Mhz.
số hoá tín hiệu video tổng hợp có ưu điểm là tốc độ bit thấp so với số hoá tín hiệu video thành phần , điều đó cũng có nghĩa là lượng băng từ dùng trong các máy ghi hình hạn chế hơn.
Tuy nhiên tín hiệu số tổng hợp bộc lộ nhiều nhược điểm trong quá trình xử lý số, tạo kỹ xảo, dựng hình...
Tín hiệu video thành phần.
Với tín hiệu video thành phần, tần số lấy mẫu thường được biểu thị thông qua tỷ lệ tần số lấy mẫu tín hiệu chói vag tần số lấy mẫu các tín hiệu hiệu mầu. Ví dụ 14:7:7 là tỷ lệ lấy mẫu ứng với tần số lấy mẫu tín hiệu chói là 14Mhz và đối với hai tín hiệu hiệu mầu là 7Mhz. Hệ thống dùng tiêu chuẩn 14:7:7 với 8bit/mẫu cho ta tốc độ bit bằng 244 Mbit/s lớn hơn tốc độ bít hệ 12:4:4, 40% và hệ 12:6:6, 17%.
4:2:2 là tiêu chuẩn trong đó tỷ số lấy mẫu giữa tần số lấy mẫu của tín hiệu video thành phần Y/CB /CR = 4:2:2 và các tần số lấy mẫu tương ứng với các tín hiệu thành phần bằng ( với cấu trúc lấy mẫu trực giao ) :
fS (Y) = 13,5Mhz ; fS (CB) = 6,75Mhz, fS (CR) = 6,75Mhz
Giá trị 13,5Mhz là một số nguyên lần tần số dòng cho cả hai tiêu chuẩn 525 và 625 dòng :
13,5Mhz = 864fH đối với tiêu chuẩn 625(fH =15625Hz)
13.5Mhz = 858fH đối với tiêu chuẩn 525(fH =15750Hz)
Tần số lấy mẫu quyết định bề rộng tối đa của dải phổ tín hiệu. Theo Shanno và Nyquist, tần số lấy mẫu tối thiểu phải bằng hai lần tàn số cao nhất của tín hiệu. Như vậy với tần số lấy mẫu như trên, Bề rộng dải phổ của tín hiệu thành phần theo lý thuyết sẽ bằng 6,75Mhz đối với tín hiệu chói và 3,75Mhz đối với tín hiệu hiệu mầu CB , CR .
Video số thành phần được coi là phương pháp số hoá được sử dụng hiện tại cũng như trong tương lai tại các studio hoàn toàn số. Tín hiệu video số thành phần có thể dễ dàng được xử lý, ghi, dựng trong các công đoạn hậu kỳ tại các studio. Tín hiệu video số thành phần loại bỏ được những ảnh hưởng do sóng mang mầu trong tín hiệu video tổng hợp gây lên.
Trong quá trình số hoá tín hiệu video số thành phần khái niệm tần số lấy mẫu phải là bội số của sóng mang mầu đã trở lên không phù hợp. Tần số lấy mẫu, như trên đã trình bầy, ngoài yêu cầu có giá tị trong khoảng từ 12414Mhz là bội số của tần số dòng còn phải đạt điều kiện là tần số lấy mẫu chung cho cả hai tiêu chuẩn truyền hình 525 và 625 dòng, để có thể tiến tới một tiêu chuẩn video số chung cho toàn thế giới. Loại bỏ được những điều phiền phức gây lên bởi tình trạng đa hệ truyền hình tương tự.
Tóm lại, tần số lấy mẫu đáp ứng được những yêu cầu trên đã được các tổ chức phát thanh truyền hình ( SMPTE, EBU, CCIR ) thống nhất lựa chọn là : fsa = 13,5Mhz chung cho cả hai tiêu chuẩn 525 và 625 dòng. Cả hai tiêu chuẩn sử dụng chung một tần số lấy mẫu, cùng một lượng mẫu trong thời gian tích cực của một dòng.
Thời gian một dòng của hai hệ 625 và 525 bằng 64ms và 63,56ms ( hệ 625 có thời gian lớn hơn ) trong khi thời gian tích cực của một dòng trong hệ 625 là 52ms. Nếu cả hai hệ đều lấy thời gian tích cực bằng 52ms, thời gian xoá dòng tương ứng với từng hệ là 12 và 11,56ms và thông số cơ bản đối với mỗi hệ là :
Tổng số mẫu mỗi dòng :
Hệ 625 dòng : 64 x 13,5 = 864 mẫu
Hệ 525 dòng : 63,56 x 13,5 = 858 mẫu
Số mẫu trong thời gian tích cực của mỗi dòng :
Hệ 625 dòng : 52 x 13,5 = 702 mẫu
Hệ 525 dòng : 52 x 13,5 = 702 mẫu
Số mẫu tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status