Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định hữu hạn tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định hữu hạn tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì



LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNGI: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN TSCĐ HH
TRONG CÁC DNSX.
I. Khái niệm TSCĐ HH
1.1 Khái niệm TSCĐ HH
1.2 Đặc điểm TSCĐ HH
1.3.Yêu cầu quản lý TSCĐ HH
1.4 Nhiệm vụ tổ chức hạch toán TSCĐ
II. Phân loại và đánh giá TSCĐ
1. Phân loại TSCĐ
2. Đánh giá TSCĐ
III. Hạch toán chi tiết TSCĐ HH
IV. Hạch toán tổng hợp TSCĐ HH
V. Hạch toán khấu hao TSCĐ HH
5.1 Hao mòn và khấu hao TSCĐ
5.2 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ
5.3 Chứng từ khấu hao TSCĐ
VI. Hạch toán sửa chữa TSCĐ HH
6.1 Kế toán sửa chữa TSCĐ theo cách tự làm
6.2 Kế toán sửa chữa TSCĐ theo cách cho thầu
VII. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán:
7.1 Hình thức Nhật ký chung
7.2 Hình thức Nhật ký -Sổ cái
7.3 Hình thức chứng từ ghi sổ
7.4 Hình thức Nhật ký chứng từ
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY
KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI THANH TRÌ.
I. Tổng quan về công ty
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.3 Đặc điểm sản phẩm; hoạt động sản xuất kinh doanh;
quy trình công nghệ sản xuất của công ty.
1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
II. Thực trạng hạch toán TSCĐ HH tại công ty
1 Quy trình hạch toán TSCĐ HH
2 Hạch toán chi tiết TSCĐ HH tại công
3 Hạch toán tổng hợp TSCĐ HH tại công ty ty
4 Kế toán sửa chữa TSCĐ tại công ty
5 Kế toán khấu hao TSCĐ
 
CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TSCĐ HH
TẠI CÔNG TY
I. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng
TSCĐ tại công ty
II. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và hạch toán
TSCĐ tại công ty
1.1 Đánh giá chung
1.2 Ưu điểm
1.3 Nhược điểm
III. Hoàn thiện công tác quản lý hạch toán TSCĐ HH
IV. Tăng cường công tác quản lý TSCĐ HH
4.1 Huy động vốn để đầu tư vào TSCĐ
4.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có
4.3 Xác định đúng cơ cấu đầu tư
4.4 Tổ chức quản lý TSCĐ HH
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
+ Căn cứ kế hoạch trích trước Chi phí sửa chữa lớn vào chi phí SXKD:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335: Chi phí phải trả ( chi tiết trích trước SCL-TSCĐ)
+ Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành căn cứ giá trị quyết toán công trình sửa chữa xong kế toán ghi:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả (Chi tiết trích trước SCL- TSCĐ)
Có TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang ( 2413)
+ Cuối niên độ xử lý chênh lệch giữa khoản trích trước và chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh theo quy định hiện hành của cơ chế tài chính
Nếu số trích trước lớn hơn thực tế phát sinh thì số chênh lệch được ghi giảm chi phí:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Có TK 627,641,642.
Nếu số chi thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước thì số chênh lệch được tính vào chi phí:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 335: Chi phí phải trả.
6.2 Kế toán sửa chữa TSCĐ theo cách cho thầu:
Khi công việc sửa chữa bên ngoài làm thì doanh nghiệp phải tiến hành ký kết hợp đồng sửa chữa với người nhận thầu. Hợp đồng phải quy định rõ về thời gian giao nhận TSCĐ để sửa chữa, nội dung, thời hạn bàn giao, số tiền phải thanh toán.
- Căn cứ hợp đồng sửa chữa và biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành ghi số tiền phải trả cho người nhận thầu:
Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang ( 2413)
Có TK 331: Phải trả cho người bán .
tuỳ từng trường hợp vào doanh nghiệp có hay không trích trước chi phí sửa chữa lớn để kết chuyển chi phí thực tế về sửa chữa lớn vào TK 242- Chi phí trích trước dài hạn hay TK 335- Chi phí phải trả tương tự với cách tự làm.
Cần được chú ý các công trình sửa chữa phục hồi, nâng cấp, cải tạo làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hoạt động của TSCĐ thì phải được quản lý và hạch toán như công tác đầu tư xây dựng cơ bản không được coi là sửa chữa lớn TSCĐ và hạch toán như chi phí sửa chữa vào SXKD.
VII. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán TSCĐ:
Hình thức sổ kế toán là một hệ thống các loại sổ kế toán có chức năng ghi chép, kết cấu nội dung khác nhau được liên kết với nhau trong một trình tự hạch toán trên cơ sở của chứng từ gốc. Các doanh nghiệp khác nhau về loại hình, quy mô và điều kiện kế toán sẽ hình thành cho mình một hình thức tổ chức sổ kế toán khác nhau.
Để xây dựng hình thức sổ kế toán cho một đơn vị hạch toán, doanh nghiệp có thể dựa vào các điều kiện sau:
- Đặc điểm về loại hình sản xuất cũng như quy mô sản xuất.
- Yêu cầu và trình độ quản lý HĐKD của mỗi đơn vị
- Trình độ nghiệp vụ và năng lực của cán bộ kế toán
- Điều kiện và phương tiện vật chất hiện có của doanh nghiệp.
Đặc trưng cơ bản để phân biệt và định nghĩa được các hình thức tổ chức sổ kế toán khác nhau là ở số lượng sổ cần dùng, loại sổ sử dụng, nguyên tắc kết cấu các chỉ tiêu dòng, cột của sổ cũng như trình tự hạch toán. Trên thực tế doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức tổ chức sổ kế toán sau:
Hình thức Nhật ký chung
Hình thức Nhật ký- sổ cái
Hình thức Chứng từ ghi sổ
Hình thức Nhật ký- chứng từ.
7.1 Hình thức Nhật ký chung:
Hình thức Nhật ký chung là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian. Sau đó căn cứ vào nhật ký chung, lấy số liệu để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Số lượng sổ sách gồm: Sổ nhật ký, sổ cái và các sổ chi tiết cần thiết.
Kế toán sử dụng các loại sổ cái TK 211,212,213,214 và các sổ thẻ kế toán chi tiết TSCĐ.
Quy trình ghi sổ:
Chứng từ tăng,giảm TSCĐ
và tính khấu hao TSCĐ.
Thẻ TSCĐ
Nhật ký chung
Sổ chi tiết TSCĐ
Sổ tổng hợp chi tiết
Sổ cái TK 211, 212,213,214,241(3)
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối kỳ
7.2 Hình thức Nhật ký - Sổ cái:
Hình thức Nhật ký Sổ cái là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ cái.
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái gồm các loại sổ sau: Nhật ký - Sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Quy trình ghi sổ:
Chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ
Thẻ, sổ chi tiết TSCĐ
Sổ tổng hợp TSCĐ
Báo cáo kế toán
Nhật ký - Sổ cái TK 211, 212, 213, 214, 214(3).
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối kỳ
7.3 Hình thức sổ chứng từ ghi sổ:
Hình thức chứng từ ghi sổ là căn cứ “ Chứng từ ghi sổ” để ghi sổ kế toán tổng hợp. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kế toán trên sổ cái.
Hình thức chứng từ ghi sổ bao gồm các loại sổ sau: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 211, 212, 213, 214 và các sổ thẻ kế toán chi tiết.
Quy trình ghi sổ:
Báo cáo kế toán
Sổ tổng hợp TSCĐ
Bảng cân đối số phát sinh
Thẻ TSCĐ
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc tăng, giảm và tính khấu hao TSCĐ
Sổ cái TK 211, 212,213,214,241(3)
Sổ chi tiết TSCĐ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối kỳ.
7.4 Hình thức sổ Nhật ký - Chứng từ:
Hình thức nhật ký - chứng từ thích hợp với doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều và điều kiện kế toán thủ công.
Sổ kế toán tổng hợp gồm: Nhật ký chứng từ số 9 và một số nhật ký chứng từ liên quan khác (nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 10) và bảng kê liên quan (số 4, 5, 6)
Sổ cái các TK 211, 212, 213, 214, 241(3).
Quy trình ghi sổ:
Chứng từ gốc tăng giảm và tính khấu hao TSCĐ
Báo cáo kế toán
Nhật ký chứng từ số 7
Nhật ký chứng từ 1,2,4,5,7,10
Nhật ký chứng từ số 9
Sổ tổng hợp TSCĐ
Sổ cái TK 211,212,213,214,
241(3)
Sổ chi tiết TSCĐ
Bảng kê 4,5,6
Thẻ TSCĐ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối kỳ
Chương II
Thực trạng hạch toán Tài sản cố định hữu hình
tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì.
I) Tổng quan về công ty.
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh trì là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 4369/ QĐ- UB ngày 8/12/1995 của UBND thành phố Hà Nội với ngành nghề kinh doanh là vận hành hệ thống tưới ,tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ; dịch vụ về nước với dân sinh và các ngành nghề kinh tế khác ; khảo sát ,tu bổ sửa chữa công trình thuỷ lợi nhỏ trong phạm vi huyện Thanh Trì, lắp đặt thiết bị bơm,điện hạ thế của các trạm bơm;dịch vụ vật tư thiêt bị chuyên ngành thủy lợi.Với số vốn là 1.986 triệu đồng trong đó vốn cố định là 1.979 triệu đồng.
Trụ sở chính đặt tại trạm bơm Tứ Hiệp , xã Tứ Hiệp ,huyện Thanh trì ,Hà Nội.
Theo quyết định số 2805/QĐ-UB ngày 21/7/1997 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trực thuộc UBND huyện với nhiệm vụ quản lý vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi được giao để tưới tiêu nước phục vụ dân sinh , nông nghiệp, đại tu sửa chữa nâng cấp bảo dưỡng công trình kênh mương ,máy bơm... Ngoài ra công ty còn đượ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status