Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm – Công ty dệt Nam Định - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm – Công ty dệt Nam Định



Lời Thank 3
Lời cam đoan 4
Chương I: Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích hiệu quả đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn. 5
I. Sản xuất sạch hơn: 5
1. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn và định nghĩa sản xuất sạch hơn của UNEP: 5
1.1. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn: 5
1.2. Định nghĩa sản xuất sạch hơn của UNEP: 6
2. Các giải pháp sản xuất sạch hơn: 8
2.1. Giải pháp giảm chất thải tại nguồn: 9
2.2. Giải pháp tuần hoàn: 10
2.3. Cải tiến sản phẩm: 10
3. Lợi ích của sản xuất sạch hơn: 10
3.1. Lợi ích của sản xuất sạch hơn đối với các doanh nghiệp: 11
3.2. Lợi ích của sản xuất sạch hơn đối với xã hội: 13
4. Quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn và các kết quả thu được khi áp dụng sản xuất sạch hơn ở các nước và ở Việt Nam: 16
4.1. Sản xuất sạch hơn ở các nước: 16
4.2. Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam 17
II. Phân tích hiệu quả đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn: 21
1. Xác định chi phí – lợi ích của dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn: 21
2. Đánh giá chi phí - lợi ích (ước tính các dòng tiền) của dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn: 23
3. Đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn: 23
3.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV): 24
3.3. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): 25
3.4. Thời gian hoàn vốn (PB): 25
4. Đánh giá khả thi về kĩ thuật: 26
5. Đánh giá khả thi về môi trường: 26
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lựa chọn trước.
3.3. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR):
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là một giá trị của tỉ lệ chiết khấu r sao cho tổng giá trị hiện tại các khoản tiền thu bằng tổng giá trị hiện tại các khoản tiền chi hay giá trị hiện tại ròng NPV=0
(NPV=0)
Nguyên tắc quyết định IRR:
IRR là tỉ lệ lãi suất tiền vay cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được mà không sợ bị thua lỗ. Lãi suất tiền vay càng nhỏ hơn IRR thì khả năng sinh lời của dự án càng cao.
3.4. Thời gian hoàn vốn (PB):
Thời gian hoàn vốn là số thời gian cần thiết để dòng tiền lãi ròng (CF) cộng dồn chính bằng lượng đầu tư ban đầu.
* Thời gian hoàn vốn giản đơn:
Thời gian hoàn vốn giản đơn là thời gian hoàn vốn chưa tính đến chiết khấu.
(CF1 = CF2 = CF3)
Trong đó: I: Vốn đầu tư
CF1: Dòng tiền tiết kiệm năm đầu tiên của dự án
* Thời gian hoàn vốn có tính chiết khấu: Đây là những dòng tiền đã được chiết khấu trong tương lai hay các dòng tiền phát sinh tại các thời điểm khác nhau trong kỳ phân tích đã được tính chuyển về một mặt bằng thời gian. Nếu CF1 ạ ... ạ CFn (CF1 đã tính chiết khấu) khi tính PB sử dụng phương pháp cộng dồn đến khi tổng các dòng tiền bằng số tiền đầu tư ban đầu.
Cùng một mức vốn đầu tư, dự án nào có thời gian hoàn vốn càng ngắn càng tốt.
Ngoài ra có thể dùng chỉ tiêu lợi tức đầu tư ROI để đánh giá khả năng sinh lời của dự án: ROI (%) = (CF1/I )*100%
4. Đánh giá khả thi về kĩ thuật:
Khi tiến hành đánh giá khả thi về kĩ thuật cần xem xét đến các yếu tố sau:
Chất lượng sản phẩm
Công suất
Yêu cầu về diện tích
Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt
Tính tương thích với các thiết bị đang dùng
Các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng
cần huấn luyện
Yếu tố về bệnh nghề nghiệp và an toàn.
5. Đánh giá khả thi về môi trường:
Một trong những mục tiêu quan trọng của sản xuất sạch hơn là cải thiện hiện trạng môi trường. Chính vì vậy, khi tiến hành đánh giá hiệu quả đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn ta phải đánh giá tính khả thi về môi trường. Có hai phương pháp để phân tích, đánh giá các ảnh hưởng đến môi trường của dự án sản xuất sạch hơn đó là phương pháp định tính và định lượng. Để đánh giá xem môi trường có được cải thiện hay không người ta đưa vào việc xem xét các yếu tố sau có giảm đi so với trước khi có dự án đầu tư sản xuất sạch hơn hay không:
Giảm tổng lượng chất ô nhiễm
Giảm độ độc còn trong dòng thải
Giảm sử dụng vật liệu không tái chế được hay độc hại
Giảm tiêu thụ năng lượng (giảm phát thải khí)
Kết luận: Phân tích hiệu quả đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn cho phép ta xác định được những giải pháp nào có tính khả thi cao nhất cả về mặt kinh tế, kĩ thuật và môi trường để áp dụng vào thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất và các tác động đến môI trường - sự cần thiết áp dụng sản xuất sạch hơn tạI nhà máy nhuộm Công ty dệt nam định
I. Thực trạng hoạt động sản xuất tại nhà máy Nhuộm công ty dệt Nam Định và các tác động đến môi trường
1. Tổng quan về công ty dệt Nam Định
1.1. Phạm vi và quy mô hoạt động:
Công ty dệt Nam Định được thành lập từ năm 1889, có dây chuyền công nghệ khép kín từ sợi, dệt, in, nhuộm hoàn tất và may thêu. Công ty có diện tích 35ha nằm ở nội thành thành phố Nam Định cách Thủ đô Hà Nội 90 km về phía Đông Nam. Các thành viên của công ty bao gồm: 1 nhà máy sợi, 1 nhà máy dệt, 1 nhà máy nhuộm, 3 xí nghiệp may, 1 nhà máy cơ khí - thoi suốt, nhà máy động lực, xí nghiệp xây lắp, xí nghiệp cung ứng dịch vụ, xí nghiệp ăn uống, đoàn xe vận tải.
Công ty Dệt Nam Định là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập.
Số lao động của Công ty là: 7000 người
Hiện nay Công ty đang tham gia vào chương trình đầu tư phát triển tăng tốc của Tổng công ty dệt may Việt Nam trong chiến lược đầu tư đến 2005 và 2010.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất chính của công ty:
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế, Công ty đang từng bước đầu tư đổi mới thiết bị theo hướng hiện đại và đồng bộ. Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú với các mặt hàng:
Sợi 100% cotton chải kĩ, 100% PE, sợi pha PE, visco, ACRYLIC có chỉ số từ 54 đến 102 Nm. Qua nối vê, đậu, se, định hình, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và công nghệ dệt kim.
- Vải các loại dùng cho may mặc, có khổ rộng từ 0,8m đến 1,6m với các mặt hàng nhuộm, in hoa phong phú, đa dạng về nguyên liệu, màu sắc, kiểu dáng...
- Khăn ăn và khăn bông các loại phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, với đủ loại kích cỡ theo yêu cầu của khách hàng.
- Hàng may mặc gồm: quần áo người lớn, trẻ em các loại, kiểu dáng đẹp, chủng loại phong phú hợp thời trang, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ngoài ra, Công ty còn sản xuất các loại phụ tùng chuyên dùng cho ngành Dệt như: thoi, suốt, go, lược, lamen, thao, gai... có chất lượng cao.
Kết quả về sản phẩm thực hiện trong những năm gần đây của Công ty như sau:
Sản phẩm
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
- Sợi các loại
- Vải các loại
- Khăn các loại
- Sản phẩm may
Tấn
1000m2
1000m2
cái
10140
14680
52890
1250
10699
19052
70880
1450
10804
20525
66054
1660
11600
24500
68300
1800
Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy sản lượng sợi, vải, khăn, sản phẩm may có xu hướng ngày càng gia tăng, điều này chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng.
1.3. Nguồn chất thải chính của Công ty:
Công ty dệt Nam Định là cơ sở sản xuất khép kín từ Sợi – Dệt – Nhuộm hoàn tất và may thêu nên thải ra môi trường đủ ba loại chất thải:
- Chất thải rắn: Sơ sợi, phôi, sắt thép, phế thải, nhựa và các chất thải rắn khác...
- Chất thải khí: Khói lò, bụi lò, CO2, SO2, NO2...,hoá chất thuốc nhuộm thăng hoa.
- Nước thải: Các dung dịch hoá chất (NaOH, H2SO4...) thuốc nhuộm và dung dịch hồ...
2. Hoạt động sản xuất tại nhà máy Nhuộm:
2.1. Nhiệm vụ hoạt động của nhà máy:
Nhiệm vụ chính của nhà máy nhuộm là cho ra sản phẩm:
Sợi thành phẩm: Trung bình khoảng 60 tấn/tháng
Vải các loại: 1,5 triệu m/tháng
Khăn: 6 triệu cái/tháng
Bên cạnh đó nhà máy còn phải thực hiện tốt công tác vệ sinh bảo vệ môi trường.
2.2. Quy trình hoạt động sản xuất của nhà máy Nhuộm:
Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của nhà máy:
Khăn mộc
Vải mộc
Sợi mộc
Đốt lông
Rũ hồ
Nấu
Tẩy trắng
Làm bóng
Mặt hàng trắng
In hoa
Nhuộm màu
Hoàn tất
Công ty dệt
Hoàn thành
Hình 4: Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của nhà máy
2.3. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của nhà máy:
- Nguyên liệu: sợi mộc, vải mộc, các loại hoá chất, thuốc nhuộm, khăn mộc.
- Nhiên liệu: điện, hơi, nước, dầu đốt
- Vật liệu phụ: bao bì, bao pe, sắc rắn... các loại ống, giấy cuộn, chụp, dây đai...
Bảng tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu đầu vào hàng năm của nhà máy
STT
Loại đầu vào
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
1
2
3
4
5
6
Hoá chất
Thuốc nhuộm
Xăng dầu
Điện
Hơi
Nước
Kg
Kg
Kg
Kw
Tấn
m3
904605
29668
706950
2769372
97036
2671135
956870
28288...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status