Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào bài vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự pháp triển và phân bố ngành giao thông - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào bài vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự pháp triển và phân bố ngành giao thông vận tải địa lý 10


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Người
học có thể tiếp nhận kiến thức, từ nhiều nguồn, kênh khác nhau. Với thông tin
phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu
cấp bách và cần thiết phải đổi mới cách dạy và học cho phù hợp với yêu cầu phát
triển chung của xã hội.
Để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông mới, cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương pháp dạy học, đổi mới
công tác kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn
luyện phương pháp tự học của học sinh, tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng
kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức
học tập, đẩy mạnh ứng dụng thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Từ thực tế Trường THPT Triệu Sơn 5, môn Địa Lí không được học sinh chú
trọng nhiều, đặc biệt là chương trình Địa Lí 10 vì nội dung kiến thức liên quan đến
các quy luật, khái niệm, các vấn đề tự nhiên, kinh tế-xã hội chung, kiến thức trìu
tượng.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu
ra, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, có khả năng xác
định mục tiêu cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường kết quả. Sau khi
hoàn thành bài học, học sinh có thể tự học, tự rèn luyện kiến thức, kĩ năng, giúp
học sinh chủ động trong việc nắm kiến thức và hứng thú nhiều hơn đối với môn
học, biết vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết các tình huống, vấn đề nảy sinh
trong đời sống gia đình, xã hội.
Muốn hình thành và phát triển năng lực của học sinh, để học sinh tự chiếm
lĩnh tri thức, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc xử lí mọi vấn đề nảy
sinh trong thực tiễn cần có hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo. Các hoạt
động học phải được tổ chức đa dạng đặc biệt phải quan tâm đến việc ứng dụng kiến
thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đây chính là thử thách lớn đối với toàn
ngành giáo dục nói chung, các nhà trường nói riêng trong đó có bộ môn Địa Lí.
Trước yêu cầu phát triển của xã hội, với mong muốn tạo hứng thú, sự yêu
thích môn học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. tui mạnh dạn chọn
đề tài “Vận dụng Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào Bài:
Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành
giao thông vận tải - Địa lí 10” mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô
và đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua các tiết học theo phương pháp định hướng phát triển năng lực học
sinh giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả, góp phần hình thành năng
lực cho học sinh thông qua các hoạt động học và hứng thú hơn với môn Địa Lí.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các lớp 10B3, 10B4, Trường THPT Triệu Sơn 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tống hợp nhiều phương pháp trong đó phương pháp chủ đạo:
+ Phương pháp nguyên cứu lí luận: tham khảo, nghiên cứu từ tài liệu.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - thực nghiệm: Thiết kế bài giảng theo
phương pháp định hướng phát triển năng lực học sinh, tiến hành thực nghiệm đánh
giá tình hình học tập môn Địa Lí của học sinh tại lớp 10B3, 10B4.

2


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Năm 2002 bắt đầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới với trọng
tâm: đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, kèm theo quyết định
711QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị BCHTW khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghị quyết nêu rõ: “nhằm đáp ứng
yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập quốc tế,...Chuyển từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng
lực,... từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp tích cực” Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh, đa
dạng hóa các hình thức học tập.
Luật giáo dục nêu rõ: “phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh, phù hợp đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Như vậy, chúng ta có thể thấy: định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã
khẳng định, cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là
giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học thụ động.
Bản chất của dạy học theo hướng năng lực là tổ chức cho học sinh các hoạt động
học mà học sinh chính là chủ thể nhận thức còn giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm
tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh (chiếm lĩnh và xây dựng tri thức) trong
sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh. Cho phép cá nhân
hóa việc học trên cơ sở mô hình năng lực người học [1] Giúp người học phát huy
tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu
cũng như từ thực tế các em sẽ học được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới
Mặt khác còn giúp các em tự phát triển năng lực tư duy sáng tạo theo sở thích, năng
lực và nguyện vọng của cá nhân cũng như các thành viên trong tập thể, có khả năng
học tập suốt đời.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Những năm qua, từ thực tiễn Trường THPT Triệu Sơn 5 và các nhà trường
tui nhận thấy: trong xu hướng hiện nay môn Địa Lí không được học sinh chú trọng
nhiều đặc biệt Địa Lí lớp 10 vì liên quan đến nhiều khái niệm, quy luật, vấn đề
chung. Vậy học theo định hướng năng lực sẽ giúp học sinh chủ động nắm kiến thức
và hứng thú nhiều hơn với môn học.
3


Xu hướng giáo dục hướng nghiệp, đại học hiện nay: sinh viên được tuyển
khối C ngày càng hạn chế, đặc biệt đặc biệt từ mùa thi 2017 nhóm các trường Công
An nhân dân không xét tuyển khối C truyền thống. Như vậy chỉ còn một phần rất
nhỏ các em học theo khối, một phần học để thi THPT Quốc gia, môn tự chọn trong
tổ hợp bài thi KHXH.
Trước yêu cầu của xã hội và thực tiễn nhà trường đòi hỏi người dạy cần tích
cực áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới phù hợp, chuyển từ lối truyền thụ
và áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc sang tập trung dạy cách học, cách nghĩ, đảm
bảo cân đối giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng, định hướng thái độ hành
vi cho học sinh.
Dạy học theo định hướng năng lực sẽ giúp học sinh phát huy tốt khả năng tự
học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu. lĩnh hội kiến
thức, kỹ năng và giá trị mới; Giúp học sinh tự phát triển năng lực tư duy sáng tạo
theo năng lực, sở thích và nguyện vọng của bản thân, hiểu và vận dụng kiến thức,
kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống [2] Tạo được sự hứng thú say
mê với môn học. Vì một thực tiễn môn Địa Lí hiện nay: “xã hội không có nhu cầu,
học sinh không hứng thú học” Đổi mới phương pháp dạy là cần thiết.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1.Các bước tiến hành xây dựng chuyên đề theo định hướng năng lực dựa
trên chương trình giáo dục phổ thông môn Địa Lí.
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học
Trong phần này giáo viên cần lựa chọn được chủ đề dạy học với các nội dung
cụ thể sẽ thực hiện.
Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng năng lực hình
thành.
Ngoài kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực được hình thành cần xác định rõ các
năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Bước 3: Lập bảng mô tả các yêu cầu cần đạt
Trong bảng mô tả giáo viên cần chia theo các mức độ nhận thức, gồm 4 mức độ:
Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Chủ đề, Nội dung Nhận biết

Thông hiểu Vận dụng thấp


Những năng lực có thể hướng tới:
1. Năng lực chung:
2. Năng lực chuyên biệt:
Biên soạn câu hỏi minh họa cho từng mức độ nhận thức về kiến thức, kĩ năng
và năng lực:
4


LSn3TxaEwnh519m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status