Thiết kế chung cư MT1 - Mễ Trì - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thiết kế chung cư MT1 - Mễ Trì



Chất lượng vật liệu có nghĩa là phải đảm bảo các vật liệu được sử dụng trong suốt quá trình thi công có chất lượng tốt, bao gồm các loại:
Chất lượng ximăng: mác ximăng, thời hạn sử dụng.
Chất lượng cốt thép: chiều dài thép, đường kính, cường độ chịu lực và kết quả thí nghiệm kéo uốn cốt thép.
Chất lượng đá: chủng loại, cường độ kháng nén của đá, lượng hạt dẹt cho phép, hàm lượng chất bẩn.
Chất lượng cát: môđun cỡ hạt, hàm lượng chất bẩn, hàm lượng muối, mica
Chất lượng gạch: gạch đủ lửa, đủ kích thước, hình dạng không bị cong vênh
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trang bị 2 máy vận thăng nhằm vận chuyển ximăng, gạch đá, công nhân. Hơn nữa đưa bêtông lên cao bằng vận thăng thì phải chuyển ngang bằng thủ công (xe rùa) và đưa bêtông vào cột cũng phải dùng tay, điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn hạn chế:
Thi công chậm.
Không đảm bảo chất lượng.
Tốn nhiều nhân lực.
Do vậy nếu dùng vận thăng chuyển đứng và dùng xe rùa chuyển ngang đến cột và dùng tay xúc đưa bêtông vào cửa sổ cột là phương án không khả thi.
Dùng cần trục tháp để vận chuyển vữa bêtông lên cao thì rất tốt, phát huy tối đa khả năng làm việc của cần trục. Mỗi lần vận chuyển được 1 gầu 1m3 và đưa lên cao rồi xả xuống tiết cột cần đổ. Khi đó sẽ phát sinh 2 vấn đề cần giải quyết là:
Một là: Lượng xả bêtông xuống sàn có thể nhanh hay chậm tùy vào công nhân điều khiển mở cửa gầu bêtông, chẳng may có một sự cố gì đó công nhân mở quá nhanh lúc đó sẽ sinh ra một động năng lớn hơn khả năng chịu lực ngoài dự tính của cốppha cột có thể làm mất ổn định cốppha cột sẽ bị nghiêng, hay làm sập cốppha.
Hai là: Tiết diện cột tầng 7 là 400x400 mà dùng gầu đổ bêtông sẽ vãi bêtông xuống sàn làm tổn hao một lượng bêtông đáng kể.
Dùng máy bơm bêtông chuyên dùng có vòi đường kính khoảng 200mm nhỏ hơn tiết diện cột nên có thể đưa vòi trực tiếp vào cột hay cửa sổ, với tốc độ bơm vừa phải sẽ ít sinh ra động năng lớn, không gây mất ổn định cốppha. Tuy tốn kinh phí thuê máy nhưng bù lại thời gian thi công nhanh, cung cấp bêtông liên tục, chất lượng bêtông được đảm bảo, tốn ít nhân lực.
Tóm lại: Với những phân tích ưu nhược điểm của các loại thiết bị vận chuyển bêtông lên cao như trên em chọn giải pháp là dùng máy bơm bêtông để đổ bêtông cột. Sử dụng máy bơm bêtông sàn dầm để bơm bêtông cột với các thông số như sau:
Mã hiệu M38.
Lưu lượng: 90.
Áp suất: 105bar.
Chiều dài xilanh: 1400mm.
Đường kính xi lanh: 200mm.
Chiều cao thực: 33,9m.
Phạm vi trải ra theo chiều ngang: 27m.
Phạm vi trải ra theo chiều cao: 8,9m.
Yêu cầu khi sử dụng máy bơm:
Độ lớn cốt liệu bị hạn chế, đường kính của sỏi đá không được vượt quá 1/3 đường kính ống dẫn.
Máy không được ngừng hoạt động quá lâu 1/2 giờ, nếu ngừng quá lâu thì cứ 10 phút cho máy bơm chạy vài đợt bơm để khỏi tắc ống. Nếu phải ngừng hoạt động trên 2 giờ thì phải thông sạch ống bằng nước.
3.5. Đổ bêtông cột:
Sau khi hoàn tất công tác nghiệm thu cốt thép, ván khuôn thì tiến hành đổ bêtông cột.
Trước khi đổ bêtông cột cần rãi vữa ximăng nước vào chân cột để tăng độ liên kết giữa bêtông sàn dầm và cột.
Đổ bêtông từng lớp dày 20-40cm thì tiến hành đầm.
Máy bơm sẽ cung cấp cho các cột bằng vòi theo thứ tự như sau:
Cột trục A ---> trục B ---> trục C ---> trục D ---> trục E ---> trục F.
Khối lượng bêtông cho cột nhiều nhất là ở tầng trệt: 107,5m3 cho 96 cột.
Dự kiến thời gian đổ bêtông cột ấn định từ 7h sáng đến 11h trưa.
Yêu cầu khi đổ bêtông cột:
Đổ bêtông cột từ trên cao xuống, chân cột hay bị rỗ là do các hạt sỏi đá nặng hơn nên rơi xuống trước và đọng dồn ở đây. Vậy nên đổ bêtông chân cột bằng loại vữa sỏi nhỏ, dày độ 30cm, khi đổ các lớp bêtông sau sỏi đá lớn sẽ rơi vùi vào trong lớp vữa này làm cho nó có thành phần bình thường.
Để tránh bêtông bị phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bêtông khi đổ không vượt quá 1,5m.
Giám sát chặt chẽ hiện tượng cốppha, đà giáo và cốt thép trong quá trình thi công để có thể xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra.
Mức độ đổ đầy hỗn hợp bêtông vào cốppha phải phù hợp với số liệu tính toán, độ cứng chịu áp lực ngang của cốppha do hỗn hợp bêtông mới đổ gây ra.
Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bêtông mới đổ. Trong trường hợp đổ bêtông quá thời hạn qui định thì phải đợi đến khi bêtông đạt cường độ 25kg/cm2 mới được tiếp tục đổ bêtông, trước khi đổ bêtông phải xử lý làm nhám mặt bêtông cũ. Đổ bêtông vào ban đêm hay khi thời tiết xấu phải bảo đảm đủ ánh sáng ở nơi trộn và nơi đổ bêtông.
3.6. Đầm bêtông:
Để đầm chặt bêtông, nên sử dụng đầm dùi Þ32 mã hiệu MSX-32. Tính chọn máy đầm tương tự như phần dầm sàn.
Mạch ngừng trong thi công cột:
Ở mặt trên móng.
Ở mặt dưới dầm, cách đáy dầm 2¸3(cm).
3.7. Cầu công tác:
Tại mỗi cột sử dụng 1–2 bộ giáo khung kích thước 1200x1700 làm sàn công tác để công nhân đứng trên đó đổ bêtông và điều chỉnh tránh bêtông vãi ra ngoài
3.8. Tháo gỡ cốppha cột:
Thời gian tháo gỡ cốppha phụ thuộc vào tốc độ ninh kết của bêtông, nhiệt độ khí trời, loại kết cấu công trình và tính chất chịu lực của cốppha. Về mặt lý thuyết cho rằng bêtông sau khi đông cứng thì áp lực hông của bêtông tươi tác động lên mặt đứng cốppha là không còn nữa (khi đó bêtông đã đạt 25% cường độ thiết kế). Do vậy, có thể tháo ván cốppha cột sau 1,5¸2 ngày. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến các vấn đề sau:
Bêtông non rất dễ bị sứt mẻ. Khi tháo cốppha cần tránh va chạm, hay gây chấn động mạnh đến bêtông mới đổ.
Nếu va chạm phát triển nhất là ở trên đầu cột sẽ gây nứt gãy nơi chân cột.
Chỉ nên tháo cốppha cột trước khi lắp đặt cốppha dầm, sàn vài ngày.
Khi tháo gỡ cốppha tránh dùng búa đóng để cạy cốppha theo chiều ngang.
Thời gian tháo cốppha đáy (cốppha chịu lực) của một số cấu kiện:
Sàn và vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m : đạt 50% R28.
Sàn và vòm có khẩu độ từ 2¸8m : đạt 70% R28.
Dầm có khẩu độ 2¸6m : đạt 70% R28.
Dầm có khẩu độ trên 8m : đạt 90% R28.
Tháo ván khuôn theo trình tự cấu kiện lắp trước thì tháo sau, và tháo từ trên xuống.
3.9. Công tác an toàn khi thi công cột:
Việc thi công bêtông cột được thực hiện ở trên cao do vậy để đảm bảo tốt an toàn trong thi công, chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc chung, cho công tác an toàn lao động trong xây dựng.
Công nhân phải mang đầy đủ bảo hộ lao động trong lúc làm việc.
Thi công trên cao phải mang dây an toàn.
Cấm những người không có trách nhiệm vào khu vực công trường.
Trên công trường phải có bản chỉ dẫn, báo hiệu chướng ngại vật, báo hiệu nơi nguy hiểm cho cả người và xe.
Trước công trường phải có bản nội qui cho kỷ thuật và công nhân.
Biện pháp phòng hoả: Phổ biến các yêu cầu về phòng cháy, cách ly với các bộ phận khác, phòng chống cháy nổ. Phải có công cụ chữa cháy tạm thời khi cần thiết như : bình xịt, vòi nước chữa cháy, hồ nước
II. THI CÔNG DẦM SÀN:
Số liệu cho sàn:
Chiều dày sàn bêtông cốt thép 100mm.
Sàn của mỗi tầng từ 2-8 có diện tích (24x66)-[Thông tầng: (12x4)+(6x4).2]+Diện tích thêm(6x1).3 = 1506m2.
Ngoài ra sàn tầng 2 đến tầng 8 có thêm ban công ở 2 phía với diện tích là : (1,5x16).3+(1,5x5).6=102m2 è Vsàn =1506+102=1608 m2
Ô sàn có các kích thước chủ yếu: 4x5m; 4x4m; 3x5,4m; 1,5x5m.
Số liệu cho dầm.
-Dầm chính có kích thước: 250x450mm.
- Dầm dọc có kích thước: 220x400mm.
Thi công bêtông sàn dầm bao gồm 3 phần chính là:
Công tác ván khuôn
Công tác cốt thép.
Đổ bêtông sàn dầm.
1. Công tác ván khuôn:
Trong xây dựng các kết cấu công trình bêtông và bêtông cốt thép, công tác ván khuôn chiếm một vị trí rất quan trọng. Khối lượng lao động của công tác ván khuôn trong toàn bộ công tác bêtông chiếm 30-45%, còn giá thành chiếm khoảng 15-30% giá thành của cấu kiện bêtông và bêtông cốt thép.
Ván khuôn có tác dụng quan trọng đến chất lượng công trình, quyết định đến hình dáng và bề mặt của kết cấu công trình.
Với ván khuôn và giáo chống có chất lượng tốt, bố trí hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khi thi công công trình. Ví dụ: phải tô trần với lớp vữa thật dày để lấp đi những khoảng lồi lõm do cốppha xấu gây ra
1.1. Chọn vật liệu:
Cột dầm sàn sử dụng cốppha thép định hình Hịa Phát
1.2. Hệ thống chống đỡ cốppha sàn dầm:
Để chống đỡ cốppha sàn dầm ta trong công trình này em sử dụng phương pháp giáo chống PAL
1.3.Tính toán ván khuôn,chống đỡ cho dầm sàn
1.3.1.SÀN
Vì trên mỗi tầng có rất nhiều ô sàn với kích cỡ khác nhau nên ở đây e xin trình bày 1 ô sàn điển hình có kích thước 5x4m
*Tổ hợp ván khuôn cho ô sàn (5x4)m
Ván khuôn sàn sử dụng là những tấm ván khuôn thép định hình, chọn chúng sao cho phù hợp với kích thước sàn
* Tính toán ván khuôn,dầm đỡ,cây chống:
Chọn: Khoảng cách dầm ngang đỡ ván sàn là 700mm.
Khoảng cách giữa 2 dầm dọc đỡ dầm ngang là 1200mm.
Hệ chống là giàn giáo PAL có HxW=1500x1200
a) Tính ván khuôn sàn (A):
Sơ đồ tính:
Tải trọng tác dụng lên cốppha sàn
Xem các tấm cốppha (A) làm việc như 1 dầm liên tục, gối tựa là các dầm đỡ ván B. Khi đó sơ đồ ngoại lực tác dụng lên ván khuôn (A):
Sơ đồ ngoại lực tác dụng lên cấppha sàn.
Tải trọng tác dụng lên mặt cốppha sàn bao gồm các tải trọng sau:
Tĩnh tải:
Trọng lượng bêtông :
Hoạt tải:
Áp lực do đổ bêtông từ gầu và vòi xuống sàn :
Trọng lượng người đứng trên :
Trọng lượng xe vận chuyển và cầu công tác :
Lực rung động do đầm máy :
Tổng hoạt tải :
Tổng tải tác dụng lên 1 sàn là :
==>
Tổng lực tác dụng lên 1m dài ván khuôn (chọn ván khuôn rộng 0,3m) là:
Nội lực tính toán:
Ta xem cốppha định hình được chế tạo bằng thép CT3, tra sách Kết Cấu Thép I của thầy Đoàn Định Kiến (chủ biên) trang 176. Ta có các số liệu sau:
: môđun đàn hồi của thép.
: cường độ chịu kéo của thép.
Mômen lớn nhất:
Kiểm tra cường độ, độ võng:
Chọn cốppha định hình có sườn là thé...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status