Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiện tượng lạm phát ở Việt nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiện tượng lạm phát ở Việt nam



 
 
Lời nói đầu . 1
Phần I: Lý thuyết về lạm phát . 3
1. Khái niệm về lạm phát . . 3
2. Phân loại lạm phát . 7
3. Nguyên nhân của lạm phát . 8
3.1. Lạm phát do tiền tệ . 8
3.2. Lạm phát do nhu cầu . 11
3.3. Lạm phát do chi phí . 12
3.4. Lạm phát, hiện tượng cấu trúc . 13
3.5. Các nguyên nhân khác . 16
4. Tác động của lạm phát . 17
4.1. Lạm phát và lãi suất . 17
4.2. Lạm phát và thu nhập thực tế . 18
4.3. Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng . 18
4.4. Lạm phát và nợ quốc gia . 19
4.5. Lạm phát và thất nghiệp . 19
5. Biện pháp khắc phục lạm phát . 23
5.1. Những biện pháp tình thế . 23
5.2. Những biện pháp chiến lược . 24
Phần II: Mô hình về lạm phát . 25
1. Mô hình của trường phái cấu trúc . 27
2. Mô hình của trường phái tiền tệ . 28
3. Mô hình lạm phát chi phí đẩy . 29
Phần III: Đánh giá tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua . 30
 A. Tình hình lạm phát trong những năm qua . 30
 B. Nguyên nhân . 34
1. Xét trên góc độ phương pháp tính . 34
2. Xét trên góc độ tài chính- tiền tệ . 36
3. Xét trên góc độ cầu kéo . 40
4. Xét trên góc độ chi phí đẩy . 41
5. Xét trên góc độ tâm lý dõn chỳng . 42
 C. Những giải phỏp kiềm chế lạm phỏt . . 43
Phần IV: Mô hình lạm phát ở Việt nam . 50
Kết luận . 59
Danh mục tài liệu tham khảo . 61
 
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o và kéo dài đã gây ra những hậu quả lớn trong đời sống của nhân dân lao động và cho tăng trưởng kinh tế, Chính phủ các quốc gia cần có những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và khắc phục lạm phát.
5.1. Những biện pháp tình thế:
Những biện pháp này được áp dụng với mục tiêu giảm tức thời “cơn sốt lạm phát”, trên cơ sở đó sẽ áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài. Các biện pháp này thường được áp dụng khi nền kinh tế lâm vào tình trạng siêu lạm phát.
Thứ nhất: các biện pháp tình thế thường được Chính phủ các nước áp dụng, trước hết là phải giảm bớt lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền vào lưu thông. Biện pháp này còn gọi là chính sách đóng băng tiền tệ. Tỷ lệ lạm phát tăng cao, ngay lập tức ngân hàng trung ương phải dùng các biện pháp có thể đưa đến tăng cung ứng tiền tệ như ngừng thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, dừng việc mua vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước dụng các biện pháp làm giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế như: ngân hàng trung ương bán ra các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, bán ngoại tệ và vay, phát hành các công cụ nợ của Chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế bù đắp cho bội chi ngân sách Nhà nước, tăng lãi suất tiền gửi đặc biệt là lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư. Các biện pháp này rất có hiệu lực vì trong một thời gian ngắn nó có thể làm giảm bớt được một khối lượng khá lớn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế quốc dân, do đó giảm bớt được sức ép lên giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường.
Thứ hai: thi hành chính sách tài chính thắt chặt như tạm hoãn những khoản chi chưa cần thiết trong nền kinh tế, cân đối lại ngân sách và cắt giảm chi tiêu đến mức có thể được.
Thứ ba: tăng quỹ hàng hoá tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch, giảm nhẹ thuế quan và các biện pháp cần thiết khác để thu hút hàng hoá từ ngoài vào.
Thứ tư: đi vay và xin viện trợ nước ngoài.
Thứ năm: cải cách tiền tệ. Đây là biện pháp cuối cùng phải xử lý khi tỷ lệ lạm phát lên quá cao mà các biện pháp trên đây chưa mang lại hiệu qủa mong muốn.
5.2. Những biện pháp chiến lược:
Đây là các biện pháp có tác dụng lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tổng hợp các biện phá này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế lâu dài của đất nước, làm cơ sở cho sự ổn định tiền tệ một cách bền vững. Các biện pháp chiến lược thường được áp dụng là:
- Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng lưu thông hàng hoá.
Có thể nói đây là biện pháp chiến lược hàng đầu để hạn chế lạm phát, duy trì sự ổn định tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất trong nước ngày càng phát triển, quỹ hàng hoá được tạo ra ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại, tạo tiền đề vững chắc nhất cho sự ổn định tiền tệ. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá cho tiêu dùng trong nước, Chính phủ cần chú trọng phát triển các ngành các hoạt động làm tăng thu ngoại tệ như xuất khẩu hàng hoá, phát triển ngành du lịch...
- Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần to lớn vào việc giảm chi tiêu thường xuyên của ngân sách Nhà nước trên cơ sở đó giảm bội chi ngân sách Nhà nước.
- Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách Nhà nước trên cơ sở tăng các khoản thu cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, chống thất thu, đặc biệt là thu về thuế, nâng cao hiệu quả của các khoản chi ngân sách Nhà nước.
Phần II: Mô hình về lạm phát
Cho đến nay, các mô hình về lạm phát là rất nhiều. Các biến giải thích đối với các mô hình là khác nhau, nó phụ thuộc vào quan niệm của từng trường phái, tình hình phát triển của mỗi quốc gia, ở những thời kỳ khác nhau thì có những mô hình khác nhau. Lý do là vì ở mỗi thời kỳ có những sự biến động nhất định trong nền kinh tế đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển thì sự biến động ấy là hết sức mạnh mẽ. Những sự biến động ấy xuất phát từ sự thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, những tác động từ bên ngoài... Do đó những yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát ở thời kỳ này thì sang kỳ sau có thể sự ảnh hưởng không còn lớn hay không còn ảnh hưởng. Sau đây ta đi tìm hiểu một số mô hình lạm phát của một số trường phái.
Trước tiên ta thấy 3 trong số những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát đó là: tăng cung tiền, tăng thu nhập và tỷ lệ biến động của thị trường. Mức giá P là mức giá trung bình của giá hàng hoá thương mại PT và hàng hoá phi thương mại PN . Hàng hoá thương mại là những loại hàng hoá mà chúng được trao đổi, mua bán trên thị trường, dùng làm hàng hoá xuất nhập khẩu... Hàng hoá phi thương mại là những loại hàng hoá mà chúng không được trao đổi, buôn bán trên thị trường.
Có thể miêu tả dưới dạng hàm log - tuyến tính như sau:
log P = α(log PN) + (1- α)(log PT) (1)
Trong đó: α biểu hiện tỷ lệ của hàng hoá phi thương mại trong tổng số hàng tiêu dùng. Mức giá của hàng hoá thương mại (PT) đã được xác định trên thị trường quốc tế và giá trị đồng tiền trong nước có thể được biểu hiện bằng giá cả nước ngoài (Pf) và tỷ lệ trao đổi (e):
log = log + log (2)
Cả 2 sự tăng tỷ lệ trao đổi (giá trị đồng tiền trong nước) và sự tăng lên trong giá cả nước ngoài sẽ dẫn đến sự tăng trong các mức giá.
Mức giá của hàng hoá phi thương mại (PN) giả thiết rằng được thiết lập trên thị trường tiền tệ, ở đây nhu cầu của hàng hoá phi thương mại là giả thiết, cho đơn giản, chuyển tới nhu cầu của cả nền kinh tế. Kết quả là mức giá của hàng hoá phi thương mại được xác định bởi điều kiện cân bằng thị trường tiền tệ, mức cung tiền thực () bằng cầu tiền thực tế (md), mà lợi nhuận cân bằng của các mức giá các hàng hoá phi thương mại:
(3)
ở đây Ms biểu hiện cung tiền danh nghĩa của tiền, md là cầu thực của tiền, là nhân tố biểu hiện mối quan hệ giữa cầu nền kinh tế mở với cầu của hàng hoá phi thương mại. Cầu thực của tiền (md) được giả thiết là một hàm của thu nhập thực tế, lạm phát dự tính và lãi suất nước ngoài:
(4)
Trong đó: yt là thu nhập thực tế
tỉ lệ lạm phát dự kiến trong thời kì t-1 đến t
rt+1 là lãi suất nước ngoài danh nghĩa dự kiến trong thời kỳ t+1 được điều chỉnh bởi sự thay đổi dự kiến trong lãi suất nước ngoài trong thời kỳ t+1.
Tỉ lệ lạm phát dự kiến trong thời kỳ t được giả định bởi phương trình:
(5)
Trong đó: là tỉ lệ lạm phát thực tế trong giai đoạn t-1 và là tỉ lệ lạm phát dự kiến trong giai đoạn t-1. ở đây chúng ta cho rằng d1 = 1, khi đó phương trình lạm phát trở thành:
(6)
Chúng ta cho rằng tỉ lệ lãi suất nước ngoài (rt+1) được biểu diễn dưới dạng phương trình các tỉ lệ quan sát trong thời kỳ t:
E(rt+1) = rt (7)
Sự tăng lên trong tương lai của tỷ lệ lãi suất nước ngoài (rt+1) được giả định dẫn đến sự giảm xuố...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status