Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Hoàn - pdf 27

Download miễn phí Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Hoàn



Hiện nay, để tính khấu hao TSCĐ ở công ty và các phòng, cửa hàng phụ thuộc, hàng quý kế toán TSCĐ ở Công ty tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của toàn công ty rồi phân bổ cho các đơn vị phụ thuộc tuỳ theo nhu cầu sử dụng TSCĐ của các đơn vị đó. Tại các đơn vị phụ thuộc này nhân viên kế toán cũng căn cứ vào mức khấu hao TSCĐ mà công ty giao để tính và trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trong kỳ kế toán đó.
 Công ty vẫn đang áp dụng cách tính khấu hao đối với nhứng TSCĐ tăng (giảm ) trong quý này thì sang quý sau mới tính ( hay thôi tính ) khấu hao. Theo quyết định như hiện nay thì không sai. Song điều này không làm cho giá thành sản phẩm giảm tính chính xác. Để khắc phục nhược điểm này, đơn vị có thể tiến hành trích ( hay thôi trích ) khấu hao đối với những TSCĐ tăng (giảm) ngay từ ngày TSCĐ này bắt đầu được đưa vào sử dụng ( hay thôi sử dụng ). Việc tính khấu hao của những TSCĐ này có thể áp dụng cách : Tính ( hay thôi) trích khấu hao TSCĐ theo số ngày sử dụng.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ệc sửa chữa, người ta tiến hành chia sửa chữa TSCĐ thành ba loại :
+ Sửa chữa nhỏ:
Sửa chữa nhỏ là sửa chữa mà chi phí ít, thời gian sửa chữa ngắn hay là những hoạt động bảo dưỡng TSCĐ theo định kỳ. Trong sửa chữa nhỏ, toàn bộ chi phí sửa chữa được phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ cho bộ phận sử dụng.
+ Sửa chữa lớn:
Sửa chữa lớn là sửa chữa mà chi phí phát sinh nhiều, thời gian kéo dài và thường sửa chữa các bộ phận quan trọng của TSCĐ. Chi phí sửa chữa lớn phát sinh được tập hợp và phân bổ dần vào trong kỳ hay kỳ tiếp theo.
+ Sửa chữa nâng cấp:
Là công việc sửa chữa kéo dài thời gian sử dụng TSCĐ hay để hiện đại hóa TSCĐ nâng cao công suất chức năng hoạt động của TSCĐ và có nguồn vốn bù đắp riêng. Các chi phí sửa chữa trong trường hợp này được tập hợp và kết chuyển tăng nguyên giá.
Để hạch toán TSCĐ sửa chữa TSCĐ kế toán sử dụng thêm các TK:
TK 1421 : Chi phí trả trước
Bên nợ: Phản ánh chi phí trả trước phát sinh trong kỳ
Bên có: Phân bổ dần chi phí vào chi phí kinh doanh trong kỳ
Du nợ: Chi phí trả trước thực tế đa phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh
TK 335: Chi phí phải trả
Bên nợ: Chi phí phải trả phát sinh trong kỳ
Bên có: Trích trước chi phí
Dư nợ: Chi phí phải trả đã tính trước vào nhưng thực tế chưa phát sinh.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ
VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT HOÀN
2.1 Tình hình trang bị TSCĐ ở Công ty.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hàng hoá cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng, mẫu mã, cách giao hàng và các dịch vụ sau bán hàng như vân chuyển, lắp đặt, bảo hành. Những vấn đề cốt yếu là chất lượng sản phẩm và giá cả. Hiện tại trên thị trường công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, để dành được thế chủ động đòi hỏi sản phẩm của công ty phải có mẫu mã đẹp, chất lượng cao. Chính vì vậy, công ty đã và đang cải tiến sản phẩm, cung cấp những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu nguời tiêu dùng bằng cách cải tiến và đổi mới các thiết bị công nghệ sản xuất. Thực hiện chính sách mở cửa, hoà nhập nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, điều kiện nhằm thúc đẩy nền công nghiệp nước ta phát triển. Tuy nhiên điều đó cũng mang không ít khó khăn đối với nền công nghiệp trong nước nói chung và ngành sản xuất xe đạp xe máy nói riêng.
Hiện nay việc đầu tư, mua sắm TSCĐ của công ty mang tính chất bổ sung. Nguồn vốn đầu tư TSCĐ chủ yếu bằng nguồn vốn khấu hao và quỹ phát triển sản xuất, tính đến thời điển này TSCĐ của công ty ở mức 7.207.229.145 đông về nguyên giá, trong đó số đã khấu hao là 3.345.481.238 đồng, giá trị còn lại là 3.861.747.907 đồng.
Để sản xuất xe đạp, xe máy của công ty hội nhập với thị trường thì đầu tư vào TSCĐ là yếu tố quan trọng để đưa công ty đến thành công. Trên thực tế công ty đã có nhiều nỗ lực để không ngừng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật của mình.
2.2 Các cách phân loại TSCĐ ở công ty.
Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, Công ty đã thực hiện công việc phân loại TSCĐ một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay TSCĐ của công ty được phân loại theo hai tiêu thức : Theo nguồn hình thành và đặc trưng kỹ thuật.
2.2.1 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành.
Theo cách phân loại này, TSCĐ trong công ty được chia thành hai loại là :
TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách : 2.283.397.472 đồng
TSCĐ được hình thành bằng nguồn vốn tự bổ sung: 4.923.831.673 đồng
TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tụ bổ sung là những tài sản mà Công ty bỏ tiền mua và xây dựng. Nguồn vốn đầu tư được trích ra từ nhiều nguồn khác nhau : Nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, từ lợi nhuận thu được trong SXKD và từ các nguồn vốn khác. Những TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn này thì công ty có quyền quản lý, sử dụng và có quyền sở hữu. Trên cơ sỏ đó ta có thể xem xét thực lực của công ty. Bởi đây chính là tài sản thực của công ty bằng chính tiền vốn và thành quả lao động của công ty tạo ra. Kế toán căn cú và kế hoạch sử dụng nguồn vốn của Công ty, căn cứ vào Biên bản nghiệm thu, bàn giao TSCĐ để ghi vào sổ chi tiết TSCĐ theo nguồn hình thành.
Qua cách phân loại này giúp cho công ty và các nhà quản lý đánh giá một cách chính xác tình trạng cơ sỏ vật chất hiện có của Công ty trong mối quan hệ với các nguồn vốn của Công ty. Từ đó, Công ty có kế hoạch tổ chức và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, cân nhắc tính toand khấu hao đảm bảo thu hồi vốn cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.2.2 Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật.
Đây là cách phân loại dựa trên hình thái biểu hiện kế hợp với đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ. Hiện nay công ty tiến hành phân loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
Đây là cách phân loại dựa trên hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ. Hiẹn nay Công ty tiến hành phân loại với TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
Biểu 01: Bảng phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật.
Phân loại
Đơn vị
Tổng số tiền
A
TSCĐ hữu hình
6.194.252.186
1
- Nhà cửa, vật kiến trúc
Đồng
2.785.814.208
2
- Máy móc, thiết bị động lực
Đồng
689.196.519
3
- Máy móc, thiết bị công tác
Đồng
1.142.713.528
4
Thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn
Đồng
1.039.245.961
5
- Thiết bị, công cụ quản lý
Đồng
537.281.970
B
TSCĐ vô hình
1.012.976.959
Theo cách phân loại này, giúp cho các nhà quản lý biết đơn vị mình có những loại TSCĐ nào, tỷ trọng của từng loại TSCĐ chiếm trong tổng tài sản. Điều này giúp cho Công ty quản lý, sử dụng TSCĐ có hiệu quả, hạch toán chi tiết cụ thể theo từng loại, từng nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp với từng loại, từng TSCĐ.
2.3 Đánh giá TSCĐ.
Ở Công ty, TSCĐ vô hình không được đánh giá. Việc đánh giá TSCĐ hữu hình được tiến hành theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán hiện hành. Hiện nay, TSCĐ ở công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
* Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá.
Công ty áp dụng Luật thuế GTGT trong hạch toán TSCĐ. Do đó, phần thuế được tính vào nguyên giá TSCĐ hiện nay là thuế nhập khẩu, loại trừ thuế GTGT Phần thuế TGTG này sẽ được coi là thuế TGTG đầu vào được khấu trừ hay hoàn lại tuỳ từng trường hợp vào từng trường hợp cụ thể.
Căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến việc hình thành TSCĐ, Công ty thành lập Ban kiểm nhận TSCĐ và lập Biên bản giao nhận TSCĐ.
Để xác nhận giá trị ghi sổ cho TSCĐ, Công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tuỳ từng loại TSCĐ mà có cách đánh giá khác nhau.
Ví dụ 1: Ngày 10/08/2007, Công ty mua 01 xe ô tô FORD 5 chỗ. Trị giá của chiếc xe quy đổi sang VNĐ là 393.083.428 đồng ( giá chưa có thuế GTGT) Lệ phí trước bạ là 20.635.000 đồng. Vậy căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và một số chứng từ liên quan, kế toán ghi nhận nguyên giá của TSCĐ trên như sau :
Nguyên giá xe ô tô FORD :
= 393.083.428 + 20.635.000 = 413.718.428 đồng.
* Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại.
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng dần tạo ra giá trị hao mòn. Do vậy tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status