Lý luận giá trị lao động và thực tiễn phát triển kinh tế thị trường ở Việt nam - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU

“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” là một lý thuyết
khoa học cách mạng quan trong quá trình xây dựng và phát triển của các nước
xã hội chủ nghĩa trên thế giới.Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
Đảng và Bác đã vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin để giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đến
nay, những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là nền tảng, là kim chỉ nam
cho hành động của Đảng và Chính phủ trong sự nghệp xây dựng và bảo vệ đất
nước.
Theo lý thuyết Mác – Lênin, sản xuất của cải, vật chất là nền tảng của
đời sống xã hội. Vì thế nền kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với một quốc gia
bởi kinh tế là kết quả của quá trình lao động sản xuất của cải, vật chất. Không
nằm ngoài quy luật khách quan ấy, nền kinh tế cũng là điều kiện để nước ta tồn
tại và phát triển. Trải qua bao khó khăn thử thách, nhà nước và nhân dân ta đã và
đang xây dựng được nền kinh tế ổn định và trên đà phát triển. Đó là quá trình

chuyển mình quan trọng và tất yếu từ nền kinh tế hàng hóa sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường thực chất là sự phát
triển cao hơn của nền kinh tế hàng hóa. Do vậy, để tìm hiểu về thực tiễn phát
triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, ta cần có hiểu biết sâu hơn về “Học thuyết
giá trị lao động” của C.Mac thể hiện được bản chất và nguồn gốc của kinh tế
hàng hóa và kinh tế thị trường. Chính vì lý do đó mà em đã chọn đề tài trên cho
bài tiểu luận này: “Lý luận giá trị lao động và thực tiễn phát triển kinh tế thị
trường ở Việt Nam”.


B.NỘI DUNG

I. LÝ LUẬN GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG
1. Lịch sử ra đời học thuyết kinh tế cổ điển
Vào cuối thế kỷ XVIII, ở nước Anh và Pháp học thuyết kinh tế
cổ điển xuất hiện. Vào thời kỳ này, sau khi tích luỹ được khối lượng tiền tệ lớn,
giai cấp tư sản tập trung phát triển lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, các công trường thủ
công trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp phát triển mạnh mẽ,
diễn ra việc tước đoạt ruộng đất của nông dân, hình thành giai cấp vô sản và chủ
chiếm hữu ruộng đất. Sự tồn tại của chế độ phong kiến không chỉ kìm hãm sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản mà còn làm sâu sắc hơn mâu thuẫn trong giai cấp
qúy tộc. Giai cấp này cũng dần bị tư sản hoá. Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa trọng
thương sự hoạt động của tư bản chủ yếu là trong lĩnh vực lưu thông thì do kết
quả sự phát triển của công trường thủ công, tư bản đã chuyển sang lĩnh vực sản
xuất. Nhiều vấn đề kinh tế của sản xuất được đặt ra vượt quá khả năng giải thích
của học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương. Điều đó đòi hỏi phải có học
thuyết kinh tế mới soi đường. Học thuyết kinh tế cổ điển xuất hiện.
Học thuyết kinh tế cổ điển là xu hướng của tư tưởng kinh tế tư sản phát
sinh trong thời kỳ hình thành cách sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các nhà
kinh tế học của trường phái này lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh
vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu các vấn đề kinh tế của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa đặt ra. Lần đầu tiên họ xây dựng một hệ thống các phạm
trù và các quy luật của nền kinh tế thị trường như phạm trù giá trị, giá cả, lợi
nhuận, tiền lương, địa tô, các quy luật giá trị cung cầu, lưu thông tiền tệ... Lần
đầu tiên họ áp dụng phương pháp trừu tượng hoá nghiên cứu mối liên hệ nhân
quả để vạch ra bản chất và các quy luật vận động của quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Họ ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của Nhà nước
vào kinh tế. Tuy vậy những kết luận của họ còn mang tính lịch sử, lẫn lộn giữa
yếu tố khoa học và yếu tố tầm thường.


Học thuyết kinh tế cho rằng giá trị hàng hoá là do lao động sản xuất ra
hàng hoá quyết định. Người đặt nền móng đầu tiên cho học thuyết này là Petty
(W. Petty) và Boaghinbe (P. Boisguilbert), rồi đến Xmit (A. Smith) và Ricacđô (V.
Ricardo), là những người đóng góp lớn vào học thuyết giá trị lao động. Tuy vậy,
phải qua nhiều thế kỉ trao đổi hàng hoá, con người mới dần dần hiểu ra được thực
thể của giá trị và nhận thức được quy luật giá trị. Phải chờ đến Mac thì thuyết giá
trị lao động mới phát triển đầy đủ. Nhờ phát hiện được tính hai mặt của lao động
mới khẳng định được lao động nào tạo ra giá trị hàng hoá, Mac đã phân tích nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa, khám phá ra giá trị sức lao động được xem là hàng hoá,
quy luật giá trị thặng dư và hệ thống các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản, qua
đó làm cho nhận thức về quy luật giá trị được đầy đủ hơn.
2. Thuyết giá trị lao động của C.Mac
*Hàng hóa và lao động sản xuất hàng hóa
- Hai thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nhất định
nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng một vật phẩm
sản xuất ra thì đều có hai thuộc tính cơ bản là:
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người. (ví dụ : gạo để ăn, vải để mặc, xe đạp để đi,……).
Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định, nó là
nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụng của hàng hóa không phải cho bản
thân người sản xuất hàng hóa, mà là cho người khác, cho xã hội thông qua trao
đổi, mua bán. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
+ Giá trị hàng hóa: muốn hiểu giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Giá
trị trao đổi là quan hệ tỉ lệ về số lượng trao đổi giữa các giá trị trao đổi khác
nhau. Hai sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau
theo một tỉ lệ nhất định, vì chúng đều là sản phẩm lao động, đều có cơ sở chung
là đều có hao phí sức lao động của con người.
Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là


cơ sở để trao đổi. Vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất
kết tinh trong hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là
hình thức biểu hiện của giá trị. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền
sản xuất hàng hóa. Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa. Giá trị hàng hóa
biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa.
Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị,
nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
- Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
+Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi một lao động cụ thể có mục đích,
phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng.
Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau.Ví dụ: lao
động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ
thể khác nhau. Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra quần áo chứ
không phải là bàn ghế, còn phương pháp là may chứ không phải là bào, cưa, có
công cụ lao động là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái bào... và
lao động của người thợ may thì tạo ra quần áo để mặc, còn lao động của người
thợ mộc thì tạo ra ghế để ngồi... và tương tự như thế là thợ hồ và thợ máy. Lao
động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
Trong xã hội có nhiều loại hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau là do có
nhiều loại lao động cụ thể khác nhau. Nếu phân công lao động xã hội càng phát
triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
+ Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt
bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu
hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng
hóa nói chung. Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới
tạo ra giá trị của hàng hóa. Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao
động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó


cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa. Lao động trừu tượng mang
phạm trù lịch sử.
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư
nhân và tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa. Mỗi người
sản xuất hàng hoá sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào là việc riêng của bọn họ.
Vì vậy, lao động đó mang tính chất tư nhân, và lao động cụ thể của họ là biểu
hiện của lao động tư nhân. Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hóa là
lao động xã hội vì nó là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong hệ thống
phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa những người sản xuất hàng hóa. Họ làm việc cho nhau, thông qua trao
đổi hàng hóa. Việc trao đổi hàng hóa không thể căn cứ vào lao động cụ thể mà
phải quy lao động cụ thể về lao động chung đồng nhất - lao động trừu tượng. Do
đó, lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.
Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn
đó được biểu hiện: sản phẩm do người sản xuất hàng hóa nhỏ tạo ra có thể không
ăn khớp với nhu cầu của xã hội. Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản
xuất hàng hóa cao hơn so với mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận. Mâu
thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn
trong nền sản xuất hàng hoá. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá
vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.
- Lượng giá trị của hàng hóa
Thước đo lượng giá trị của được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Là
thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của
xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình
và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.
Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi nên lượng giá trị của hàng
hóa cũng là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi này phụ thuộc vào năng
suất lao động và mức đọ phức tạp hay đơn giản của lao động. Lương giá trị của
hàng hóa thay đổi theo năng suất lao động: quan hệ tỉ lệ nghịch. Lao động giản
đơn là sự hao phí sức lao động mà bất kỳ một người bình thường có khả năng lao
động cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải


tA4IkJwOt09wDJp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status