Hoàn thiện chính sách giá nhằm thu hút khách đến Khách sạn Ngọc Mai - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện chính sách giá nhằm thu hút khách đến Khách sạn Ngọc Mai



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ 3
1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh khách sạn. 3
1.1. Khái niệm về khách sạn và kinh doanh khách sạn . 3
1.2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch 4
2. Giá cả và chính sách giá trong kinh doanh khách sạn du lịch 5
2.1. Khái niệm về giá và chính sách giá 5
2.2. Vai trò của chính sách giá 6
3. Nội dung chính sách giá trong kinh doanh khách sạn 9
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá. 9
3.2. Các bước xây dựng chính sách định giá 12
3.2.1. Lựa chọn mục tiêu định giá 12
3.2.2. Xác định nhu cầu 15
3.2.3 Xác định chi phí 17
3.2.4 Phân tích giá thành ,giá cả và hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh 19
3.2.5. Lựa chọn phương pháp định giá 19
3.2.6. Lựa chọn giá cuối cùng. 24
3.3. Các phương pháp định giá 26
3.3.1 Định giá theo nguyên tắc địa lý. 26
3.3.2 Chiết giá và bớt giá. 26
3.3.3 Định giá khuyến mãi 28
3.3.4 Định giá phân biệt. 29
3.3.5. Định giá toàn danh mục sản phẩm. 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH CHÍNH SÁCH GIÁ 33
Ở KHÁCH SẠN NGỌC MAI 33
1. Giới thiệu hoạt động kinh doanh của Khách sạn Ngọc Mai 33
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn Ngọc Mai 33
2.1.2. Kết quả kinh doanh của Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh 41
3. Thực trạng chính sách giá trong kinh doanh 45
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giá 45
3.1.1. Thị trường Du lịch Việt Nam và ảnh hưởng của các nước đến chính sách giá 45
3.1.2. Nhận thức của lãnh đạo và nhân viên trong khách sạn về chính sách giá 51
3.2 - Thực trạng quản lý giá tại Khách sạn Ngọc Mai 51
3.2.1 – Mục tiêu quản lý giá của Khách sạn Ngọc Mai 51
3.2.2 – Cơ sở quản lý giá của Khách sạn Ngọc Mai 53
3.2.3 - Nội dung quản lý giá của Khách sạn Ngọc Mai 54
3.3 - Đánh giá việc quản lý giá tại Khách sạn Ngọc Mai 57
3.3.1 - Ưu điểm và nguyên nhân 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN NGỌC MAI 59
3.1- Xu hướng giá cả sản phẩm khách sạn trong những năm tới 59
3.2- Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của Khách sạn Ngọc Mai 61
3.2.1 - Mục tiêu kinh doanh năm 2004 61
a. Mục tiêu chung 61
b. Mục tiêu cụ thể . 61
3.2.2 - Phương hướng kinh doanh của khách sạn 62
3.3- Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý giá sản phẩm dịch vụ lưu trú . 63
3.3.1- Phân cấp trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên 64
3.3.2 - Thay đổi bộ phận tính giá . 65
3.3.3- Lợi dụng tình thế thị trường khách trong khi định giá. 66
3.3. 4 - Tăng cường nghiên cứu khách hàng. 66
3.3.5 - Tính giá chi tiết cho khách quốc tế 67
3.3.6 - Khuyến khích nhân viên trong khâu quản lý giá . 68
3.3.7 - Thường xuyên nghiên cứu giá cả của đối thủ cạnh tranh 70
3.4 - Một số kiến nghị đối với nhà nước , cơ quan quản lý cấp trên và ngành có liên quan . 70
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cuối tuần so với ngàythường.
Để cho việc phân biệt giá có tác dụng, cần có những điều kiện nhất định.
Thứ nhất là thị trường có thể phân khúc được và các khúc thị trường đó phải có nhu cầu với cường độ khác nhau.
Thứ hai là các thành viên của khúc thị trường giá thấp không có khả năng bán lại sản phẩm được cho những khúc thị trường có giá cao hơn.
Thứ ba là các đối thủ cạnh tranh không có khả năng bán hàng rẻ hơn ở khúc thị trường giá cao hơn.
Thứ tư là chi phí cho việc phân khúc thị trường và theo giõi giám sát thị trường không được vượt quá số tiền thu thêm được do phân biệt giá.
Thứ năm là việc định giá phân biệt không được gây ra sự bất bình và khó chịu nào trong khách hàng.
Thứ sáu là các hình thức phân biệt giá cụ thể, không trái với pháp luật.
3.3.5. Định giá toàn danh mục sản phẩm.
Quan điểm về hình thành giá cả phải khác khi xem sản phẩm là một bộ phận của danh mục sản phẩm. Trong trường hợp này các công ty phải xác định một bộ giá đảm bảo lợi nhuận tối đa trên toàn danh mục sản phẩm. Việc định giá sẽ khó khăn, vì các sản phẩm khác nhau đều có những liên hệ qua lại với nhau theo góc độ nhu cầu và chi phí phải đương đầu với những mức độ cạnh tranh khác nhau. Ta có thể phân biệt 6 tình huống sau:
Định giá chủng loại sản phẩm.
Các công ty thường sản xuất nhiều chủng loại chứ không phải chỉ có một thứ sản phẩm duy nhất. Và đối với các chủng loại sản phẩm khác nhau thì công ty có thể đinh giá ở mức khác nhau tuỳ từng loại sản phẩm.
Định giá chức năng tùy chọn.
Nhiều công ty chào bán những sản phẩm thính năng tuỳ chọn kèm tho sản phẩm chính của mình. Việc định giá này phụ thuộc vào công ty quyết định sản phẩm nào đưa vào giá chính còn sản phẩm nào thì để cho khách hàng tuỳ chọn. Do đó việc định giá tuỳ chọn này là vấn đề hóc búa cho các công ty.
Định giá sản phẩm bắt buộc.
Một số sản phẩm đòi hỏi phải sử dụng những sản phẩm phụ tùng hay bắt buộc những sản phẩm này thường được định giá cao hơn để đảm bảo được mức lợi nhuận chung. Tuy nhiên việc định giá sản phẩm bắt buộc quá cao sẽ nguy hiểm. Vấn đề phát sinh chính là do những người sản xuất đã tính giá cao cho sản phẩm trên thị trường hậu mãi của mình.
Định giá hai phần.
Các công ty dịch vụ thường tính một giá cước cố định cộng thêm cước sử dụng biến đổi. Các công ty này cũng phải đương đầu với một vấn đề tương tự như vấn đề định giá sản phẩm bắt buộc cụ thể là tính giá bao nhiêu cho dịch vụ cơ bản và bao nhiêu cho phần dịch vụ biến đổi. Cước phí cố định phải đủ thấp để khích thích việc mua dịch vụ, còn lợi nhuận thì có thể kiếm từ những cước phí sử dụng thêm.
Định giá sản phẩm phụ.
Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm dịch vụ thì thường có các sản phẩm phụ và các sản phẩm phụ này cũng có ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm chính. Nếu sản phẩm phụ có giá trị nhỏ và cóthể vứt bỏ thì việc định giá cho sản phẩm chính phải đảm bảo trang trải thêm cả chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm phụ.
Nếu sản phẩm phụ có giá trị đối với một nhóm khách hàng thì chúng phải được định giá theo đúng giá trị của chúng. Mọi thu nhập kiếm được từ sản phẩm sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho công ty định giá thấp hơn cho sản phẩm của mình nếu buộc phải làm như vậy để cạnh tranh.
Định giá sản phẩm trọn gói.
Người bán thường gói kèm các sản phẩm của mình lại với nhau rồi bán với giá trọn gói. Và các sản phẩm trọn gói này thường được định giá thấp hơn mức giá mua lẻ các sản phẩm trong gói đó để kích thích người mua mua cả gói.
Chương II
Thực trạng kinh doanh chính sách giá
ở Khách sạn Ngọc Mai
1. Giới thiệu hoạt động kinh doanh của Khách sạn Ngọc Mai
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn Ngọc Mai
Khách sạn Ngọc Mai chính thức được khai trương thành lập vào ngày 21/03/1994, là công ty trách nhiệm hữu hạn. Khách sạn có tổng số vốn đầu tư ban đầu là 8 tỷ 630 triệu đồng trong đó có 5 tỷ 530 triệu là vốn cố định là 3 tỷ 100 triệu là vốn lưu động. Đầu tiên khách sạn hoạt động với mục đích chính là đón tiếp, phục vụ các cán bộ lãnh đạo, khách mời, các đoàn đại biểu ở các tỉnh, thành phố trên toàn thế giới cũng như trong cả nước đến Hạ Long công tác. Sau đó, do nhu cầu phát triển du lịch nghỉ biển với lượng khách đến ngày càng nhiều khách sạn Ngọc Mai đã chuyển từ nguồn khách công vụ chủ yếu sang nguồn khách du lịch từ các nước quốc tế và nội địa. Khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh nằm ngay gần khu công viên hoàng gia (khu vui chơi giải trí quốc tế Hoàng Gia, bãi tắm Hoàng Gia) và gần ngay bãi tắm thanh niên ngay trong cửa ngõ trung tâm của thành phố Hạ Long (trung tâm văn hoá, trung tâm kinh tế, trung tâm chính trị, lịch sử của thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh) là tiền đề cho sự phát triển ngành kinh doanh du lịch khách sạn nên môi trường kinh doanh thuận lợi. Song, bên cạnh những thuận lợi đó, khách sạn cũng gặp không ít khó khăn trong việc kinh doanh của mình. Đó là sự có mặt, sự cạnh tranh của rất nhiều khách sạn khác có tiêu chuẩn, chất lượng cao, có vị trí quy mô, có các hạng sao lớn. Tiêu biểu nhất, cũng là các đối tượng cạnh tranh gay gắt nhất là khách sạn Hezitage, Saigontourit, Công đoàn, Bưu điện, Hạ Long Dream, ngoài ra còn có một số khách sạn khác. Đây là những khách sạn mới lên và có bề dày thời gian hoạt động, có uy tín và tiếng tăm trên thị trường kinh doanh khách sạn. Do vậy, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt giữa các khách sạn trên cùng địa bàn, dẫn đến việc hạn chế lượng khách đến với khách sạn. Ngoài thị trường khách truyền thống đến với khách sạn là khách trong ngành và nội địa, khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long đang tích cực cố gắng để thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Lượng khách quốc tế đến với khách sạn trong những năm qua tăng đáng kể, do sự mở cửa của nhà nước cũng như do sự hoà nhập của du lịch Việt Nam với du lịch thế giới. Cụ thể là khách Pháp chiếm 14%, khách Trung Quốc chiếm 35%, khách Đài Loan và Thái Lan chiếm 5%, khách nội địa chiếm 46%. Mục đích của họ là đi du lịch, đi thăm thân chữa bệnh và đi công vụ. Tuy nhiên, họ chỉ đơn thuần thuê dịch vụ lưu trú hàng ngày nên còn nhiều hạn chế trong việc đáp ứng các nhu cầu, sở thích của họ. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, cũng như tất cả các khách sạn khác trên thế giới nói chung và Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh nói riêng thì lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn trên địa bàn Quảng Ninh là kinh doanh:
- Kinh doanh lưu trú:
Đây là dịch vụ cơ bản nhất và dịch vụ này, nó đem lại nguồn thu chủ yếu cho khách sạn. Với quy mô và diện tích thực tại là 10.040m2, khách sạn Ngọc Mai Bãi Cháy Hạ Long - Quảng Ninh có tổng số buồng là 72 buồng được chia làm 3 loại: (buồng loại 1, buồng loại 2, buồng loại 3) với mỗi loại, hạng buồng thì có các mức giá tương ứng khác nhau. Tuỳ theo mùa, theo thời vụ du lịch mà giá buồng của khách sạn có thể tăng hay giảm. Mỗi buồng ở khách sạn hiện nay đều được trang b...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status